Đổi cách tiếp cận để không lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc

16/07/2014 22:00
16-07-2014 22:00:00+07:00

Đổi cách tiếp cận để không lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc

Sự xuất hiện của sự kiện Biển Đông khiến nền kinh tế có thêm biến số mới. Tìm lời giải cho thách thức này là đầu bài mà ban tổ chức tọa đàm "Kinh tế VN 6 tháng đầu năm và những thách thức mới" đặt ra cho các chuyên gia.

Chia sẻ nhận định với những ý kiến trước đó, tại buổi tọa đàm tổ chức cùng Ban Kinh tế Trung ương chiều 16/7, GS Nguyễn Thọ Đạt, Phó hiệu trưởng ĐH Kinh tế cho rằng kết quả tích cực của kinh tế Việt Nam 4 tháng đầu năm đã bị ảnh hưởng lớn bởi sự kiện hạ đặt giàn khoan trái phép của Trung Quốc. “Không thể không nói đến Biển Đông bởi sự xuất hiện của vấn đề này khiến nền kinh tế có thêm biến số mới”, chuyên gia này bày tỏ.

Phó ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Ngọc Bảo chủ trì buổi tọa đàm

Đồng chỉ trì tọa đàm, TS Mai Xuân Hùng, Phó chủ nhiệm ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng mong muốn các chuyên gia tập trung bàn vào “nút thắt Biển Đông” với những câu hỏi cụ thể như: Làm thế nào để giảm lệ thuộc Trung Quốc? Sự lệ thuộc này chỉ có hại hay có cả lợi ích trong đó?

"Quan hệ với Trung Quốc là tất yếu và không thể dừng”, GS Hoàng Đức Thân nhìn nhận. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, phải tiếp cận từ góc độ để làm sao khai thác được càng nhiều lợi ích, cũng như giảm bất ổn, rủi ro. Ông Thân dẫn chứng: 25% đầu vào của nền kinh tế liên quan đến thị trường này, trong đó nhiều ngành như dệt may, tỷ lệ lên tới 70-80%. Ngược lại, Trung Quốc mới tự túc được 50% lương thực; nhu cầu nông sản của họ yêu cầu chất lượng không cao, giá cả vừa phải, phù hợp với trình độ năng lực sản xuất của Việt Nam. "Đây là cơ hội chúng ta phải tận dụng”, GS Thân nói.

Bên cạnh đó, chuyên gia này cũng cảnh báo, nếu xét trên số liệu thuần túy thì quy mô đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam không lớn, song lại nằm ở những vị trí chiến lược, ở những ngành có tính trọng yếu, tạo ra động lực tăng trưởng của nền kinh tế chúng ta mà rõ nhất là các dự án năng lượng. “Đừng để Trung Quốc buộc chúng ta phải lệ thuộc khi quan hệ kinh tế với họ”, GS Thân bày tỏ.

“Muốn thoát khỏi lệ thuộc thì cần thay đổi cách tiếp cận”, PGS Tạ Lợi nhấn mạnh. Ông minh họa: Thay vì tham vọng sản xuất ô tô “made in Vietnam” để làm ra một chiếc xe hoàn chỉnh thì trước tiên hãy đặt mục tiêu liên kết với các nhà sản xuất lốp hàng đầu như để tham gia vào vài một công đoạn trong một chiéc lốp xe đua công thức một. Khi ấy, PGS Lợi tin rằng, Việt Nam sẽ giảm được việc xuất mủ cao su sang Trung Quốc rồi nhập trở lại lốp xe của họ. “Tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất ôtô, Việt Nam cần chấp nhận bước đầu chỉ được chi 1-2% lợi nhuận, nhưng khi trình độ sản xuất cao hơn, ta sẽ có cơ hội nâng lợi lên khi làm được những linh kiện khác cho ngành nhựa, cơ khí về sau”, vị PGS nói.

