CPI tháng 6 tại Tp.HCM tăng mạnh vì dịch vụ y tế

21/06/2014 10:01
21-06-2014 10:01:35+07:00

CPI tháng 6 tại Tp.HCM tăng mạnh vì dịch vụ y tế

Cục Thống kê Tp.HCM vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Thành phố tiếp tục tăng 0,58% so với tháng trước và đã tăng gần 1,1% so với tháng 12 năm trước.

Sau khi tăng trở lại vào tháng trước, tháng 6 này, mức tăng mạnh của CPI tháng này là điều có thể dự đoán trước bởi UBND Tp.HCM đã quyết định cho phép tăng giá các dịch vụ khám chữa bệnh tại các bệnh viện công từ ngày 1/6/2014 theo thông tư liên Bộ Y tế - Tài chính ban hành trong năm 2013.

Tác động này đã khiến chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 8,69% so với tháng trước, mức tăng cao nhất trong số các nhóm hàng tính CPI.

Nhóm tăng mạnh thứ hai là hàng ăn và dịch vụ ăn uống ở mức 0,53% so với tháng trước, trong đó nhóm lương thực giảm 0,05%, thực phẩm tăng 1,08% và ăn uống ngoài gia đình không đổi so với tháng trước.

Hiện nay, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch xong vụ đông xuân với năng suất và sản lượng cao góp phần đảm bảo nguồn cung ổn định cho thị trường Tp.HCM.

Ngoài ra, theo quan sát tại các chợ đầu mối như Bà Chiểu, Trần Chánh Chiếu,.. lượng hàng dự trữ của các tiểu thương vẫn còn nhiều nên đã khiến giá các mặt hàng lương thực nhất là gạo tẻ thường tiếp tục giảm so tháng trước.

Cũng theo quan sát trên thị trường, các mặt hàng thực phẩm như thịt lợn, thịt gà tiếp tục tăng đáng kể so với tháng trước. Thị trường Campuchia đang có nhu cầu tiêu thụ thịt lợn lớn để đáp ứng nhu cầu lễ hội ở quốc gia này đã góp phần đẩy giá bán lẻ lợn ở các tỉnh Nam Bộ trong đó có Tp.HCM tăng đáng kể trong thời gian vừa qua.

Nhóm tăng mạnh thứ 3 là nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng, điện, nước và chất đốt ở mức 0,44% so với tháng trước. Giá gas bán lẻ các loại đã đồng loạt tăng giá vào ngày 1/6/2014 cùng với đợt tăng giá trước đó trong tháng 5 được xác định là nguyên nhân chính khiến chỉ số giá nhóm này tiếp tục tăng mạnh trong tháng.

Ngoài ra, giá các mặt hàng vật liệu xây dựng như xi măng, sắt thép cũng tăng nhẹ.

Ở phía các nhóm hàng giảm, có tới 3/11 nhóm hàng giảm giá so với tháng trước. Mặc dù đã bước vào hè, nhưng nhu cầu đi du lịch của người dân không cao nên giá các tour du lịch không có cơ hội tăng giá thậm chí còn giảm so với tháng trước khiến chỉ số chung của nhóm giảm 0,13% so với tháng trước.

Điều này phản ánh tâm lý thắt chặt chi tiêu của người dân trong thời buổi kinh tế còn nhiều khó khăn.

Bưu chính viễn thông tiếp tục đóng vai trò là nhóm bình ổn giá khi tiếp tục giảm 0,35% trong khi nhóm đồ uống và thuốc giá giảm 0,05% so với tháng trước.

Hai mặt hàng đặc biệt không được tính vào chỉ số CPI chung là vàng và đô la Mỹ diễn biến cùng chiều khi lần lượt tăng ở các mức tương ứng 2,7% và 0,86% so với tháng trước.

Thái Hà

vneconomy





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trung ương đồng ý ông Vương Đình Huệ thôi chức Chủ tịch Quốc hội

Trung ương họp bất thường đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi giữ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch Quốc hội khóa 15, theo nguyện vọng...

Thủ tướng: Mở chiến dịch đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Theo Thủ tướng, nhân lực cũng một trong những yếu tố được các đối tác trông chờ ở Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt nguồn nhân lực thì Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng của...

“Nghịch lý” trong chỉ số Par Index của TP.HCM

Bộ chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2023 (Par Index 2023) vừa được công bố. Ở cấp độ chỉ số tổng hợp, TP.HCM tăng 3 bậc, đạt 86.97%, thuộc nhóm B – nhóm gồm...

HSBC: Thiên thời cho nền kinh tế số ASEAN

Nền kinh tế số ASEAN đang bước vào giai đoạn tươi sáng mới. Tuy vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần áp dụng chiến lược thông minh để có thể gặt hái quả...

Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam xuống còn 6%

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6% năm 2024, so với mức dự báo...

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98