DHG: “Liều thuốc thử” trước khi đầu tư ở “sân khách” Myanmar

16/09/2014 09:06
16-09-2014 09:06:57+07:00

DHG: “Liều thuốc thử” trước khi đầu tư ở “sân khách” Myanmar

Bị siết chặt quản lý thuốc đấu thầu ở kênh điều trị, CTCP Dược Hậu Giang (HOSE: DHG) đã đẩy mạnh cải tiến hệ thống phân phối bán hàng qua kênh thương mại (OTC). Đây cũng được xem là “liều thuốc thử” tại thị trường nội địa trước khi “làm khách” ở Myamar trong thời gian tới.

Sẽ công bố kết quả khảo sát thị trường Myanmar trong năm nay

Một trong những kế hoạch đầu tư của Dược Hậu Giang thu hút nhiều sự quan tâm của giới đầu tư trong năm nay là việc dự kiến mua lại 72.86% cổ phần của CTCP Dược phẩm Ánh Sao Việt (ASV Pharma). Kế hoạch “nối dài cánh tay” phát triển nhà máy và kênh phân phối tại Myanmar với kỳ vọng là bước đệm giúp DHG gia tăng tỷ trọng xuất khẩu trong cơ cấu doanh thu những năm tới đây.

Được biết, ASV Pharma là doanh nghiệp có giấy phép tham gia liên doanh đầu tư nhà máy sản xuất các loại thuốc kháng sinh, thuốc tiêm và dịch truyền với Công ty Myanmar Entrepreneur Investment Group có tổng mức đầu tư ước tính 20 triệu đô la Mỹ tại Yangon (Myanmar). Theo thông tin từ Hiệp hội những nhà đầu tư Việt Nam vào Myanmar (AVIM), ASV Pharma là một trong những doanh nghiệp doanh nghiệp Việt Nam đi đầu trong việc cam kết và nhận được cấp phép đầu tư vào đất nước này trong lĩnh vực dược phẩm.

Bên cạnh đó, Giám đốc của ASV Pharma là ông Đào Hữu Hoàng kiêm Chủ tịch HĐQT CTCP SPM (HOSE: SPM) – một doanh nghiệp sản xuất và phân phối tân dược niêm yết với mức vốn chủ sở hữu ghi nhận gần 690 tỷ đồng. Chính vì vậy, “mối lương duyên” giữa DHG và ASV Pharma nếu được hợp thành sẽ tạo động lực lớn giúp DHG duy trì mục tiêu tăng trưởng 14-15% mỗi năm, đồng thời mở rộng thị phần xuất khẩu khi thị trường trong nước có thể bị ảnh hưởng do siết chặt quản lý thuốc kháng sinh.

Biểu đồ cơ cấu thị trường của DHG năm 2013

Nguồn: BCTN DHG

Trao đổi với người viết, đại diện từ Dược Hậu Giang cho biết phía công ty vẫn đang trong quá trình đàm phán thương lượng với đối tác để đánh giá tính khả thi và lợi nhuận kỳ vọng từ thị trường Myanmar.. Hiện tại, Công ty cũng đã cử một nhóm 20 chuyên viên phụ trách để thực địa thị trường Myanmar nhằm sâu sát hơn về tình hình thị trường cũng như nhu cầu dược phẩm của đất nước này. Kết quả ban đầu dự kiến sẽ được công bố vào quý 4 năm nay.

Trước đó, trong lần trao đổi với báo giới, ông Đình Duy Khương - Phó tổng giám đốc DHG nhận định rằng với 65 triệu dân, tiềm năng phát triển ngành dược của thị trường Myanmar rất lớn, tuy nhiên, cạnh tranh tại đây diễn ra cũng rất khốc liệt vì thuốc giá rẻ nhập lậu từ Ấn Độ, Bangladesh… hiện đang tràn ngập thị trường này.

