Áp thuế chống phá giá inox: Ai hưởng lợi, ai chịu thiệt?

08/09/2014 17:06
08-09-2014 17:06:33+07:00

Áp thuế chống phá giá inox: Ai hưởng lợi, ai chịu thiệt?

Theo nguyên Chủ tịch Hiệp hội Thép “Điều tra chống bán phá giá thép đã diễn ra gần 1 năm, các doanh nghiệp đã được cảnh báo và chắc chắn không có ai chịu ảnh hưởng cả”.

* Việt Nam lần đầu đánh thuế chống bán phá giá thép không gỉ

Trước lo ngại áp đặt thuế chống bán phá giá thép không gỉ (inox) đối với một số doanh nghiệp nước ngoài vừa được Bộ Công Thương chính thức ban hành sau 1 năm điều tra, sẽ làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp (DN) thép trong nước phụ thuộc vào nhập khẩu thép để làm nguyên liệu sản xuất, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam Phạm Chí Cường khẳng định: "Không có doanh nghiệp Việt Nam nào chịu thiệt cả".

Ông Phạm Chí Cường - Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Thép, người đã gắn bó với các DN từ ngày đầu khi có đề nghị và tranh luận áp đặt hay không nên áp đặt thuế chống bán phá giá của DN ngoại: “Điều tra chống bán phá giá thép đã diễn ra gần 1 năm, các DN Việt Nam đã được cảnh báo từ trước và chắc chắn không có DN Việt chịu ảnh hưởng cả”.

Theo ông, lệnh chống bán phá giá này có gây khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam?

Hoàn toàn không có cú sốc hay khó khăn nào cả bởi chúng ta đã tiến hành điều tra 1 năm và đã cảnh báo các DN trong nước về điều này. Họ phải chuyển hợp đồng nhập khẩu sang các DN khác, thị trường khác. Chính sách này áp dụng chỉ tác động đến việc thay đổi kế hoạch nhập khẩu của các DN mà thôi. Theo quan sát của tôi, các DN Thép đều có hợp đồng nhập khẩu trong vài tháng một, không có hợp đồng 1 năm hoặc trên 1 năm nên không có ảnh hưởng nào cả.

Các DN hoàn toàn có thể thay đối tác nhập khẩu ở Ấn Độ, Nga nếu không thích nhập các nguyên liệu từ các DN trong nước. Chúng ta đâu có áp đặt các DN nhập khẩu phải quay về với sản phẩm trong nước đâu. Đây là biện pháp tự vệ thông thường, phản ứng có lợi cho thị trường, cho ngành, cho nền kinh tế và phù hợp chuẩn mực quốc tế.

Khi bạn chơi xấu, hạ giá bán thấp kỉ lục nhằm “giết” DN sản xuất trong nước, các DN Việt Nam có quyền yêu cầu, kiến nghị bởi mức giá đó thì không thể đảm bảo hòa vốn, kể cả trong trường hợp DN đó có lợi thế kinh tế do sản xuất quy mô lớn. Đây là biện pháp hoàn toàn bình thường để DN Việt tự bảo vệ mình trước thói xấu của DN ngoại.

Một năm về trước, có nhiều ý kiến về “lợi ích nhóm” trong việc kêu gọi áp đặt lệnh chống bán phá giá từ 1 số nhà sản xuất thép nội địa, quan điểm của ông về vấn đề này?

Không hề có! Tôi là người chứng kiến từ đầu vấn đề nên tôi hiểu rất rõ việc này. Khi tôi còn làm ở Hiệp hội Thép, việc điều tra chống bán phá giá đã được Bộ Công Thương, cụ thể là cục Quản lý Cạnh Tranh đưa lên sau khi có kiến nghị của 1 số DN sản xuất thép trong nước về mức bán quá rẻ, thậm chí, mức “giá không tưởng” để có thể sản xuất được thép Inox.

Cuối năm 2013, 18 DN nhập khẩu inox để phục vụ sản xuất đệ đơn lên Cục quản lý cạnh tranh Bộ Công Thương về đề nghị điều tra chống bán phá giá của hai DN là Posco VST và Hòa Bình inox về các DN Trung Quốc, Đài Loan, Indonesi và Malaysia. Các DN này cho rằng, hai DN đệ đơn điều tra chiếm 81% thị trường cung ứng thép không gỉ trong nước nên tạo áp lực và phục vụ “lợi ích nhóm”.

Tuy nhiên, trong 1 thời gian điều tra và phối hợp với 1 nước thứ 3 để đối chiếu giá, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định rằng, các DN bị áp thuế chống bán phá giá lần này là “đúng người, đúng tội”. Các DN nhập khẩu từ các đối tác này nên chuyển đối tác nhập khẩu khác, không tiếp tay cho hoạt động phá họa thị trường của DN nước ngoài.

Một năm về trước, khi các cơ quan khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép không gỉ nhập khẩu, nhiều DN “nhảy cẫng” lên vì sẽ ảnh hưởng làm tăng chi phí đầu vào của họ. Tuy nhiên, với mức giá bán quá rẻ, phá hoại thị trường thì không thể chiều lòng các DN nhập khẩu để làm hại các DN sản xuất khác, đồng thời tạo điều kiện cho DN nước ngoài thống lĩnh “nhào nặn” thị trường được.

