Nợ công và phần chìm của “tảng băng” doanh nghiệp nhà nước

30/07/2014 13:07
30-07-2014 13:07:54+07:00

Nợ công và phần chìm của “tảng băng” doanh nghiệp nhà nước

“Khủng khiếp”, đó là chữ được TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam, dùng để nói về độ lớn mức vay nợ của các doanh nghiệp nhà nước, có liên quan mật thiết đến nợ công.

Với phạm vi định nghĩa trong Luật Quản lý nợ công của Việt Nam hiện nay, ông Dũng cho rằng hầu hết nợ của doanh nghiệp nhà nước không được đưa vào trong nợ công quốc gia. Vì, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ (4,2 - 6,9%) dư nợ của doanh nghiệp nhà nước là được Chính phủ bảo lãnh.

“Đó là phần vay vốn nước ngoài. Phần chìm của tảng băng doanh nghiệp nhà nước vay nợ trong nước theo hình thức tự vay tự trả mới lớn khủng khiếp”, tác giả Trịnh Tiến Dũng nhấn mạnh tại tham luận ở hội thảo về nợ công mới diễn ra hồi trung tuần tháng 7/2014.

Khá nhiều con số được ông Dũng sử dụng để minh chứng cho nhận định này. Như, nếu tính cả 86.000 tỷ đồng của Vinashin thì ngay từ cuối năm 2009 nợ của doanh nghiệp nhà nước đã lên tới 54,2% GDP của năm này. Riêng Vinashin có dư nợ đến hạn phải trả khoảng trên 14.000 tỷ đồng nhưng không thể tự cân đối được dòng tiền…

Tuy nhiên, Nhà nước tiếp tục các hình thức hỗ trợ như chuyển nợ (chuyển nợ của Vinashin sang Vinalines và Petro Vietnam), giãn nợ (bảo lãnh của Nhà nước trước các ngân hàng), bổ sung vốn, khoanh nợ... nói cho cùng đều dựa vào ngân sách Nhà nước, làm tăng thâm hụt ngân sách.

Và hậu quả là Nhà nước sẽ phải phát hành trái phiếu Chính phủ, để bù đắp thiếu hụt khiến cho nợ công của quốc gia tăng lên, ông Dũng khái quát.

Vẫn trong mối liên hệ với nợ công, hơn một lần tại các hội thảo lớn về tài chính, chuyên gia Phạm Thế Anh (Viện Chiến lược chính sách khoa học và công nghệ) cho rằng rủi ro tiềm tàng lớn nhất đối với nợ công của Việt Nam có lẽ không phải ở những khoản nợ được ghi nhận trên sổ sách. Những khoản nợ xấu của khu vực doanh nghiệp Nhà nước mà có thể sẽ phải dùng ngân sách để trả mới là mầm mống đe dọa tính bền vững của nợ công. Ví dụ như khoản nợ quốc tế 600 triệu USD của Vinashin hay hàng chục triệu USD của HUD...

Còn ở bản tham luận tại hội thảo mới được Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội tổ chức giữa tháng 7 vừa qua, các tác giả Phạm Thế Anh và Đinh Tuấn Minh đã dẫn con số từ báo cáo cuối năm 2013 của Chính phủ cho thấy tổng nợ của các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tính đến cuối năm 2012 là gần 1.550 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 52,5% GDP.

Nếu loại trừ phần cụ thể đã được Chính phủ bảo lãnh (5,2% GDP trong nợ công nước ngoài và 6,5% GDP trong nợ công trong nước) thì vẫn còn tới khoảng 40,9% GDP nợ của doanh nghiệp nhà nước không được Chính phủ bảo lãnh, tham luận nêu rõ.

“Do vậy, nếu cộng cả con số nợ của doanh nghiệp nhà nước không được Chính phủ bảo lãnh này cùng với nợ đọng trong xây dựng cơ bản vào con số công bố chính thức thì nợ công Việt Nam hiện nay sẽ lên tới xấp xỉ 98,2% GDP, vượt xa so với ngưỡng an toàn là 65% GDP được khuyến cáo phổ biến bởi các tổ chức quốc tế”, các tác giả cảnh báo.

