Nga hướng sang Đông Á

25/04/2014 15:15
25-04-2014 15:15:46+07:00

Nga hướng sang Đông Á

Trong khi Mỹ chuyển trọng tâm sang châu Á thì Nga lại áp dụng chính sách xoay trục sang Đông Á. Điều tiên đoán của cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton về "thế kỷ 21 là thế kỷ của châu Á" đang được hiện thực hóa ngày một rõ nét.

Nga hướng Đông để đa dạng hóa thị trường XK năng lượng

Khi châu Âu đa dạng hóa các nguồn cung cấp năng lượng của mình rời xa khỏi Nga, Moscow đã chuyển hướng sang các nền kinh tế "khát" năng lượng của châu Á để tìm kiếm thị trường xuất khẩu dầu khí. Các kết nối trên đất liền và trên biển cho phép vùng Viễn Đông Nga tiếp cận với các nền kinh tế lớn của Đông Bắc Á, nơi có các nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới - Nhật Bản và Trung Quốc - và cũng là nơi có Hàn Quốc, nền kinh tế lớn thứ 15 thế giới. Tiêu điểm hướng Đông của Nga tập trung vào 3 nền kinh tế này, với sự quan tâm mạnh mẽ đến việc đảm bảo các thỏa thuận với Trung Quốc. Nhật Bản đã nhập khẩu 10% nhu cầu khí tự nhiên hóa lỏng của mình từ Nga, và con số này sẽ tăng lên khi Nhật Bản đa dạng hóa nguồn cung rời xa khỏi Trung Đông.

Dù tiêu điểm của Nga ở châu Á xưa nay là hai nền kinh tế hàng đầu Trung Quốc và Nhật Bản, nhưng hiện Hàn Quốc là một khu vực quan tâm chính. Thị trường năng lượng lành mạnh của Hàn Quốc và tiềm năng đầu tư vào Viễn Đông Nga khiến các mối quan hệ mạnh mẽ hơn với Hàn Quốc hấp dẫn Nga. Tháng 11-2013, Nga đã ký 25 thỏa thuận song phương với Hàn Quốc và cũng đang tìm kiếm sự kết nối về đường sắt và đường ống dẫn dầu. Mặc dù vậy, Trung Quốc, với tiềm năng phát triển khổng lồ và rất cần năng lượng, mới là mục tiêu hàng đầu của Nga. Tháng 10-2013, hai công ty sở hữu nhà nước của Nga, Rosneft và Novatek, đã ký các thỏa thuận năng lượng lớn với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc. Rosneft sẽ cung cấp 200.000 thùng dầu/ngày trong thập kỷ tới, còn Novatek sẽ cung cấp 4,5 tỷ m3 khí tự nhiên hóa lỏng/năm sau khi giai đoạn cuối hoàn tất vào năm 2017. Nga cũng đã ký một thỏa thuận về việc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc tham gia dự án khí tự nhiên hóa lỏng Yamal do Novatek dẫn đầu, cùng với tập đoàn Total của Pháp.

Tuy là các thị trường sinh lợi cho xuất khẩu năng lượng của Nga, nhưng Nhật Bản và Trung Quốc cũng là các cường quốc chính có khả năng đe dọa những lợi ích của Nga ở Thái Bình Dương và trên vùng đất rộng lớn Âu Á. Nga đã bắt đầu tìm kiếm những liên minh khác trong khu vực nhằm với tới các thị trường xuất khẩu mới cho nguồn năng lượng dồi dào của mình, đồng thời cân bằng với các thỏa thuận của Nga với Trung Quốc. Và Ấn Độ nổi lên là một đối tác đầy tiềm năng. Bên cạnh một loạt thỏa thuận về vũ khí trong thập kỷ qua, Nga đã theo đuổi các thỏa thuận năng lượng với Ấn Độ - một thị trường mới đầy tiềm năng cho xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Nga. Ấn Độ hiện là nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ tư thế giới. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ước tính nước này sẽ vươn lên vị trí thứ ba vào năm 2020. Tiêu thụ khí tự nhiên của Ấn Độ đã tăng 10%/năm từ 2001 - 2010, đạt mức 2.300 tỷ m3 (25% là khí tự nhiên hóa lỏng), và việc tiêu thụ này dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong 5 năm tới. Theo Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng GDP của Ấn Độ ước đạt 6,2% năm 2014-2015, và nhập khẩu năng lượng sẽ cần phải tăng tương ứng qua thời gian.

Nền kinh tế Nga phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng, đặc biệt là dầu thô và khí tự nhiên được xuất khẩu qua đường ống dẫn sang phương Tây. Trong khi Tây Âu đa dạng hóa các nguồn cung năng lượng nhằm giảm sự phụ thuộc vào Nga, thì châu Á đang khát năng lượng là lựa chọn dễ hiểu. Nỗ lực chuyển hướng xuất khẩu năng lượng sang phương Đông được cho là khá khả thi khi các nền kinh tế Đông Bắc Á đang trải qua giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ. Nhưng những thị trường như vậy chỉ tạo thành một phần tiềm năng mà Moscow thấy ở châu Á. Ở phía Nam cũng ngày càng có nhiều nước tiêu thụ nhiều năng lượng.

Bạch Dương

hải quan





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thêm một ngân hàng Mỹ phá sản

Trong ngày 26/04, Quỹ Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đã thông báo về việc đóng cửa ngân hàng Republic First Bank, đánh dấu vụ sụp đổ ngân hàng đầu tiên tại...

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.

Nhiều nước bày tỏ lo ngại trước việc đồng USD tăng giá mạnh

Đồng USD ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 so với các đồng tiền mạnh khác và trên đà tăng tháng thứ tư liên tiếp khiến các nhà hoạch định chính sách từ Nhật Bản...

IEA dự báo 50% xe điện bán ra trong năm 2024 sẽ đến từ Trung Quốc

Trong báo cáo vừa công bố, Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo doanh số xe điện sẽ tăng mạnh trong năm 2024 và ngày càng gây áp lực lên nhu cầu dầu. Họ cho rằng...

Apple thất thế trước Huawei ở Trung Quốc

Doanh số iPhone rớt mạnh ở Trung Quốc trong quý đầu năm khi công ty đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các dòng điện thoại của Huawei.

Các công ty quản lý tài sản khổng lồ đang chi phối hệ thống tài chính Mỹ

Các công ty quản lý tài sản hàng đầu của Mỹ như Blackstone, Franklin Templeton, BlackRock và KKR, đang lấn lướt các ngân hàng ở Phố Wall để chi phối hệ thống tài...

Vì sao đồng USD tăng mạnh trở lại?

Thị trường tài chính thế giới đang đối mặt với một lực lượng mà họ không ngờ tới: Đồng đô la mạnh trở lại và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Các đồng tiền ổn định sau những biến động trên thị trường

Đồng yen tương đối ổn định và đồng USD duy trì gần mức cao sau những diễn biến địa chính trị và các hành động chính sách trong tuần trước.

Đồng won giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Trong phát biểu ngày 19/4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong cho biết tỷ giá hối đoái đồng won có thể giữ ổn định nếu căng thẳng ở Trung...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98