Rủi ro: Chính phủ không gánh!

17/07/2014 11:07
17-07-2014 11:07:22+07:00

Rủi ro: Chính phủ không gánh!

“Công tác điều hành chính sách tiền tệ thời gian qua cho thấy, ổn định tỷ giá là mục tiêu thống nhất của Chính phủ Việt Nam. Từ năm 2013 và 6 tháng năm 2014, chưa bao giờ tỷ giá ổn định như vậy. Đây là cơ sở cho thấy chính sách tỷ giá nhất quán của Việt Nam sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho NĐT”, đại diện NHNN Việt Nam, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối Đào Xuân Tuấn khẳng định.

Khung Nghị định về hợp tác công tư (PPP) đã trải qua 3 cuộc họp cấp kỹ thuật giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) nhằm bàn thảo các biện pháp hình thành và thúc đẩy các dự án theo hình thức PPP tại Việt Nam.

Tuy nhiên, Tổng giám đốc JBIC Hiroshi Watanabe cho biết, tại cuộc Đối thoại cấp cao lần thứ hai về PPP vừa tổ chức mới đây, phía Nhật Bản cho rằng NĐT vẫn cần có nhiều hơn các biện pháp giảm thiểu rủi ro, trong đó nhấn mạnh tới vai trò từ phía đối tác Nhà nước để chia sẻ với DN, trọng tâm là hạn chế rủi ro ngoại hối.

Phía Nhật Bản cho biết, hiện có 3 dự án điện độc lập theo hình thức BOT đang được NĐT Nhật Bản xem xét. Các dự án điện này phải nhập khẩu than từ nước ngoài cũng như huy động vốn tài trợ từ các tổ chức tài chính quốc tế, vay USD và trả lãi bằng USD. Vì vậy, hơn 90% doanh thu của NĐT sau khi thu về phải được chuyển sang USD ngay lập tức. Phía Nhật Bản cho rằng, khả năng chuyển đổi này ở Việt Nam còn hạn chế. Đó là lý do vì sao các NĐT yêu cầu bảo lãnh của Nhà nước 100% liên quan tới khả năng chuyển đổi giữa nội tệ và đồng USD.

“Với các hợp đồng PPP, rủi ro phải phân bổ cho bên nào đảm bảo tốt nhất rủi ro đó. Với rủi ro này chúng tôi cho rằng, NĐT cũng như các tổ chức tài chính thương mại không thể nào đảm bảo tốt được. Vì vậy, NĐT đòi phải có bảo đảm 100% của Nhà nước mà ở đây là NHNN với việc chuyển đổi của đồng tiền”, đại diện JBIC nêu quan điểm.

Trao đổi về điều kiện phía JBIC đưa ra, đại diện NHNN Việt Nam, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối Đào Xuân Tuấn cho biết, khả năng chuyển đổi ngoại tệ hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Ông Tuấn dẫn chứng, trong tổng số khoảng 500 triệu USD ngoại tệ chuyển đổi từ các dự án PPP trong năm 2013, NHNN chỉ phải đáp ứng khoảng 100 triệu USD. Riêng trong 6 tháng đầu năm, con số này là 50 triệu USD. Điều này cho thấy, các NĐT đã tự mua được ngoại tệ từ các NHTM, do đó NHNN không nhất thiết phải trực tiếp tham gia vào quy trình này.

Bên cạnh đó, “Công tác điều hành chính sách tiền tệ thời gian qua cho thấy, ổn định tỷ giá là mục tiêu thống nhất của Chính phủ Việt Nam. Từ năm 2013 và 6 tháng năm 2014, chưa bao giờ tỷ giá ổn định như vậy. Đây là cơ sở cho thấy chính sách tỷ giá nhất quán của Việt Nam sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho NĐT”, ông Tuấn khẳng định.

