Những quỹ ngoại quyền lực đứng sau doanh nghiệp Việt

26/05/2014 10:55
26-05-2014 10:55:47+07:00

Những quỹ ngoại quyền lực đứng sau doanh nghiệp Việt

Với khối tài sản hàng tỷ USD, nhiều quỹ ngoại đã đặt chân đến Việt Nam và trở thành điểm tựa cho nhiều doanh nghiệp niêm yết trên sàn, như FPT, Hoàng Anh Gia Lai, Masan, Vingroup...

Red River Holding

Vào Việt Nam từ năm 2008, song từ năm 2012 Red River Holding mới bắt đầu "làm mưa làm gió" trên thị trường chứng khoán khi đầu tư vào một loạt doanh nghiệp lớn như FPT (sở hữu 5,7% cổ phần), Hòa Phát (gần 4%), Hoa Sen (17%), Thủy sản Minh Phú (9,6%), Vinasun (14,9%) ..., và trong một số doanh nghiệp, đại diện của quỹ còn là thành viên Hội đồng quản trị như FPT, Hoa Sen...

Nắm trong tay nguồn vốn khoảng 225 triệu USD, đứng đằng sau Red River Holding là Artemis, một công ty của gia đình tỷ phú Pháp Francois-Henri Pinault (ảnh). Theo đánh giá của Forbes, tổng tài sản của gia đình Pinault lên tới trên 16 tỷ USD, xếp thứ 55 trong số những người giàu nhất thế giới.

Bên cạnh việc đầu tư tài chính, điều làm gia đình Pinault trở nên giàu có và nổi tiếng trên thế giới chính là kinh doanh trong ngành thời trang và bán lẻ. Họ sở hữu các thương hiệu thời trang cao cấp như Gucci, Stella McCartney, Alexander McQueen, Yves Saint Laurent... và các chuỗi cửa hàng bán lẻ nổi tiếng trên thế giới. Ngoài ra, hãng đấu giá Christie, một phần tài sản của gia đình cũng thu về 5,9 tỷ USD trong năm 2013.

Kohlberg Kravis Roberts (KKR)

 

Đầu năm 2013, Quỹ đầu tư KKR đến từ Mỹ đã thông qua khoản đầu tư 200 triệu USD vào Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer), một đơn vị thuộc Tập đoàn Masan, nâng tổng số tiền rót vào đây lên gần 360 triệu USD. Cho đến nay, đây vẫn là khoản đầu tư lớn nhất từ một quỹ đầu tư tư nhân vào Việt Nam.

Được thành lập vào năm 1976 và điều hành bởi Henry Kravis và George Roberts, KKR quản lý số tài sản trên 60 tỷ USD, đầu tư trong các công ty tư nhân, trong đó có lĩnh vực hàng tiêu dùng như Oriental Brewery, Gillette...

Masan Consumer, khoản đầu tư duy nhất của KKR cho đến nay tại Việt Nam là một trong những đơn vị góp lợi nhuận chính cho Masan. Quý I/2014, công ty này đạt lợi nhuận thuần gần 560 tỷ đồng

Warburg Pincus

 

Đến Việt Nam sau KKR, năm 2013 Warburg Pincus đã ký hợp đồng góp 200 triệu USD để mua khoảng 20% cổ phần trong Vincom Retail, công ty thành viên của Tập đoàn Vingroup.

Warburg Pincus có trụ sở tại Mỹ và quản lý khối tài sản hơn 40 tỷ USD, tập trung vào các công ty đang phát triển. Thành lập từ năm 1966, Warburg Pincus đã đầu tư hơn 45 tỷ USD tại 35 quốc gia. Tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Warburg Pincus đã nắm cổ phần ở một loạt thương hiệu bán lẻ như China Auto Rental, Kidswant, Intime Department Store...

Trong khi đó, với tổng tài sản trị giá khoảng 1,1 tỷ USD, Vincom Retail là công ty sở hữu và quản lý, vận hành các trung tâm thương mại lớn như Vincom Center B TP HCM, Vincom Center Bà Triệu, Vincom Center Long Biên, Vincom Mega Mall - Royal City và Vincom Mega Mall - Times City.

TPG Growth

Đầu năm 2013, quỹ đầu tư tăng trưởng TPG Growth đã chính thức ký hợp đồng chi 50 triệu USD mua lại 49% cổ phần Công ty Hoa Mười Giờ (hiện đã đổi tên thành Masan Agri), hoạt động trong lĩnh vục nông nghiệp và trực thuộc Masan Consumer.

Trước đó, khi lần đầu tiên đến Việt Nam vào năm 2006, TPG Growth cũng đổ vốn khoảng 36,5 triệu USD vào FPT.

Với hơn 2,5 tỷ USD thuộc quyền quản lý, TPG Growth nhắm mục tiêu đầu tư vào một loạt các ngành công nghiệp và khu vực địa lý, sử dụng mua lại thừa hưởng, vốn chủ sở hữu tăng trưởng và đầu tư tư nhân trong cơ cấu vốn chủ sở hữu công cộng, có văn phòng tại Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ấn Độ.

Recapital Investments

 

Theo báo cáo quản trị Công ty cổ phần Ninh Vân Bay, bắt đầu từ năm 2013, công ty có cổ đông chiến lược nước ngoài đầu tiên là Recapital Investments PTE. Ltd, một quỹ đầu tư có trụ sở tại Indonesia, kiểm soát khoảng 35,9% cổ phần công ty.

