Gia nhập TPP: Năm cơ hội và năm thách thức

06/02/2014 09:20
06-02-2014 09:20:16+07:00

Gia nhập TPP: Năm cơ hội và năm thách thức

Các vấn đề về thể chế, tham nhũng đang là những rào cản để Việt Nam hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới, đặc biệt là việc thực hiện các điều khoản của TPP.

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có 22 nhóm vấn đề chính, trong đó nổi bật là cắt giảm thuế quan gần như toàn bộ trong thương mại hàng hóa và kèm theo các điều kiện về xuất xứ hàng hóa chặt chẽ. Kế đến là việc đầu tư dựa trên nguyên tắc tiếp cận mở, đồng thời mở ra khả năng tranh chấp giữa các nhà đầu tư và chính phủ của các quốc gia trong hiệp định. Tiếp nữa là sở hữu trí tuệ, đầu tư công của các chính phủ…

Nhiều cơ hội mới

Thứ nhất, với việc gia nhập TPP, thuận lợi dễ nhận thấy nhất là chúng ta sẽ có nhiều điều kiện tiếp cận thị trường, thu hút đầu tư… giữa các quốc gia thành viên trong hiệp định này. Hầu hết các quốc gia thành viên đều là những quốc gia phát triển, có mức thu nhập bình quân đầu người cao và là những nền kinh tế lớn của thế giới, như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc… Vì thế việc tham gia TPP sẽ là điều kiện thuận lợi để gia tăng xuất khẩu các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh như hàng dệt may, giày dép, quần áo hay các thiết bị điện…

Thứ hai, khi Việt Nam trở thành thành viên trong Hiệp định TPP sẽ tác động khả năng thương mại của Việt Nam đối với các hiệp định đầu tư song phương giữa Việt Nam và các đối tác khác. Điều này sẽ làm gia tăng các dòng vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là cá c dòng vốn từ các quốc gia ký hiệp định song phương với Việt Nam để được hưởng các điều kiện ưu đãi thuế quan. So với các thành viên và quốc gia đang đàm phán để trở thành thành viên thì Việt Nam là một trong các quốc gia có các hiệp định đầu tư song phương hoặc mậu dịch tự do lớn thứ hai trong 12 quốc gia với 42 hiệp định.

Thứ ba, chúng ta sẽ có cơ hội để gia tăng thu nhập quốc dân. Theo báo cáo của Trung tâm Hỗ trợ hội nhập WTO - HCM (2013) thì khi tham gia vào TPP, thu nhập quốc dân của Việt Nam sẽ tăng lên nhanh chóng, ước đạt 235 tỉ USD vào năm 2025. Bên cạnh đó, kinh tế Việt Nam có thêm nhiều cơ hội để tăng thu hút đầu tư, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cũng như khả năng hiện đại hóa và nâng cấp các lĩnh vực dịch vụ.

Thứ tư, tham gia TPP hàng hóa của Việt Nam có điều kiện thâm nhập sâu hơn vào thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản… là những quốc gia có quy mô kinh tế hàng đầu thế giới, chiếm lần lượt 56,91% và 21,64% GDP trong tổng các quốc gia thành viên trong Hiệp định TPP. Theo tính toán, khi tham gia vào TPP, Việt Nam sẽ gia tăng nhanh chóng hoạt động thương mại với Hoa Kỳ, đặc biệt là có nhiều điều kiện để xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam vào thị trường này.

Thứ năm, trong điều kiện Việt Nam đang hoàn hiện cơ chế kinh tế thị trường thì việc tham gia vào Hiệp định TPP sẽ là cú hích quan trọng để Việt Nam cải cách thể chế và thị trường nhằm cải thiện môi trường kinh doanh. Với các điều kiện quy định trong TPP thì yêu cầu Việt Nam phải cải cách mạnh mẽ và minh bạch hơn trong chính sách kinh tế của mình nhằm cải thiện môi trường kinh doanh.

Đối mặt không ít thách thức

Thứ nhất, khi tham gia Hiệp định TPP bắt buộc các thành viên phải cắt giảm thuế, hầu hết các mặt hàng có mức thuế bằng không và do vậy các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn với các doanh nghiệp nước ngoài. Ngay trong giai đoạn chưa trở thành thành viên chính thức thì khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này sẽ càng làm cho năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn khó khăn gấp bội, có thể dẫn đến khả năng mất thị phần nội địa ngay trên sân nhà.

