Thủ tướng: 'Việt Nam tính GDP không giống ai'

07/08/2014 22:22
07-08-2014 22:22:29+07:00

Thủ tướng: 'Việt Nam tính GDP không giống ai'

Việc các địa phương tính toán GDP "mỗi nơi một kiểu" là một trong những lý do khiến kết quả đánh giá sức khỏe nền kinh tế thiếu chính xác. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng đây là điều cần thay đổi khi xây dựng kế hoạch 2016-2020.

Chủ trì Hội nghị toàn quốc ngành Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tại Đà Nẵng ngày 7/8 tại Đà Nẵng, phần phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được nhiều người chờ đợi khi kế hoạch 5 năm (2016-2020) được khởi động xây dựng tại đây được xem như một "cuộc cách mạng" trong phát triển kinh tế - xã hội. Trước đó ít ngày, đích thân người đứng đầu Chính phủ đã chỉ đạo khởi động quá trình nêu trên.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trị Hội nghị toàn quốc ngành Kế hoạch - đầu tư ngày 7/8

Trong gần một giờ đồng hồ phát biểu, Thủ tướng đã đưa ra nhiều ý tưởng quyết liệt về đầu tư công trung hạn, triển khai cách tính mới GDP tổng sản phẩm sát thực, phù hợp hơn ở các tỉnh thành; quán triêt triển khai thực hiện Luật Đầu tư công và Luật Đấu thầu…

Được xem là bước đi then chốt trong việc đưa Việt Nam thoát khỏi ngưỡng thu nhập trung bình, Thủ tướng chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch 5 năm lần này cần căn cứ kết quả thực hiện thời gian qua. Kết quả này phải được đánh giá khách quan, toàn diện cả thành tựu và những hạn chế, không tô hồng nhưng đánh giá đúng, không chủ quan, tự mãn. Đồng thời, người làm chính sách cần nghiêm túc nhìn nhận những mặt hạn chế, yếu kém, tìm nguyên nhân và rút ra các bài học kinh nghiệm trong điều hành quản lý.

Chặng đường 5 năm đi được 2/3 thời gian nên nếu không nỗ lực, quyết liệt, đồng bộ thì khó đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Kế hoạch tăng trưởng GDP 5,8% năm 2014 sẽ khó đạt được. Chính phủ có 3 kịch bản. Kịch bản "lình sình" đạt 5,25% thấp hơn 2013; "nỗ lực trung bình" đạt 5,5%; còn kịch bản "quyết liệt" thì có thể đạt 5,8% mục tiêu đề ra. Nếu năm 2014 ko đạt mục tiêu GDP thì những năm tới sẽ bị ảnh hưởng.

"Đến lúc chúng ta phải cùng nhau bàn về cách tính GDP của Việt Nam. Quá trình chuyển đổi từ kế hoạch tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường, chúng ta kế thừa cách tính theo Liên Xô trước đây và kéo dài cho đến hôm nay thì không thích hợp nữa rồi. Bây giờ nói rất thật, cách tính GDP của các tỉnh thành hiện nay là không xác thực, không đúng thực tế, và so với quốc tế thì không giống ai cả. Đây là một sự thực, chúng ta không thể kéo dài trong khi đã đổi mới và hội nhập. ", Thủ tướng nói.

Khẳng định kết quả tăng trưởng chung của cả nước là chính xác và đã được các tổ chức quốc tế thừa nhận, nhưng người đứng đầu Chính phủ cho rằng việc tính toán tại các tỉnh, thành phố chưa xác thực. Tuy nhiên, đây vẫn là trách nhiệm của Chính phủ. "Đã đến lúc Việt Nam phải tính lại chỉ số này cho xác thực hơn và phù hợp với thông lệ quốc tế. Bây giờ tính lại là thấp hết, nhưng chúng ta nên nhìn cho đúng sực thật. Tỉnh nào tôi đi làm việc đều từ 9 đến 14%, trong khi cả nước chỉ 5,8%. Chúng ta nên chấp nhận để tính lại một cách khoa học, chính xác", Thủ tướng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh như đã có hướng "giải" bài toán của Thủ tướng khi đã sớm phát biểu rằng Hội nghị lần này sẽ công bố, hướng dẫn cho các địa phương về cách tính GDP mới. "Bắt đầu từ năm 2015, Tổng cục thống kê sẽ tính và công bố để có sự thống nhất về con số GDP giữa địa phương và Trung ương", Bộ trưởng nói và thông tin trong năm nay Việt Nam có thể đạt được thỏa thuận tham gia đối tác xuyên thái Bình Dương TPP. Đây là cơ hội, thách thức mà Việt Nam phải vượt qua.

Là người đứng đầu ngành công nghệ, phần phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Quân cũng gây chú ý, bởi khoa học được xem là yếu tố quyết định thành công của giai đoạn phát triển kinh tế tiếp theo. Ông nói, khi bắt tay vào làm kế hoạch mà thế giới đã đi trước thì Việt Nam đang vấp phải rào cản lớn nhất là tư duy của những người làm công tác này, cần phải thay đổi theo tư duy thị trường.