OTC “chạy bù” khi ETC gặp khó

Tính đến thời điểm cuối tháng 8, DHG ước chừng đã hoàn thành được 60% kế hoạch doanh thu năm 2014 (3,880 tỷ đồng). Trong đó, nhóm hàng tự sản xuất (có biên lợi nhuận gộp thường trên 50%) đã gia tăng về sản lượng và giá trị trên 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, DHG tự tin sẽ sớm hoàn thành kế hoạch kinh doanh trong năm nay.

Do chịu sự ảnh hưởng của Thông tư 01 của Bộ Y tế, trong đó, ưu tiên nhận mức giá thấp khi đấu thầu vào bệnh viện nên doanh thu từ hệ điều trị (ETC) của công ty đang có chiều hướng giảm dần, hệ thương mại (OTC) hiện phải “chạy bù” doanh số cho phần hụt này. Chính vì vậy việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm được đơn vị này khá quan tâm, đặc biệt đến cuối năm nay dự kiến năng lực sản xuất của DHG sẽ được nâng lên gấp đôi lên 9.5 tỷ đơn vị sản phẩm/năm khi hai nhà máy mới Non-Betalactam và Betalactam đi vào hoạt động.

DHG đang từng bước tái cấu trúc lại hệ thống bán hàng và phương pháp bán hàng. Điểm mới thể hiện ở chỗ Công ty tổ chức phân chia đội ngũ bán hàng theo nhóm sản phẩm thay vì phân chia thuần túy theo địa bàn như trước đây. Bên cạnh đó, hàng tồn kho lúc trước nằm rải rác, hiện đã tập trung vào 36 kho lớn ở khắp các tỉnh thành. Mỗi kho ước tính lưu trữ 120 tỷ đồng giá trị hàng hóa.

Được biết, trong quý 3 năm nay, DHG sẽ đầu tư hơn 6 tỷ đồng cho dự án máy cầm tay hệ thống bán hàng (máy PDA) và hơn 52 tỷ đồng cho việc đầu tư phát triển hệ thống kho trung chuyển trung tâm vùng ở 3 khu vực chính là Hà Nội, Nha Trang và Đà Nẵng nhằm đảm bảo logistic, tiến tới mô hình phân phối hiện đại.

“Bước đầu triển khai tái cấu trúc hệ thống và phương pháp bán hàng gặp khá nhiều thuận lợi, nhưng hẳn nhiên điều gì mới làm cũng sẽ gặp ít nhiều sai sót và hiện DHG cùng đội ngũ bán hàng vẫn tiếp tục vừa làm vừa nâng cấp hoàn thiện trong những tháng tới đây”, đại diện DHG cho biết.

Việc tiếp cận hệ thống và phương pháp bán hàng mới của DHG trong năm nay có thể chăng là “liều thuốc thử” tại thị trường nội địa, trước khi “làm khách” ở thị trường nước bạn.

Thăng trầm thị trường thuốc Việt

Theo thông tin từ ĐHĐCĐ thường niên năm 2014, hiện DHG đang sử dụng 2 ha đất – phần diện tích còn lại của khu công nghiệp Tân Phú Thạnh để khai thác trồng dược liệu thông qua các hoạt động liên doanh, liên kết. Việc khai thác này dự kiến sẽ giúp DHG chủ động nguồn dược liệu đầu vào trong thời gian tới. Tuy nhiên do hoạt động liên doanh, liên kết, DHG đã cam kết bảo mật thông tin cho đối tác nước ngoài nên về phía đại diện DHG vẫn chưa chia sẻ nhiều thông tin xung quanh vấn đề này.

Khi được hỏi về kỳ vọng lợi nhuận của DHG về nhóm thực phẩm chức năng trong vài năm tới, trao đổi với người viết, đại diện DHG cho rằng nhóm sản phẩm này có xu hướng giảm dần trong 2-3 năm tới nguyên nhân từ ảnh hưởng bởi tâm lý e ngại của phần đông người tiêu dùng, cũng như do một số đơn vị chỉ theo đuổi lợi nhuận trước mắt mà không chú trọng phát triển chức năng và công dụng của sản phẩm.