Tham gia vào chuỗi giá trị được nhiều chuyên gia đồng tình là giải pháp để giảm sự lệ thuộc vào một thị trường. Tuy nhiên, GS Đỗ Đức Bình lưu ý, muốn tham gia chuỗi thì phải “chơi” với các tập đoàn đa quốc gia. Trong khi, theo TS Đào Quang Minh các nhà quản lý Việt Nam quá chú trọng thỏa thuận song phương và đa phương nhưng chưa đánh giá đúng mức đối tác chiến lược là các tập đoàn này.

Ông dẫn chứng, việc một số tập đoàn điện tử chọn Việt Nam làm cứ điểm vẫn mang tính “tự phát” chứ chưa mang đậm có bàn tay của chiến lược quốc gia. “Hay với nông nghiệp, nếu lôi kéo được các tập đoàn thì chúng ta có đủ sức để lãnh đạo trong chuỗi giá trị ấy như với ngành cà phê, vải thiều. Song thực tế, cơ quan quản lý đang đặt lên vai nông dân quá nhiều sức nặng trong khi họ lại gầy gò”, TS Minh chia sẻ.

Đánh giá cao khuyến nghị của các chuyên gia ĐH Kinh tế trong cách tiếp cận để giảm phụ thuộc khi làm ăn với Trung Quốc, nhưng Phó ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng, để chuyển đổi thị trường không phải là chuyện một sớm một chiều. Ông Bảo thừa nhận, hiện nay, với tư cách là “một công xưởng của thế giới” về công nghệ, hàng tiêu dùng... Trung Quốc đủ sức “hút” nhiều quốc gia vào làm ăn và lệ thuộc thị trường này.

“Nhưng trong mối quan hệ kinh tế này cả hai bên cùng có lợi. Các tổ tổ chức quốc tế cũng nhìn nhận, biến số Biển Đông là nhân tố ngắn hạn, không quá bi quan với nền kinh tế Việt Nam”, ông Bảo trấn an và cho rằng, ngoại trừ chỉ tiêu về GDP ( 5,8%), hầu hết các chỉ tiêu khác được đặt ra từ đầu năm sẽ cán đích.

Chí Hiếu

vnexpress



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

PMI tháng 4/2024: Số lượng đơn đặt hàng mới ngành sản suất tăng mạnh trở lại

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Manufacturing Purchasing Managers' Index (PMI) - ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global tăng trở lại lên trên ngưỡng 50 điểm trong...

Quốc hội họp bất thường vào chiều 2/5 xem xét nội dung nhân sự

Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 02/05/2024, để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.

Cung ứng điện đảm bảo dù phụ tải liên tục tăng cao

Dù phải đối mặt với tình trạng phụ tải hệ thống tăng cao nhưng với sự chuẩn bị từ trước đó và vận hành linh hoạt nên tình hình cung ứng điện tuần qua vẫn tiếp tục...

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế...

TP.HCM: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tăng

Trong tháng 4, chỉ số giá tiêu dùng nhóm giao thông tăng cao nhất chủ yếu do giá xăng tăng.

CPI tháng 4 tăng 0.07% so với tháng trước

Báo cáo của Tổng Cục Thống kê cho thấy, giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0.07%...

Trung ương đồng ý ông Vương Đình Huệ thôi chức Chủ tịch Quốc hội

Trung ương họp bất thường đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi giữ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch Quốc hội khóa 15, theo nguyện vọng...

Thủ tướng: Mở chiến dịch đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Theo Thủ tướng, nhân lực cũng một trong những yếu tố được các đối tác trông chờ ở Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt nguồn nhân lực thì Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng của...

“Nghịch lý” trong chỉ số Par Index của TP.HCM

Bộ chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2023 (Par Index 2023) vừa được công bố. Ở cấp độ chỉ số tổng hợp, TP.HCM tăng 3 bậc, đạt 86.97%, thuộc nhóm B – nhóm gồm...

HSBC: Thiên thời cho nền kinh tế số ASEAN

Nền kinh tế số ASEAN đang bước vào giai đoạn tươi sáng mới. Tuy vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần áp dụng chiến lược thông minh để có thể gặt hái quả...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98