Tăng trưởng GDP, không phải được hưởng hết!

13/08/2014 06:59
13-08-2014 06:59:35+07:00

Tăng trưởng GDP, không phải được hưởng hết!

Về cơ bản, tăng trưởng GDP càng cao thì càng tốt. Nhưng với sự tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tư nước ngoài trong sản xuất, xuất khẩu hàng hóa - dịch vụ tại VN, chúng ta thực tế không được hưởng tất cả phần tăng trưởng này.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt kim ngạch xuất nhập khẩu 82,72 tỉ USD trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước là 140,71 tỉ USD, còn các DN hoàn toàn vốn nội địa đạt 57,99 tỉ USD.


Hoạt động sản xuất tại một nhà máy của Samsung ở VN

VN thực hưởng bao nhiêu?

Soi kỹ hơn sẽ thấy, giá trị xuất khẩu các mặt hàng các DN FDI rất lớn, như điện thoại và linh kiện: 11,56 tỉ USD; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: 4,61 tỉ USD... Vậy thì thực ra, chúng ta không thể hưởng toàn bộ GDP (tổng sản phẩm nội địa của một quốc gia) được tạo ra, mà phải chia sẻ với các nhà đầu tư nước ngoài.

Vậy thì phần một quốc gia được thực hưởng là bao nhiêu? Đó chính là GNI (Gross National Income - thu nhập quốc dân), giá trị do GDP trừ đi phần trả cho các nhà đầu tư nước ngoài (chủ yếu là lợi nhuận và lãi vay), cộng với phần các nhà đầu tư VN thu được từ đầu tư ra nước ngoài. GNI là chỉ số phản ánh rõ nhất năng lực kinh tế và sự thịnh vượng kinh tế của quốc gia, trên logic là tự làm ra bao nhiêu được hưởng bấy nhiêu, không tự làm ra không hưởng và người khác làm ra thì người khác hưởng.

GNI là chỉ số phản ánh rõ nhất năng lực kinh tế và sự thịnh vượng kinh tế của quốc gia, trên logic là tự làm ra bao nhiêu được hưởng bấy nhiêu, không tự làm ra không hưởng và người khác làm ra thì người khác hưởng 

Thu hút FDI là tốt, là cần thiết, đặc biệt trong điều kiện thiếu vốn lẫn công nghệ, năng lực quản lý, điều hành sản xuất và phân phối. Nhưng để chúng ta trở nên giàu có, đất nước thịnh vượng, tự chúng ta phải làm ra thật nhiều GNI, chứ không thể giàu có bằng GNI của người khác. Có nghĩa là, các DN có vốn VN (toàn bộ hoặc một phần) cần được phát triển mạnh và bền vững. Muốn vậy, bản thân họ cần nỗ lực, còn nhà nước thì cần hỗ trợ bằng mọi chính sách, biện pháp hiệu quả trong khả năng của nhà nước.

Cần bình đẳng cho DN tư nhân

Để các DN nội phát triển mạnh mẽ và bền vững, có 2 phạm trù cần được đặt ra là bình đẳng về môi trường và điều kiện kinh doanh. Đó là sự bình đẳng giữa các DN tư nhân với các doanh nghiệp nhà nước (DNNN); bình đẳng giữa các DN nội địa nói chung với các DN FDI. Cả hai phạm trù này đều đã và đang có vấn đề. So với các DNNN, các DN tư nhân đang chịu những sự bất bình đẳng về cơ hội tham gia thị trường, cơ hội cận nguồn vốn và tài nguyên (đặc biệt là đất đai). Mặc dù luật pháp nước ta không cấm tư nhân kinh doanh một số lĩnh vực, chẳng hạn vận tải đường sắt. Nhưng trên thực tế lại chưa có cơ chế, quy trình, thủ tục để tư nhân có thể đầu tư. Ở một số lĩnh vực khác, ví dụ phát điện, tư nhân có thể đầu tư kinh doanh, nhưng số phận, hiệu quả kinh doanh của họ lại nằm trong tay DNNN mà về bản chất là đối thủ cạnh tranh và dưới sự quản lý của bộ chủ quản, cơ quan chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh của DNNN đó. Làm thế nào DN tư nhân có được sự cạnh tranh bình đẳng với nơi có chữ ký và con dấu quyết định sự sống còn, hiệu quả kinh doanh của mình? Luật, nghị định, thông tư, hướng dẫn cũng thường do các bộ, ngành và các DNNN lớn trực thuộc họ tham gia biên soạn (hoặc đóng góp ý kiến), làm thế nào đảm bảo đầy đủ và toàn diện quyền tự do kinh doanh, môi trường cạnh tranh thực sự bình đẳng cho tất cả các bên? DNNN đóng góp 32% GDP, tuyển dụng 10% lao động, nhưng lại sử dụng 70% đất đai, 60% tín dụng, 70% viện trợ trong khu vực sản xuất - sự bất bình đẳng rất lớn đó là thực tế không thể phủ nhận. Trong khi đó, các DNNN ở Singapore, Hàn Quốc, Malaysia... đều có tiết tố "tư nhân" (private) trong tên gọi để khẳng định là chúng không nhận được bất kỳ ưu đãi, lợi thế chính sách nào so với các DN tư nhân. Cái duy nhất để chúng là DNNN là vốn điều lệ do nhà nước cấp.