Nhóm sản phẩm chủ chốt hàng năm chiếm hơn 50% doanh thu của DHG

Về quá trình xúc tiến đàm phán với một số đối tác để đầu tư dây chuyền thuốc đặc trị, đại diện DHG cho biết hiện nguồn lực của công ty đã được phân chia khá rõ ràng để theo đuổi mục tiêu này. Tuy nhiên, trong tương lai gần, bà nhận định về thị trường dược phẩm của Việt Nam phải còn trải qua nhiều thăng trầm nữa mới có thể đẩy mạnh phát triển thuốc đặc trị.

Đức Phương







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tham vọng kế hoạch lãi 2024 tăng 90%, Eximbank chỉ thực hiện được 13% sau quý 1

BCTC hợp nhất quý 1/2024 của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) cho thấy, Ngân hàng lãi trước thuế chỉ hơn 661 tỷ đồng...

Chủ tịch BAF: Đối thủ cạnh tranh chính là nhỏ lẻ, mảng Food là “sống còn” của tương lai

Chia sẻ tại ĐHĐCĐ 2024, Chủ tịch BAF Trương Sỹ Bá cho biết Doanh nghiệp xác định mảng Food (nằm trong chuỗi 3F Feed - Farm - Food) là yếu tố cạnh tranh ở tương lai...

VietinBank lãi trước thuế quý 1 hơn 6,210 tỷ đồng, nợ dưới chuẩn gấp 2.7 lần

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, HOSE: CTG) lãi trước thuế hơn 6,210 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so...

Vietjet đặt kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

Ngày 26/4/2024, CTCP hàng không Vietjet (HOSE: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững...

ĐHĐCĐ Imexpharm: Tăng cổ tức lên 20%, ETC là kênh rất quan trọng

ĐHĐCĐ 2024 của IMP thông qua mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trên mức nền cao kỷ lục của năm ngoái, đồng thời tăng tỷ lệ cổ tức cho cổ đông.

ĐHĐCĐ SIP: Tranh thủ tạo quỹ nhà xưởng cho thuê, cổ tức 2024 tối thiểu 10%

“Hiện nay, những khu công nghiệp có vị trí tốt gần khu vực TPCHM, nhu cầu thuê nhà xưởng là rất lớn. Mặc dù cần một số vốn lớn nhưng có thể khẳng định việc đầu tư...

Quý 1/2024, lãi sau thuế của GELEX Electric tăng 27.7% so với cùng kỳ

Quý 1/2024, Công ty Cổ phần Điện lực GELEX (mã GEE - GELEX Electric) ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 3,720 tỷ đồng, tăng 9%; lợi nhuận sau thuế đạt 116 tỷ...

ĐHĐCĐ TPC: Kế hoạch 2024 lãi sau thuế 8 tỷ đồng, thanh lý bất động sản để bù lỗ

Sáng ngày 26/04, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Nhựa Tân Đại Hưng (HOSE: TPC) đã thông qua nhiều vấn đề quan trọng, gồm việc bán động sản (BĐS) tại Long An để bù...

GELEX: Bất động sản công nghiệp tiếp tục là điểm sáng trong quý 1/2024

CTCP Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2024, cho thấy kết quả kinh doanh đã có những chuyển biến tích cực so với cùng kỳ 2023.

Chủ siêu đô thị The Global City lãi khủng 5.3 ngàn tỷ nửa cuối năm 2023, ôm nợ hơn 102 ngàn tỷ

Sau một năm lỗ hơn 2.9 ngàn tỷ, năm 2023 vừa qua chủ siêu đô thị Sài Gòn Bình An (tên thương mại The Global City) còn lỗ gần 103 tỷ đồng. Kết quả này tương đối bất...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98