Hiện tại, Việt Nam vẫn là quốc gia có mức áp thuế cao đối với nhiều hàng hóa nhập khẩu. Trong khi đó, những quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn có mức thuế quan thấp hơn nhiều. Xu hướng và yêu cầu cắt giảm thuế quan bằng không sẽ được thực hiện đối với các thành viên trong TPP vào thời gian tới. Tính tới thời điểm hiện tại có thể thấy rằng Singapore là quốc gia có mức thuế quan trung bình thấp nhất, kế đến là New Zealand và Việt Nam là quốc gia có mức thuế quan trung bình cao nhất trong 12 quốc gia vào TPP này.

Thứ hai, việc áp dụng tiêu chuẩn mới trong TPP sẽ tạo ra những rào cản kỹ thuật (kể cả lao động và môi trường), quyền lợi của nhà đầu tư… Bên cạnh đó, các quy định chặt chẽ về sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ trong Hiệp định TPP đề cập đến tất cả nội dung như nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, quyền tác giả, bằng sáng chế, bí mật kinh doanh, đến việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, nguồn gien và tri thức truyền thống… Như vậy, các yêu cầu chặt chẽ về sở hữu trí tuệ đã là những thách thức rất lớn đối với Việt Nam khi Việt Nam đang là một trong những quốc gia vi phạm bản quyền hàng đầu thế giới. Nếu như năm 2003, Việt Nam đứng thứ nhất trên thế giới về vi phạm bản quyền với tỉ lệ vi phạm bản quyền là 93%, đến năm 2011 tỉ lệ vi phạm bản quyền của Việt Nam tuy đã giảm xuống nhưng vẫn ở mức cao với 81%, đứng hạng 22 trên thế giới.

Thứ ba, những vấn đề nội tại của kinh tế-xã hội tại Việt Nam như nhiều doanh nghiệp và người dân chưa quen việc tuân thủ các quy định của pháp luật cộng với sức ỳ của nền kinh tế. Quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường đã thay đổi hành vi kinh doanh của đại bộ phận doanh nghiệp trong nền kinh tế. Tuy nhiên, còn đó những doanh nghiệp nhà nước vẫn dựa vào các cơ quan chủ quản, việc kinh doanh theo cơ chế “xin-cho” và kém hiệu quả vẫn đang là vấn đề nổi bật trong khu vực doanh nghiệp này, trong khi đó quá trình tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp nhà nước lại diễn ra một cách chậm chạp, dàn trải và thiếu đột phá… Tất cả vấn đề này đang là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp nhà nước hiện nay khi Việt Nam chính thức tham gia vào TPP.

Thứ tư, quá trình cải cách thể chế chưa đáp ứng được yêu cầu và mong đợi để thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt là vấn đề tham nhũng, hối lộ còn đang là tình trạng phổ biến tại các doanh nghiệp đối với hệ thống công quyền… Mặc dù Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính nhằm cải thiện môi trường kinh doanh nhưng môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn được xem là yếu kém. Trong các quốc gia tham gia hoặc đang đàm phán vào TPP thì Singapore là quốc gia có thứ hạng môi trường kinh doanh cao nhất và Việt Nam có thứ hạng về môi trường kinh doanh thấp nhất.

Thứ năm, các vấn đề về tham nhũng, hối lộ cũng đang trở thành vấn nạn của Việt Nam hiện nay. Theo chỉ số nhận thức tham nhũng 2012 (CPI) được Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) công bố, Việt Nam đứng thứ 123 trong số 176 quốc gia và vùng lãnh thổ, tụt 11 bậc so với năm 2011. Nếu so với các quốc gia tham gia Hiệp định TPP thì chỉ số CPI của Việt Nam là kém nhất và New Zealand là quốc gia có thứ hạng cao nhất.

Nguy cơ mất thị phần nội địa

Ở lĩnh vực nông sản, khi ký kết TPP chúng ta phải đối mặt với nhiều vấn đề:

- Việt Nam phải mở cửa thị trường, tức phải loại bỏ 100% dòng thuế (thuế nhập khẩu) đối với các sản phẩm nông nghiệp, trong khi rào cản kỹ thuật chưa có hoặc không cao nên thị trường nội địa cũng gặp bất lợi.