Đây là lần đầu tiên một ngành, lĩnh vực của Việt Nam áp đặt lệnh chống bán phá giá đối với DN nước ngoài trong khi nhiều ngành chúng ta hiện đã bị rất nhiều vụ kiện khác, theo ông, chúng ta cần chuẩn bị gì?

Để có thể điều tra và áp đặt chống bán phá giá, nước điều tra phải xây dựng rất nhiều chính sách về hàng rào kỹ thuật (TBT) và hàng rào về vệ sinh an toàn thực phẩm (SBS), nước thứ 3 so sánh giá… Trong bối cảnh nhiều ngành nghề của Việt Nam đang thiếu các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, hoặc thấp hơn so với các nước khác, thì sẽ rất khó để chúng ta áp đặt lệnh chống bán phá giá và cấm nhập nếu phát hiện các tồn dư chất bảo quản quá mức cho phép từ các nước đã xây dựng luật hoàn chỉnh hơn.

Hiện nay ngành may mặc, thủy hải sản và thực phẩm đang rất cần thiết lập thật chặt chẽ hàng rào kỹ thuật và tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm bởi chúng ta vào WTO và tham gia nhiều hiệp định song phương, thuế suất bằng 0 thì các hàng xấu, hàng kém chất lượng phải được quản lý nghiêm ngặt theo chuẩn mực chung của thế giới.

Việc đi tiên phong trong áp đặt thuế chống bán phá giá trong ngành thép sẽ chỉ là 1 bước đi đầu tiên, giúp các DN trong nước hoạt động ở các lĩnh vực khác có thêm tự tin, bản lĩnh khi khiếu kiện lên Bộ Công Thương, các cơ quan của WTO để lấy lại sự công bằng. Tôi hy vọng trong thời gian tới, sẽ có nhiều hơn các DN nước ngoài lấy giá làm công cụ để “chơi” với DN Việt sẽ bị loại bỏ khỏi thị trường.

Ngày 5/9/2014 Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 7896/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với 10 DN xuất khẩu thép không gỉ (inox) vào thị trường Việt Nam đến từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và lãnh thổ Đài Loan. Theo đó, các DN này sẽ bị áp thuế từ 3.07% đến cao nhất là 37.29% và Quyết định có hiệu lực từ ngày 05/10/2014.


Nguyễn Tuyền

dân trí





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ Tài chính lần thứ 4 đề xuất giảm 2% thuế VAT

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT 2% và gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân.

VCCI: Doanh nghiệp ra nước ngoài mở công ty vì bị áp thuế VAT 10%

VCCI phản ánh không ít doanh nghiệp Việt lập thêm công ty ở nước ngoài để cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhằm giảm nghĩa vụ thuế.

Ngành thuế yêu cầu đánh giá hiệu quả thực hiện hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

Tổng cục Thuế cho biết đã có công văn đề nghị các Cục Thuế có các kế hoạch cụ thể tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về hóa đơn điện tử...

Vụ án Thuduc House: Cựu Phó cục trưởng cục Thuế TP.HCM được giảm 1 năm tù

Liên quan đến vụ án Thuduc House, phiên phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Thị Bích Hạnh (cựu Phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM) được giảm từ 4 năm xuống còn 3 năm tù giam.

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT 6 tháng cuối năm

Chính phủ vừa có Tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng...

Tiếp thị liên kết chịu thuế thu nhập hàng tỉ đồng: Tồn thuế hay bị truy thu oan?

Nhiều cá nhân làm tiếp thị liên kết (affiliate) cho các sàn thương mại điện tử và một số mạng lưới gần đây kiểm tra thuế thu nhập cá nhân (TNCN) trên ứng dụng eTax...

4 tháng đầu năm, ngân sách Nhà nước bội thu hơn 211 nghìn tỷ đồng

Số liệu từ Tổng Cục Thống kê, thu ngân sách Nhà nước 4 tháng đầu năm 2024 ước tăng 10.1% so với cùng kỳ năm trước, chi ngân sách Nhà nước ước tăng 4.4%. Như vậy...

Đề xuất giảm thuế GTGT đến hết năm 2024

Chính phủ vừa có tờ trình gửi Quốc hội về kết quả thực hiện việc giảm 2% thuế GTGT, đồng thời đề xuất tiếp tục giảm thuế này trong 6 tháng cuối năm 2024.

Ngành thuế nắm dữ liệu ngân hàng của hơn 120 triệu tài khoản cá nhân

Cơ quan thuế nắm dữ liệu của hơn 121 triệu tài khoản cá nhân và 9 triệu tài khoản tổ chức tại 96 ngân hàng thương mại.

Thu thuế hoạt động thương mại điện tử đạt 180 ngàn tỷ trong hai năm qua

Số liệu quản lý thuế trong 2 năm gần nhất đã ghi nhận kết quả thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử như sau: Năm 2022 doanh...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98