Tạm trữ lúa gạo: Chưa hoàn thành chỉ tiêu

17/04/2014 10:10
17-04-2014 10:10:22+07:00

Tạm trữ lúa gạo: Chưa hoàn thành chỉ tiêu

Ngay sau Quyết định 373a/QĐ -TTg về việc mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ đông - xuân 2013-2014, Hiệp hội lương thực (VFA) đã phân bổ chỉ tiêu cho 133 DN tại 10 tỉnh ĐBSCL để thực hiện mua tạm trữ.

Theo VFA, tính đến hết tháng 3/2014 các DN đã mua tạm trữ được khoảng 350 ngàn tấn gạo, đạt 35% kế hoạch với giá tăng bình quân 300 đồng/kg. Nếu so với giá thành sản xuất bình quân 3.769 đồng/kg do Bộ Tài chính công bố thì người dân đang có lãi 680-981 đồng/kg.

Tuy nhiên, theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đến thời điểm 4/4, các tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL đã thu hoạch xong khoảng 1,1/1,6 triệu ha lúa đông - xuân. Với năng suất 6,8 tấn/ha, sản lượng lúa đã thu hoạch ước khoảng 7,48 triệu tấn.

Thực tế, số lượng lúa đã thu hoạch có thể lớn hơn vì nhiều địa phương đã gieo sạ sớm và thu hoạch rộ vào nửa đầu tháng 3 và hầu hết được bán dưới 4.500 đồng/kg. Do đó, lượng lúa bán được giá cao hơn 200-300 đồng/kg không nhiều.

Ngoài ra, cách phân bổ của VFA cho 133 DN ở 10 tỉnh, thành không căn cứ vào sản lượng lúa của từng địa phương. Đơn cử, tại Đồng Tháp, các DN chỉ được phân mua trữ 174.000 tấn quy gạo (tương đương 348.000 tấn lúa), trong khi sản lượng lúa của tỉnh này là 1,1 triệu tấn. Như vậy, gần 70% sản lượng lúa không được hưởng chính sách tạm trữ. Tại Kiên Giang, sản lượng lúa vụ đông - xuân năm nay ước đạt 2,5 triệu tấn nhưng các DN chỉ được giao mua 84.000 tấn quy gạo (tương đương 168.000 tấn lúa), chiếm khoảng 7%, có nghĩa là 93% lượng lúa còn lại người dân phải tự xoay xở.

Rõ ràng, chưa tính đến việc giá lúa mua tại ruộng có nhích lên được 300 đồng/kg như VFA tính toán hay không nhưng chắc chắn rằng phần lớn sản lượng lúa đông xuân nông dân đã phải bán giá rẻ.

Mai Ca

Công Thương



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngành sắn đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2023

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dự kiến đến năm 2030 diện tích trồng sắn áp dụng quy trình canh tác bền vững đạt 50%. Kim ngạch xuất khẩu sắn và...

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra sang thị trường UAE tăng 67% so với cùng kỳ

Tháng 3, Việt Nam xuất khẩu hơn 2 triệu USD cá tra sang UAE, tăng 62%. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu sang thị trường này đạt hơn 7 triệu USD, tăng...

Lần đầu tiên Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore

Ba tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Singapore đạt khoảng 36,15 triệu SGD, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái

FAO: Sản lượng thủy sản nuôi và khai thác đạt kỷ lục vào năm 2022

Theo số liệu của FAO, sản lượng thủy sản nuôi và khai thác toàn cầu đạt 223.2 triệu tấn vào năm 2022, đây là mức cao nhất kể từ năm 1950.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index lấy lại đà tăng sau 3 ngày suy yếu

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá, phản ánh diễn biến giá phân hoá của giá hàng hoá nguyên liệu thế giới...

Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước và quốc tế đồng loạt tăng từng ngày, phá vỡ mọi đỉnh lịch sử.

Sầu riêng sụt giá mạnh

Ngày 16-4, tại một số tỉnh ở ĐBSCL, giá sầu riêng giảm 45.000 - 50.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. Thương lái hiện mua sầu riêng xô tại vườn với giá 65.000 -...

Chỉ số hàng hóa MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 10/4, lực mua chiếm ưu thế trở lại trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới...

Việt Nam có 4 loại hạt tỷ USD: Giá bán cao kỷ lục, sản lượng top đầu thế giới

Trúng thầu lớn, giá cao kỷ lục lịch sử, hàng trong kho sắp cạn, từ chối bớt đơn hàng… là những thông tin được đề cập khi nói đến 4 loại hạt tỷ USD của Việt Nam. Cả...

Giá cà phê tăng cao, nguy cơ đổ vỡ các hợp đồng liên kết

Thực tế hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt là giá tăng quá nhanh, ở mức quá cao, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, và có nguy cơ đổ vỡ hợp đồng.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98