- Việt Nam là một nước có lượng sản xuất nông nghiệp khá lớn, nhu cầu cao trong việc yêu cầu các đối tác mở cửa thị trường nông nghiệp cho nông sản. Vấn đề khó khăn là ở nước TPP đều có xu hướng đàm phán hạn chế, họ giữ bảo hộ đối với nông sản nội địa (không mở cửa).

- Vấn đề hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT) và biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS) rất quan trọng đối với khả năng tiếp cận thị trường các nước của nông sản Việt Nam bởi dù thuế nhập khẩu vào các nước trong TPP có được cắt bỏ hết nhưng việc kiểm dịch, kiểm tra dư lượng kháng sinh, các đòi hỏi về nhãn mác bao gói... của các nước vẫn ngăn chặn khả năng xuất khẩu của nông sản Việt Nam, thậm chí là còn rủi ro hơn nhiều so với thuế quan.

- Việc giảm thuế chắc chắn sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng mặt hàng nhập khẩu từ các nước TPP vào Việt Nam với giá cả cạnh tranh. Vì thế, doanh nghiệp trong nước sẽ phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt, khi thị phần hàng hóa nội địa sẽ bị thu hẹp, thậm chí là nguy cơ mất thị phần nội địa, nhất là đối với nhóm hàng nông sản, vốn gắn liền với người nông dân.

- Ở khía cạnh sản xuất, một số cam kết trong TPP ở những lĩnh vực tưởng như không liên quan nhưng nếu không được đàm phán quyết liệt cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất và triển vọng của hàng nông sản.

Ông VĂN ĐỨC MƯỜI, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan)

Yên Trang ghi


PGS-TS Hạ Thị Thiếu Dao

Pháp luật tphcm





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ Công thương sẽ thanh tra về quản lý và cung ứng điện của EVN

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 517/CĐ-TTg ngày 06/06/2023 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện mùa khô năm 2023 và thời...

TP.HCM: Nỗ lực tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho hàng Việt

Đẩy mạnh xúc tiến hàng hóa ra thị trường khu vực ASEAN, đưa hàng nội địa vào kênh bán lẻ hiện đại là những giải pháp của các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh...

Một nhà cung ứng cho Apple đầu tư 260 triệu USD để xây nhà máy ở Thái Bình

Chiều ngày 07/06, Công ty TNHH Compal Electronics Việt Nam đã ký kết hợp tác đầu tư với CTCP Green i-Park - nhà đầu tư hạ tầng KCN Liên Hà Thái - về việc thuê đất...

Hạn hán làm thủy điện cạn nước, miền Bắc cắt điện từng giờ

Hạn hán làm cho các hồ thủy điện ở miền Bắc về dưới mực nước chết, nhiều tổ máy dừng hoạt động. Điều này khiến miền Bắc vốn đã thiếu điện càng thêm thiếu, tình...

Thomson Medical muốn mua cổ phần kiểm soát Bệnh viện FV Việt Nam

Thomson Medical Group Ltd., một tập đoàn y tế có trụ sở tại Singapore được ông trùm Peter Lim chống lưng, đang đàm phán để mua cổ phần kiểm soát tại Bệnh viện FV...

Quảng Trị đề xuất làm băng tải xuyên biên giới, đưa than từ Lào vào Việt Nam

Căn cứ vào nhu cầu thực tế và hoạt động vận chuyển than từ Lào về Việt Nam qua các cửa khẩu trong thời gian qua, tỉnh Quảng Trị vừa có văn bản đề xuất cho phép làm...

Reuters: Hai hãng sản xuất pin Trung Quốc cân nhắc đầu tư hơn 1 tỷ USD vào Việt Nam

Hai công ty sản xuất pin và hệ thống lưu trữ năng lượng của Trung Quốc đang cân nhắc đầu tư mạnh vào Việt Nam. Theo nguồn tin từ Reuters, tổng giá trị đầu tư có thể...

Thủ tướng chỉ thị cả nước hàng năm tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo.

Bộ trưởng KH-ĐT: Nghiên cứu khoản vay 20-30 tỉ USD để TP HCM giải quyết các vấn đề ra tấm, ra món

Theo Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng, có ý kiến cho rằng nếu TP HCM cần một nguồn lực thì sao không xây dựng chính sách để thành phố vay một khoản nào đó khoảng...

Thống nhất giá tạm cho 51 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp

Để đưa các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp vào vận hành thương mại, các dự án đó phải tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật liên quan như quy định về sử dụng đất...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98