Dệt may nước ngoài đổ xô vào Việt Nam đón TPP

11/03/2014 22:17
11-03-2014 22:17:00+07:00

Dệt may nước ngoài đổ xô vào Việt Nam đón TPP

Chỉ trong chưa đầy 1 tháng nay đã có ít nhất 4 doanh nghiệp dệt may, sản xuất xơ, sợi nước ngoài tìm đến xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam với quy mô vốn đầu tư lớn.

Mới đây nhất, Công ty TNHH Tập đoàn Dệt may Yulun Giang Tô (Trung Quốc) được cấp giấy chứng nhận đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sợi, dệt, nhuộm với tổng vốn đầu tư 68 triệu đô la Mỹ tại khu công nghiệp Bảo Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Theo Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nam Định, nhà đầu tư này sẽ xây dựng nhà máy trên diện tích 8 héc ta tại khu công nghiệp Bảo Minh, với công suất sản xuất sợi 9.816 tấn/năm; dệt 21,6 triệu mét/năm; nhuộm 24 triệu mét/năm. Nhà đầu tư dự kiến sẽ đưa nhà máy này vào khai thác giữa năm 2016.

Theo nguồn tin trên, một nhà đầu tư của Hồng Kông cũng đang quan tâm dự án xây dựng một khu công nghiệp dệt may với quy mô khoảng 1.000 héc ta tại huyện Nghĩa Hưng. Hiện chính quyền tỉnh Nam Định đang xem xét và sẽ trình Chính phủ về dự án đầu tư này.

Trong khi đó tại TPHCM, Công ty Forever Glorious thuộc tập đoàn Sheico (Đài Loan) đã cam kết đầu tư 50 triệu đô la Mỹ để triển khai một dự án hoàn chỉnh từ dệt vải đến sản xuất các sản phẩm may mặc chuyên dụng cao cấp cho thể thao dưới nước. Dự án đặt tại KCN Đông Nam này hứa hẹn sẽ tạo việc làm cho 3.550 lao động.

Công ty Gain Lucky Limited, thuộc Tập đoàn may Trung Quốc Shenzhou International chuyên sản xuất trang phục cho các thương hiệu như Nike, Adidas, Puma... đã cam kết đầu tư 140 triệu đô la Mỹ vào TPHCM.

Theo Ban quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp TPHCM (Hepza), nhà đầu tư này thành lập Công ty TNHH Worldon (Việt Nam) để phát triển dự án thành lập trung tâm thiết kế thời trang và sản xuất các sản phẩm may mặc cao cấp trên diện tích 45 héc ta tại KCN Đông Nam. Theo nhận định của Hepza đây là dự án nhằm chuẩn bị đón đầu cơ hội gia nhập Hiệp định thương mại Đối tác xuyên châu Á - Thái Bình Dương (TPP) của Việt Nam.

Khi TPP được ký kết, Việt Nam có lợi thế ở góc độ xuất khẩu hàng ra thế giới, nhưng quy định xuất xứ "từ sợi" (yarn forward) của TPP buộc doanh nghiệp dệt may xuất khẩu của Việt Nam phải sử dụng nguyên liệu sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước thành viên TPP khác, không có Trung Quốc.

Chính vì vậy trong thời gian qua nhiều doanh nghiệp dệt may của Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông... đã nhanh chóng đầu tư vào Việt Nam xây dựng nhà máy sản xuất dệt, sợi, nhuộm... để đón đầu hiệp định này.

Theo một chuyên gia trong ngành, các doanh nghiệp dệt may nước ngoài rất nhanh nhạy trong việc tìm kiếm cơ hội đầu tư, đặc biệt khi thuế suất xuất khẩu may mặc của Việt Nam được đưa xuống 0% khi vào Mỹ - thị trường lớn nhất của Việt Nam trong các nước tham gia TPP.

Cho đến thời điểm này, sau nhiều cuộc đàm phán, dệt may vẫn là vấn đề đàm phán gai góc và điểm yếu nhất của ngành dệt may Việt Nam là lĩnh vực dệt, nhuộm để tạo vải - một phân khúc nguyên liệu quan trọng trong chuỗi sản xuất hàng dệt may.

Hiện nay, một số nhóm thương mại công nghiệp dệt may của Mỹ đã liên tục hối thúc Chính phủ Mỹ đẩy mạnh điều kiện khắt khe áp dụng trong ưu đãi thuế suất 0% đối với hàng may mặc. Đó là yêu cầu sản xuất sợi, vải, cắt và may các thành phẩm đều phải diễn ra trong khuôn khổ các nước tham gia TPP. Trong khi đó, nguyên liệu sản xuất dệt may của Việt Nam chủ yếu nhập từ Trung Quốc và một số nước ASEAN.

Các doanh nghiệp trong ngành cho rằng đầu tư vào sản xuất sợi dệt nhuộm đòi hỏi bí quyết công nghệ, vốn đầu tư lớn, đội ngũ công nhân lành nghề vì vậy ít doanh nghiệp trong nước tham gia.

Lê Hoàng

TBKTSG





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Một số dự án trọng điểm giải ngân chậm

Theo số liệu từ Bộ Tài chính, 3 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải mới đạt...

'Nhiều tập đoàn công nghệ lớn muốn đầu tư ngành bán dẫn tại Việt Nam'

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn toàn cầu muốn đầu tư vào ngành điện tử, chip, bán dẫn tại Việt Nam.

Xây dựng Luật khu công nghiệp: Đón dòng đầu tư chất lượng cao

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết khu công nghiệp là khu vực trọng điểm thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước, là điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới.

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy gửi đơn tố cáo hành vi thông thầu ở Ninh Thuận

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận có đơn tố cáo hành vi thông thầu trong đấu giá đất công, gây thất thoát tài sản nhà nước

Doanh nghiệp liên quan vụ bán dự án điện mặt trời cho Trung Quốc, đề xuất làm 2 nhà máy điện gió ở Lâm Đồng

Mới đây, CTCP Đầu tư HLP đề xuất đầu tư xây dựng 2 dự án nhà máy điện gió Tà Năng 1 và Tà Năng 2 tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

Chủ tịch Phan Văn Mãi: Giải ngân đầu tư công TPHCM chùng lại

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho biết, tháng 4/2024, kết quả giải ngân đầu tư công của Thành phố chùng lại. Từng chủ đầu tư, từng cơ quan có liên quan cần hết...

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4426/BTC-VĐT gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND các...

Phó Thủ tướng: Không đề xuất xử lý những dự án BOT do 'lỗi' của doanh nghiệp

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải rà soát, đánh giá toàn diện các dự án BOT giao thông; kiên quyết không đề xuất xử lý những dự án do nguyên...

Thủy điện có còn dư địa để phát triển hay sẽ sớm bị thay thế?

Theo các chuyên gia năng lượng, với nguồn thủy điện dồi dào, Việt Nam có thể tiếp tục khai thác tối đa với tổng công suất đạt từ 30.000-38.000MW và điện năng có thể...

Người Việt Nam đánh giá cao du lịch bền vững

Hầu hết du khách Việt Nam được khảo sát đều đồng ý du lịch bền vững rất quan trọng và mong muốn hành trình của mình thân thiện với môi trường hơn trong năm tới.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98