Chủ tịch của Recapital là ông Rosan P. Roeslani, một người Indonesia nhưng đã có bằng cử nhân Quản trị Kinh doanh tại Mỹ và Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Bỉ. Năm 2013, ông cùng với hai doanh nhân người Indonesia khác đã chi tiền để mua 70% cổ phần của câu lạc bộ bóng đá Inter Milan đang chơi tại giải Serie A của Italia.

Theo thông tin của báo chí quốc tế, giao dịch này trị giá khoảng 300 triệu bảng Anh (500 triệu USD). Ông Thomas Warren Shreve - Ủy viên Hội đồng quản trị Ninh Vân Bay hiện cũng là tổng giám đốc của quỹ này. Ninh Vân Bay được được biết đến trong lĩnh vực bất động sản du lịch, với các dự án như Emeralda Ninh Bình, Six Senses Khánh Hòa và Six Senses Sài Gòn...

Temasek và GIC

 

Temasek Holdings - tập đoàn kinh doanh vốn Nhà nước của Singapore được thành lập năm 1974 từ lâu đã là cái tên quen thuộc trên sàn chứng khoán Việt Nam với khoản đầu tư hơn 2.200 tỷ đồng trái phiếu vào Hoàng Anh Gia Lai và nắm 20% vốn tại Ngân hàng Phát triển Mekong (MDB). Hiện Temasek đang quản lý danh mục đầu tư trị giá hơn 170 tỷ USD.

Mới đây, Cashew Invesment và The Asian Entrepreneur Legacy (TAEL) Partners, hai nhánh của Temasek Holdings cũng rót gần 50 triệu USD để sở hữu 12,3 triệu cổ phần của Tập đoàn FPT và 8 triệu cổ phần Công ty cổ phần Xuyên Thái Bình Dương (PAN).

Cũng thuộc quyền sở hữu của Chính phủ Singapore, quỹ đầu tư GIC đã theo chân "người anh" trở thành cổ đông mới của FPT (nắm 3% số cổ phần) và PAN (nắm 4,7%) trong năm qua. Được thành lập năm 1981, GIC đang đầu tư hơn 100 tỷ USD tại hơn 40 quốc gia trên thế giới. Trong khi Temasek đầu tư lớn nhất vào châu Á thì khoản đầu tư của GIC lại tập trung phần lớn tại châu Mỹ.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long hiện là chủ tịch của GIC, trong khi vợ ông, bà Hồ Tinh là Tổng giám đốc điều hành Temasek.

Huyền Thư

Vnexpress



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (4)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Một tổ chức muốn thoái toàn bộ vốn tại ANT

Công ty TNHH Baby Corn đăng ký thoái toàn bộ gần 1.8 triệu cp nắm giữ tại CTCP Rau quả Thực phẩm An Giang (UPCoM: ANT) từ ngày 26/04-24/05/2024, theo phương thức...

Hai công ty muốn cũng cố vị thế cổ đông lớn tại HAH

Viconship (VSC) vừa chi hàng chục tỷ đồng để sở hữu thêm 1.24 triệu cp của HAH vào ngày 19/04, nâng tỷ lệ sở hữu lên 6.63% chỉ sau vài tháng trở thành cổ đông lớn...

Thành viên HĐQT Camimex muốn mua 3.4 triệu cp CMM

Ông Bùi Đức Dũng - Thành viên HĐQT CTCP Camimex (UPCoM: CMM) muốn mua 3.4 triệu cp CMM với mục đích đầu tư trong thời gian từ 24/04-02/05/2024.

Lãnh đạo mua bán cổ phiếu: Nhiều giao dịch lớn 

Thống kê giao dịch trong tuần từ ngày 15-19/4/2024 cho thấy, lãnh đạo và người thân mua bán cổ phiếu nhộn nhịp. Đáng chú ý, nhiều giao dịch lớn ở chiều đăng ký.

Giá DPG giảm mạnh, KIM Việt Nam chi hàng chục tỷ để ngồi ghế cổ đông lớn

Công ty TNHH quản lý quỹ KIM Việt Nam chính thức ngồi vào ghế cổ đông lớn của CTCP Tập đoàn Đạt Phương (HOSE: DPG), sau khi mua vào tổng cộng 800 ngàn cp để nâng tỷ...

Novagroup muốn bán thêm hơn 4.4 triệu cp NVL

Ngày 15/04, CTCP Novagroup đăng ký bán hơn 4.4 triệu cp của CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (HOSE: NVL) từ ngày 19-26/04/2024.

Lãnh đạo mua bán cổ phiếu: Áp lực bán quay trở lại

Thống kê giao dịch trong tuần từ ngày 08-12/4/2024 cho thấy lãnh đạo và người thân phần lớn đã bán ra cổ phiếu.

Cá mập PYN Elite rời ghế cổ đông lớn trước thềm SCD hủy niêm yết

Ngày 10/04, PYN Elite - quỹ ngoại đến từ Phần Lan thông báo rời ghế cổ đông lớn sau khi bán 22.3 ngàn cp của CTCP Nước giải khát Chương Dương (HOSE: SCD), trước...

Chứng khoán Vietcap trở thành cổ đông lớn của TDM

CTCP Chứng khoán Vietcap (HOSE: VCI) vừa nâng tỷ lệ sở hữu tại CTCP Nước Thủ Dầu Một (HOSE: TDM) qua ngưỡng 5%, trở thành cổ đông lớn của TDM.

Một giám đốc muốn chi tiền tỷ để ngồi ghế cổ đông lớn tại VGP

Giám đốc Phạm Ngọc Quỳnh của CTCP Cảng Rau Quả (HNX: VGP) đã đăng ký mua vào 221 ngàn cp VGP từ ngày 09/04 - 08/05/2024, dự kiến nâng sở hữu lên 416 ngàn cp, tương...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98