Bất động sản Trung Quốc thi nhau giảm giá

27/08/2014 15:12
27-08-2014 15:12:00+07:00

Bất động sản Trung Quốc thi nhau giảm giá

Trong bối cảnh thị trường bất động sản Trung Quốc đi xuống, các chủ đầu tư ở nước này đang thi nhau giảm giá để thu hút khách hàng.

Theo thống kê chính thức, trong 7 tháng đầu năm nay, doanh số nhà bán ra ở Trung Quốc giảm 9,4% so với cùng kỳ năm ngoái

Theo tờ Financial Times, China Vanke - tập đoàn địa ốc lớn nhất Trung Quốc - vừa đưa ra mức giảm giá lên tới 2 triệu Nhân dân tệ, tương đương 325.000 USD, cho khách hàng mua nhà của công ty này.

Tuy nhiên, số tiền này không được trừ trực tiếp vào giá nhà mà dành cho hoạt động mua sắm của khách hàng trên mạng mua sắm điện tử Taobao. Chương trình được áp dụng cho các dự án của Vanke tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Trùng Khánh, và một số thành phố khác.

Mức ưu đãi “khủng” mà Vanke đưa ra phần nào cho thấy tâm lý lo ngại của các chủ đầu tư bất động sản Trung Quốc trước sự trầm lắng và sa sút của thị trường. Từ đầu năm, các chủ dự án đã bắt đầu cắt giảm giá bán nhà, nhưng đến nay vẫn chưa vực dậy được doanh số.

Hơn 30 thành phố của Trung Quốc hiện đã dỡ bỏ các hạn chế đặt ra vào năm 2010 để ngăn chặn tình trạng đầu cơ, kiềm chế đà tăng nóng của giá nhà ở thời điểm đó.

Theo thống kê chính thức, trong 7 tháng đầu năm nay, doanh số nhà bán ra ở Trung Quốc giảm 9,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Để cứu vãn doanh số, ngoài việc giảm giá, các công ty địa ốc Trung Quốc còn tung những chiêu khuyến mãi độc đáo.

Một dự án ở tỉnh Hà Nam cung cấp dịch vụ rửa xe miễn phí do các cô gái xinh đẹp mặc bikini thực hiện cho những ai giới thiệu bạn bè truy cập vào tài khoản của dự án này trên mạng nhắn tin nhanh WeChat. Một công ty bất động sản ở Vũ Hán tặng iPhone 6S mới cứng cho khách hàng tiềm năng tới thăm văn phòng bán hàng của công ty.

“Nỗ lực hết sức để giảm hàng tồn kho bất động sản hiện đang là lựa chọn chung của hầu hết các chủ dự án. Họ không lạc quan về tình hình thị trường”, công ty cung cấp dữ liệu bất động sản tư nhân China Real Estate Index System nhận định.

Sau mấy năm giá nhà tăng vọt và hoạt động xây dựng bùng nổ, ngành bất động sản Trung Quốc đang đối mặt nhiều thách thức. Trong tháng 6, giá nhà tại 55 trong số 70 thành phố lớn nhất của nước này giảm so với tháng trước đó, so với con số 35 thành phố chứng kiến giá nhà giảm trong tháng 5. Tính đến cuối tháng 7, số bất động sản tồn kho ở Trung Quốc lên mức cao chưa từng có.

Thị trường sa sút khiến sự khác biệt về năng lực tài chính của các chủ đầu tư hiện rõ. Những tập đoàn lớn như Vanke hay Poly Real Estate tỏ ra vững vàng hơn so với những đối thủ nhỏ con khác.

Trong khi đó, không ít chủ đầu tư lâm vào tình trạng chật vật. Công ty phát triển bất động sản lớn thứ 6 của Trung Quốc là Gemdele mới đây báo cáo lợi nhuận giảm 50% trong khi doanh thu chỉ tăng 3%. Lợi nhuận của công ty địa ốc lớn thứ 8 nước này là China Merchants Property giảm 30% trong khi doanh thu đi ngang.

Giới phân tích dự báo rằng, tình trạng tồn kho bất động sản ở Trung Quốc sẽ còn trở nên thê thảm hơn trước khi được cải thiện. Một số chủ đầu tư lưu ý trong báo cáo 6 tháng đầu năm rằng, tháng 9-11 sẽ là thời kỳ cao điểm hoàn thiện các dự án. Điều đó đồng nghĩa với việc nguồn hàng trên thị trường gia tăng mạnh, gây áp lực buộc các chủ đầu tư phải giảm giá thêm.

Diệp Vũ

vneconomy



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quỹ đầu tư Mỹ sắp đạt thoả thuận mua lại cổ phần tại chuỗi gà rán KFC Nhật Bản

Nikkei Asia cho biết quản lý quỹ tài sản Carlyle Group của Mỹ sắp mua lại KFC Holdings Japan, nhà điều hành chuỗi cửa hàng gà rán KFC tại nước này.

Nhiều nước châu Á đẩy lùi thời điểm giảm lãi suất

Với triển vọng ngày càng mờ mịt về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nới lỏng tiền tệ trong năm, nhiều ngân hàng trung ương ở châu Á buộc phải đẩy lùi thời điểm...

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98