Kho trữ cà phê: Hạn chế rủi ro cho nông dân!

19/04/2014 14:07
19-04-2014 14:07:22+07:00

Kho trữ cà phê: Hạn chế rủi ro cho nông dân!

Thời gian qua, lợi dụng kẽ hở trong quản lý tín dụng, hoạt động sản xuất kinh doanh cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên đã bị một số doanh nghiệp (DN) và đại lý kinh doanh lũng đoạn với việc mua bán, thế chấp lòng vòng dẫn đến tình trạng vỡ nợ, “chết” dây chuyền.

Thực trạng trên bắt đầu từ việc đa số người nông dân trồng cà phê thiếu kinh phí đầu tư (42-50 triệu đồng/ha) nên hầu hết các hộ dân phải nhờ cậy vào nguồn vốn tạm ứng từ các đại lý thu mua cà phê đóng trên địa bàn xã, huyện. Các đại lý cà phê này cung ứng cho bà con vốn hoặc vật tư đầu vào, khi đến vụ thu hoạch thì người dân trừ nợ bằng cách vận chuyển cà phê đến kho trả nợ. Cách thức hợp tác đó mặc dù hết sức đơn giản và tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng đa số các hộ trồng cà phê tại Tây Nguyên không còn cách nào khác, vì thiếu vốn chăm bón và thu hái.

Trong khi đó, hiện tượng vỡ nợ dây chuyền do các đại lý làm ăn thua lỗ xảy ra phổ biến. Mỗi năm ở các tỉnh Tây Nguyên có hàng trăm vụ đại lý vỡ nợ, bỏ trốn, kéo theo đó là cảnh nhiều gia đình nông dân đang êm ấm có thể trở thành kẻ không nhà. Gần đây nhất là vụ việc vỡ nợ của Công ty TNHH thương mại Thái Bình Krông Búk (Đắk Lắk) với việc chiếm đoạt nhiều tấn cà phê của hàng trăm hộ dân tại địa phương này.

Để hạn chế rủi ro cho người dân, Ngân hàng HDBank đã đầu tư một hệ thống kho trữ lớn tại các huyện thuộc TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Theo ông Lê Thành Trung, Phó TGĐ HDBank, tham gia dịch vụ ký gửi cà phê tại hệ thống kho của HDBank tất cả các khách hàng bao gồm DN, cá nhân, hộ kinh doanh cà phê chỉ cần chuyển cà phê nhân tới địa điểm kho sẽ được ngân hàng cho vay vốn bằng VND hoặc USD với giá trị tối đa bằng 80% giá trị lô hàng trong thời hạn 6 tháng. Kho hàng do HDBank quản lý đảm bảo an toàn tuyệt đối, khách hàng hoàn toàn chủ động việc bán hàng hoặc được HDBank hỗ trợ giới thiệu người mua để có giá bán cao nhất.

Hiện đã có khoảng 100 khách hàng là DN kinh doanh vừa và nhỏ, một số cá nhân ở các huyện trồng cà phê trọng điểm của hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông đã tham gia dịch vụ cho vay cầm cố cà phê thành phẩm của HDBank.

Đánh giá về hoạt động trên, ông Phan Ngọc Dương- Giám đốc Công ty TNHH Khơi Nguồn (Đắk Mil-Đắk Nông)- cho rằng, đây là cách làm mới, giúp ngân hàng có thể “nắm đằng chuôi”. Nguyên nhân là do đa số các DN cà phê để có hàng hóa đáp ứng các đơn hàng lớn đều phải mua gom từ nhiều đại lý và các DN khác. Việc mua bán cà phê ở nhiều địa phương diễn ra đơn giản, thậm chí khi không có nguồn hàng các DN tranh mua cà phê chỉ cần hợp đồng bằng miệng với nhau. Khi có một số đại lý hoặc DN gian dối trong việc bán hàng, đem cùng một lượng cà phê trong kho bán khống cho nhiều DN khác thì sẽ dẫn tới tình trạng vỡ nợ dây chuyền. Người dân ký gửi cà phê cho đại lý bị xù nợ, trong khi bản thân DN mua cà phê và ngân hàng cho vay cũng chịu vạ lây vì lượng hàng hóa thế chấp chỉ là hàng hóa ảo.

Còn theo ông Phạm Hoài Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư và Thương mại Thành Phát (Đắk Lắk), với cách làm này nếu các ngân hàng chủ động đơn giản hóa thủ tục thế chấp và mở rộng được quy mô kho trữ về các địa phương vùng sâu vùng xa thì có thể sẽ có được lượng hàng thế chấp lớn từ nông dân. Bởi từ trước đến nay, đa số các hộ trồng cà phê đều phải tạm ứng tiền từ các DN và đại lý để mua phân bón, xăng dầu từ đầu vụ. Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều vụ ĐL xù nợ, bỏ trốn khiến lòng tin vào DN, đại lý không cao. Vì thế nếu ngân hàng chấp nhận cho ký gửi để vay tiền sản xuất thì người dân có thêm đầu mối để xoay trở.

Mai Ca

Công Thương



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giá cà phê Robusta chạm mức cao nhất trong 45 năm

Việt Nam, nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất, tiếp tục đối mặt với khó khăn vụ thu hoạch kém trong cả vụ trước và vụ hiện tại là một trong những nguyên nhân...

Doanh nghiệp cần làm gì trước những rào cản kỹ thuật đối với nông sản?

Thời gian qua, các hiệp định thương mại tự do được ký kết đã tạo nhiều cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản. Tuy nhiên, đây cũng là lúc nhiều...

Việt Nam có kho ‘vàng đen’ lớn nhất thế giới nhưng giá xếp chót bảng

Việt Nam đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu “vàng đen” trong hơn 20 năm qua. Thế nhưng, giá mặt hàng này của nước ta lại xếp chót bảng so với các nước xuất...

4 tháng đầu năm 2024, xuất siêu nông lâm thủy sản tăng gần 72%

4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, nhập khẩu đạt 14,32 tỷ USD, như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng...

Sầu riêng rớt giá, nhà vườn lên mạng tìm người mua

Dù giá sầu riêng tại ĐBSCL đang trong đà giảm mạnh so với đầu tháng 3, song nông dân vẫn đạt được mức lợi nhuận khá cao.

Chỉ số MXV-Index cán mốc cao nhất 9 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc tuần giao dịch 22-28/4, thị trường hàng hoá ghi nhận nhiều mặt hàng có mức độ biến động lớn. Mặc...

Ngành rau quả kỳ vọng lập kỷ lục xuất khẩu mới 

Theo ước tính của Bộ NN&PTNT, đến hết tháng 4, xuất khẩu rau quả Việt Nam ước đạt 520 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả trong 4 tháng đầu năm của nước...

Ngành sắn đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2023

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dự kiến đến năm 2030 diện tích trồng sắn áp dụng quy trình canh tác bền vững đạt 50%. Kim ngạch xuất khẩu sắn và...

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra sang thị trường UAE tăng 67% so với cùng kỳ

Tháng 3, Việt Nam xuất khẩu hơn 2 triệu USD cá tra sang UAE, tăng 62%. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu sang thị trường này đạt hơn 7 triệu USD, tăng...

Lần đầu tiên Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore

Ba tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Singapore đạt khoảng 36,15 triệu SGD, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98