Ông Lê Văn Tăng, Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu cho rằng, yêu cầu đảm bảo tỷ giá của phía NĐT Nhật Bản là chưa phù hợp. “Chúng tôi đã tham khảo nhiều NĐT và luật của các quốc gia, không ai có quy định phải đảm bảo tỷ giá ngoại tệ ổn định sau 40 năm. Chúng ta làm hôm nay mà 40 năm sau vẫn ổn định tỷ giá thì quá khó, không Nhà nước nào chịu nổi”, ông Tăng thẳng thắn cho biết.

Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu cũng khẳng định sự “chặt tay” của Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng Khung Nghị định về PPP, theo đó sẽ không quy định về bảo lãnh vốn vay và bảo lãnh doanh thu tối thiểu. Ông Tăng khuyến cáo, NĐT phải tự tính toán và cân đối luôn rủi ro với mỗi dự án trước khi quyết định đầu tư. Việt Nam sẽ chỉ đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngoại tệ đối với các dự án quan trọng theo kế hoạch chương trình đầu tư của Chính phủ và các dự án khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

“Không nên quy định cứng để dồn hết trách nhiệm lên phía ngân hàng cũng như Chính phủ. Tùy từng trường hợp sẽ áp dụng những cách xử lý đa dạng khác nhau để đảm bảo lợi ích các bên”, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tuyên bố.

Với nội dung trao đổi trên, chúng ta có thêm kỳ vọng về ý chí chọn lọc dòng vốn FDI vào Việt Nam cũng như tạo thế chủ động, bình đẳng trong quan hệ kinh tế đối ngoại – một “sân chơi” đang ngày càng được mở rộng cùng với các Hiệp định FTA; BTA mà Việt Nam đã và sẽ tham gia trong thời gian tới.

Ngọc Khanh

thời báo ngân hàng





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

NHNN đề xuất cấm tổ chức tín dụng khuyến mại trái quy định khi nhận tiền gửi

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đề xuất nghiêm cấm tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất và các hình...

SHB cấp hạn mức thấu chi lên tới 300 triệu đồng hỗ trợ khách hàng mở rộng kinh doanh

Với hạn mức thấu chi hấp dẫn cùng nhiều ưu đãi thanh toán, gói giải pháp tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sẽ góp phần giúp các hộ kinh doanh tháo...

Ngân hàng nào đang cho vay mua nhà lãi suất thấp nhất?

Bước sang tháng 5, trong khi lãi suất huy động có xu hướng tăng nhẹ thì một số nhà băng vẫn giảm lãi suất cho vay mua nhà.

Bộ Công an sẽ tham gia xử lý tình trạng sở hữu chéo ngân hàng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ...

Thủ tướng chỉ thị các ngân hàng tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024. Chỉ thị của Thủ...

NHNN vẫn đấu thầu 16,800 lượng vàng miếng

Sau phiên đấu thầu bất thành (25/4), NHNN tiếp tục thông báo đấu thầu vàng miếng vào sáng 03/5.

Tại sao chuyển tiền từ 10 triệu đồng trở lên phải xác thực sinh trắc học?

Kể từ ngày 1/7/2024, mọi giao dịch chuyển tiền có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên đều phải thông qua bước xác thực bằng sinh trắc học đối với người chuyển tiền.

Chính phủ sẽ không vì áp lực lạm phát mà tăng lãi suất

Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển khi nói về áp lực tăng lãi suất nhằm kìm hãm lạm phát cũng như tỷ giá trong thời gian qua.

Tài sản thế chấp của Tân Hoàng Minh ế ẩm, ngân hàng tiếp tục đại hạ giá

Sau nhiều lần rao bán không thành công các khoản nợ xấu của Tập đoàn Tân Hoàng Minh và loạt công ty thành viên, Ngân hàng Agribank mới đây lại tiếp tục đại hạ giá...

Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng, ngân hàng vẫn tiếp tục gặp khó trong năm 2024?

Dù dự báo tình hình kinh tế năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều ngân hàng lên kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận thận trọng.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98