Vẫn theo các chuyên gia Thế Anh và Tuấn Minh, rủi ro từ nợ của các doanh nghiệp nhà nước đối với nợ công quốc gia không hẳn chỉ nằm ở kênh vay nợ được Chính phủ bảo lãnh như đã nói trên.

Các khoản nợ từ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh, nợ từ ngân hàng phát triển, nợ từ các ngân hàng thương mại và nợ chéo lẫn nhau của các doanh nghiệp nhà nước mới là mầm mống đe dọa an toàn nợ công quốc gia khi một số doanh nghiệp nhà nước lớn rơi vào thua lỗ nhưng lại không thể để chúng phá sản, tác giả Tuấn Minh và Thế Anh phân tích thêm.

Các tác giả tham luận cũng nhấn mạnh rằng, nếu như không muốn nợ của khu vực doanh nghiệp nhà nước trở thành mối đe dọa thực sự đối với an toàn nợ công quốc gia trong tương lai thì tiến trình cổ phần hóa và cải cách khu vực này cần phải được tiến hành một cách thực chất thay vì hình thức.

Cũng băn khoăn về mối quan hệ giữa ngân sách nhà nước và nợ doanh nghiệp nhà nước, TS. Lê Đăng Doanh nêu tính toán của các chuyên gia nếu bổ sung nợ của khu vực này thì nợ công sẽ lên đến 100 -105% GDP.

Ông Doanh cho rằng, cần thiết phải xếp loại nợ doanh nghiệp nhà nước và bổ sung một phần số nợ đó vào nợ công. Bởi, Bộ Tài chính nhiều lần tuyên bố nợ doanh nghiệp nhà nước tự vay tự trả song ngân sách nhà nước đã phải trả cho nhiều dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.

Bởi vậy, giám sát toàn diện về nợ công, đặc biệt là ngăn chặn những tác động tiêu cực từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đến nợ công quốc gia, theo nhiều ý kiến đã trở nên rất cấp thiết. Ở bài viết tiếp theo, VnEconomy sẽ đề cập sâu hơn nội dung này.

Nguyên Hà

vneconomy



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Áp lực lạm phát lên chính sách chưa cao và sẽ giảm dần

Mức tăng CPI tuy gần chạm mốc 4,5% mục tiêu, nhưng không quá tiêu cực và áp lực đối với chính sách, bao gồm chính sách tiền tệ, sẽ giảm dần từ quý III/2024.

"Nhiệm vụ của vùng Đông Nam Bộ cao hơn nhiệm vụ của 5 vùng khác của cả nước"

Thủ tướng chỉ đạo, Hội nghị tập trung rà soát các công việc, nhiệm vụ ưu tiên triển khai thực hiện quy hoạch, để triển khai hiệu quả Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ.

Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai là hết sức quan trọng

Theo Thứ trưởng Lê Minh Ngân, các bộ, ngành có liên quan đang khẩn trương, gấp rút chuẩn bị và dự kiến sẽ trình Chính phủ trong thời gian sớm nhất để Luật Đất đai...

Họp báo Chính phủ: Kết quả 4 tháng đầu năm tốt hơn cùng kỳ

Lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương thống nhất nhận định tình hình KTXH tháng 4 tiếp tục tiếp tục chuyển biến tích cực. Nhìn chung 4 tháng đầu năm 2024...

Thủ tướng yêu cầu không tăng giá vào thời điểm tăng lương

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị kỹ, báo cáo cấp có thẩm quyền để thực hiện cải cách tiền lương mới từ 1-7-2024, bảo đảm công bằng, tổng thể, thống nhất.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nền kinh tế phục hồi, tăng trưởng tích cực

Phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, ngày 4/5, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, kinh tế vĩ mô 4 tháng cơ bản ổn định, nền kinh tế...

Chính phủ yêu cầu đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 trong mọi tình huống

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa thế giới và trong nước, chủ động thực hiện theo...

Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động

Sau khi miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ, Quốc hội phân công Phó Chủ tịch Thường trực Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động.

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Chiều ngày 2/5, kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét nội dung công tác nhân sự.

PMI tháng 4/2024: Số lượng đơn đặt hàng mới ngành sản suất tăng mạnh trở lại

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Manufacturing Purchasing Managers' Index (PMI) - ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global tăng trở lại lên trên ngưỡng 50 điểm trong...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98