Cũng theo Bộ trưởng Quân, cần phải thống nhất rằng, những người có quyền thì không thể phê duyệt dự án nếu như chưa có nguồn. Trong quá khứ, Việt Nam đã phê duyệt rất nhiều dự án sau đó mới đi chạy nguồn. Chính điều này tạo lên bất cập là số lượng dự án phê duyệt rất dàn trải, nhưng nguồn lực cho dự án không đảm bảo, nhiều dự án đang bị dở dang, dù là những dự án rất là trọng điểm.

Nhận định hiện nay Việt Nam đang có 3 áp lực, về đầu tư trong đó có nợ công, về chi sự nghiệp - chi cho con người, và áp lực về trả nợ, Bộ trưởng Quân đưa ra giải pháp phải cân đối giữa đầu tư phát triển với dự phòng và chi sự nghiệp, đẩy mạnh điều này phải giảm chi sự nghiệp hay chi thường xuyên vì hiện tại Bộ máy của hành chính đang rất cồng kềnh, số lượng người hưởng lương quá lớn, khó cải cách tiền lương vì không có nguồn.

Chủ tịch UBND TP.HCM, ông Lê Hoàng Quân cho rằng những dự báo theo Chỉ thị của Thủ tướng là phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước. Tuy nhiên chưa lường hết những diễn biến ở Biển đông và tình hình biên giới… Do đó, trong kế hoạch 5 năm phải làm thế nào để không lệ thuộc vào một thị trường mà cần khai thác nhiều thị trường mới. "Tăng trưởng kinh tế mà không kiềm chế được lạm phát thì cũng không ổn", ông Quân nói.

Đồng quan điểm lo ngại về diễn biến khó lường ở biển Đông, chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo kiến nghị, trong quá trình triển khai kế hoạch đầu tư trung hạn cần cụ thể những nguồn lực để triển khai, thống nhất phương thức để huy động nguồn lực bên ngoài; tập trung phát triển công nghệ cao... "Cơ chế chính sách đất đai phải thống nhất, minh bạch để huy động nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế, xã hội, xác định giá cho thuê đất khi doanh nghiệp vào đầu tư vì hiện nay còn cao, chưa hấp dẫn với nhà đầu tư", ông Thảo nói.

Trong khi đó, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh kiến nghị Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan sớm cải cách thể chế để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư. Việt Nam cũng cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao - một vấn đề đang được các nhà đầu tư quan tâm, thêm vào đó là đầu tư hạ tầng giao thông, tạo sự liên kết giữa vùng trong phát triển kinh tế.

Nguyễn Đông

vnexpress





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Hoan nghênh Mỹ xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ, Việt Nam hoan nghênh Bộ Thương Mại Mỹ tổ chức phiên điều trần nhằm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt...

Thủ tướng: Sớm đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù tại Nghị quyết số 106/2023/QH15 của Quốc hội và các cơ chế, chính...

Việt Nam có lợi gì nếu được Mỹ công nhận là “nền kinh tế thị trường”?

Mới đây, giới đầu tư hồ hởi trước thông tin Mỹ cân nhắc nâng Việt Nam lên “nền kinh tế thị trường”. Nếu được công nhận, đây sẽ là bằng chứng cho sự cải thiện trong...

Mỹ cân nhắc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Mới đây, trang Reuters đưa tin Mỹ đang xem xét việc nâng cấp Việt Nam lên quy chế “nền kinh tế thị trường” trong một nỗ lực củng cố mối quan hệ bền chặt giữa đôi...

Áp lực lạm phát lên chính sách chưa cao và sẽ giảm dần

Mức tăng CPI tuy gần chạm mốc 4,5% mục tiêu, nhưng không quá tiêu cực và áp lực đối với chính sách, bao gồm chính sách tiền tệ, sẽ giảm dần từ quý III/2024.

"Nhiệm vụ của vùng Đông Nam Bộ cao hơn nhiệm vụ của 5 vùng khác của cả nước"

Thủ tướng chỉ đạo, Hội nghị tập trung rà soát các công việc, nhiệm vụ ưu tiên triển khai thực hiện quy hoạch, để triển khai hiệu quả Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ.

Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai là hết sức quan trọng

Theo Thứ trưởng Lê Minh Ngân, các bộ, ngành có liên quan đang khẩn trương, gấp rút chuẩn bị và dự kiến sẽ trình Chính phủ trong thời gian sớm nhất để Luật Đất đai...

Họp báo Chính phủ: Kết quả 4 tháng đầu năm tốt hơn cùng kỳ

Lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương thống nhất nhận định tình hình KTXH tháng 4 tiếp tục tiếp tục chuyển biến tích cực. Nhìn chung 4 tháng đầu năm 2024...

Thủ tướng yêu cầu không tăng giá vào thời điểm tăng lương

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị kỹ, báo cáo cấp có thẩm quyền để thực hiện cải cách tiền lương mới từ 1-7-2024, bảo đảm công bằng, tổng thể, thống nhất.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nền kinh tế phục hồi, tăng trưởng tích cực

Phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, ngày 4/5, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, kinh tế vĩ mô 4 tháng cơ bản ổn định, nền kinh tế...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98