Về sự bình đẳng giữa các DN nội địa và các DN FDI, một mặt, VN cần có các chính sách thu hút FDI hấp dẫn (để cạnh tranh với các nước khác), nhưng mặt khác, cần điều chỉnh tương ứng các chính sách áp dụng cho các DN nội địa để họ không bị bất lợi trong cạnh tranh với các DN FDI ngay trên đất nước mình. Cả về tình cảm và nguyên tắc, khó mà phát huy nội lực, chấn hưng kinh tế được khi các nhà đầu tư nội địa cảm thấy (và trên thực tế bị lâm vào) bối cảnh cạnh tranh bất lợi so với các đối thủ đến từ nước ngoài. Cạnh tranh rất cần sự bình đẳng, nếu tạo điều kiện cho DN FDI thì cũng cần tạo điều kiện tương tự cho DN nội địa. Các nhà đầu tư FDI có thể đến, có thể đi (khi có nơi khác hấp dẫn hơn) nhưng DN nội gắn bó với đất nước này mãi mãi, cả khi thuận lợi và khi khó khăn. Chính phủ có kế hoạch đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức cao (GDP hằng năm tăng 9 - 10%), đồng thời, chuyển dịch từng bước từ "kinh tế thô" sang "kinh tế tinh" có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng lớn hơn.

Những mục tiêu đó chỉ có thể đạt được với hai điều kiện. Một là, các DN VN được kích thích tăng đầu tư phát triển quy mô, tăng thị phần trong nước, mở rộng thị trường quốc tế (muốn làm thay vì ngại làm hoặc sợ làm). Hai là, các DN VN chú trọng đầu tư cho nghiên cứu - phát triển (R&D). Hiện nay, đầu tư cho R&D của VN rất thấp, chỉ 0,21% GDP (so với 2,0 GDP của Trung Quốc, 2,8% GDP của Mỹ, 3,6% GDP của Hàn Quốc, 2,6% GDP của Singapore, 4,3% GDP của Israel...). Các DN VN hầu như chưa đầu tư cho R&D. Nếu họ không đầu tư cho R&D, việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng sẽ không đạt được. Cả hai hướng nêu trên (đầu tư tăng quy mô sản xuất và đầu tư mạnh cho R&D) chỉ có thể đạt được trong một môi trường kinh doanh thuận lợi và bền vững hơn nhiều so với lâu nay.

TS Lương Hoài Nam

thanh niên





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Áp lực lạm phát lên chính sách chưa cao và sẽ giảm dần

Mức tăng CPI tuy gần chạm mốc 4,5% mục tiêu, nhưng không quá tiêu cực và áp lực đối với chính sách, bao gồm chính sách tiền tệ, sẽ giảm dần từ quý III/2024.

"Nhiệm vụ của vùng Đông Nam Bộ cao hơn nhiệm vụ của 5 vùng khác của cả nước"

Thủ tướng chỉ đạo, Hội nghị tập trung rà soát các công việc, nhiệm vụ ưu tiên triển khai thực hiện quy hoạch, để triển khai hiệu quả Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ.

Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai là hết sức quan trọng

Theo Thứ trưởng Lê Minh Ngân, các bộ, ngành có liên quan đang khẩn trương, gấp rút chuẩn bị và dự kiến sẽ trình Chính phủ trong thời gian sớm nhất để Luật Đất đai...

Họp báo Chính phủ: Kết quả 4 tháng đầu năm tốt hơn cùng kỳ

Lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương thống nhất nhận định tình hình KTXH tháng 4 tiếp tục tiếp tục chuyển biến tích cực. Nhìn chung 4 tháng đầu năm 2024...

Thủ tướng yêu cầu không tăng giá vào thời điểm tăng lương

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị kỹ, báo cáo cấp có thẩm quyền để thực hiện cải cách tiền lương mới từ 1-7-2024, bảo đảm công bằng, tổng thể, thống nhất.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nền kinh tế phục hồi, tăng trưởng tích cực

Phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, ngày 4/5, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, kinh tế vĩ mô 4 tháng cơ bản ổn định, nền kinh tế...

Chính phủ yêu cầu đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 trong mọi tình huống

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa thế giới và trong nước, chủ động thực hiện theo...

Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động

Sau khi miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ, Quốc hội phân công Phó Chủ tịch Thường trực Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động.

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Chiều ngày 2/5, kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét nội dung công tác nhân sự.

PMI tháng 4/2024: Số lượng đơn đặt hàng mới ngành sản suất tăng mạnh trở lại

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Manufacturing Purchasing Managers' Index (PMI) - ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global tăng trở lại lên trên ngưỡng 50 điểm trong...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98