60% và 40% đã là tỷ lệ phù hợp?

24/10/2014 16:31
24-10-2014 16:31:40+07:00

60% và 40% đã là tỷ lệ phù hợp?

Theo nhận định của TS. Nguyễn Trí Hiếu, 10 năm vừa qua, xu hướng người dân và DN không dùng tiền mặt, chuyển sang sử dụng các dịch vụ NH đã tăng lên nhiều. Tuy nhiên, lượng tiền mặt giao dịch trong nền kinh tế Việt Nam vẫn còn khá lớn so với các nước trong khu vực như Malaysia, Thái Lan…

TS. Nguyễn Trí Hiếu

Tại sao các giao dịch tiền mặt vẫn còn lớn như vậy, thưa ông?

Theo tìm hiểu của tôi, đến thời điểm này, có khoảng từ 20 – 30% người dân sử dụng dịch vụ NH nhưng chỉ tập trung chủ yếu ở thành thị, còn ở vùng nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa hầu như chưa tiếp cận được với dịch vụ thanh toán hiện đại. Và đối với họ, việc sử dụng thẻ ATM hay các dịch vụ thanh toán qua Internet Banking là điều còn rất xa lạ.

Có nhiều nguyên nhân lý giải cho vấn đề này, như do các NH chưa mở rộng mạng lưới tại khu vực này nên người dân chủ yếu giao dịch tại quỹ tiết kiệm và ở một số ít điểm giao dịch của NH cho vay nông nghiệp nông thôn… nên dù có muốn nhưng họ không được cung ứng hạ tầng kỹ thuật. Bên cạnh đó, có một nguyên nhân quan trọng là do văn hóa, thói quen sử dụng tiền mặt của người Việt Nam vẫn còn nặng nề và điều kiện cơ sở vật chất nền kinh tế chưa phát triển đồng bộ.

Vì thế, dù đi đến đâu, thành phố hay nông thôn thì tâm lý người Việt Nam lúc nào cũng phải có tiền mặt mới yên tâm. Ngay cả những người làm NH như chúng tôi thì dù có nhiều loại thẻ nhưng vẫn luôn phải có tiền mặt trong ví. Vì tôi cũng như các bạn không thể vào ăn bát phở hay uống ly nước mà quẹt thẻ thanh toán được. Thậm chí ngay cả các siêu thị cũng không phải siêu thị nào cũng chấp nhận thanh toán tất cả các loại thẻ mà chỉ chọn một vài thẻ NH.

Thêm một lý do nữa mang tính tiêu cực, đó là một số bộ phận của nền kinh tế cố tình sử dụng tiền mặt không thông qua tài khoản tại NH nhằm che giấu hoạt động kinh doanh một cách không minh bạch của mình, như buôn lậu hoặc trốn thuế… Vì vậy, mặc dù tình trạng thanh toán không dùng tiền mặt đã được cải thiện nhưng lượng tiền mặt giao dịch trong nền kinh tế vẫn còn lớn.

Theo ông, những tồn tại trên có phải do chúng ta chưa có chế tài mạnh để xử lý?

Đúng là ở Việt Nam chưa có chế tài xử phạt mạnh mẽ để hạn chế sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt. Nhưng thật sự với điều kiện kinh tế như hiện nay cũng rất khó để “ép” người dân Việt Nam không được phép sử dụng tiền mặt. DN không thể nào bắt buộc khách hàng phải luôn thanh toán qua chuyển khoản tại NH. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, DN bán được hàng đã là tốt lắm rồi, không thể đòi hỏi quá nhiều từ khách hàng trong phương thức thanh toán. Nên về mặt thương mại và kinh tế, theo tôi không thể dùng luật lệ bắt buộc các thành phần kinh tế phải sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Và thực tế, bất cứ nước nào cũng phải chấp nhận giao dịch lượng tiền mặt nhất định trong nền kinh tế. Ngay cả Mỹ cũng vậy, trong ví người dân, bên cạnh nhiều loại thẻ tín dụng, séc… thường họ phải có ít nhất 20 – 50 USD khi ra ngoài đường để có thể chi trả phí dịch vụ phát sinh. Và, Việt Nam không nên là ngoại lệ. Tôi cho rằng, với điều kiện kinh tế ở Việt Nam, nên cố gắng duy trì giao dịch phi tiền mặt ở mức 60% và 40% giao dịch bằng tiền mặt từ người dân, DN là đã thành công. Nhưng chắc phải ít nhất 5 năm nữa mới có thể đạt được tỷ lệ trên.

Từ kinh nghiệm làm việc lâu năm tại nước ngoài, ông có thể cho biết giải pháp nào giúp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt hiệu quả hơn?

Ở bên Mỹ, cách đây khoảng 10 năm, một công ty bảo hiểm đã đưa ra chương trình “Khéo dùng tiền” và khuyến cáo tất cả các NH tham dự. Sau đó, chương trình này trở thành một chương trình giáo dục tài chính phổ biến tại các trường học và cho tất cả người dân Mỹ, trong đó có cả cộng đồng thiểu số người Việt, người Hoa… Nội dung của chương trình đó rất cơ bản, thiết thực như: khi có thẻ tín dụng, thẻ ATM thì sử dụng thế nào cho hiệu quả, phân biệt tiền thật, tiền giả, đặc biệt tập trung vấn đề vì sao không nên dùng tiền mặt.

Điều này cho thấy, ngay cả ở Mỹ là quốc gia có tỷ lệ sử dụng phi tiền mặt rất lớn mà họ còn phải làm việc này, huống gì ở một nước sử dụng tiền mặt quá nhiều như Việt Nam lại không áp dụng phổ cập một chương trình giáo dục cơ bản tương tự. Đồng thời, các NH cần tích cực đi khảo sát thực tế, tiếp cận dân chúng nhiều hơn để phổ biến các dịch vụ, cũng như đưa ra các sản phẩm tiện ích, hiện đại nhưng gần gũi để họ dần thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt.

Xin cảm ơn ông!

Hà Thành

thời báo ngân hàng





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đề xuất mức trích lập dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Nghị định quy định về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động...

Lãi suất cho vay mới nhất của các ngân hàng thương mại

Nhiều ngân hàng công bố lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất giữa huy động và cho vay tháng 4. Tuy nhiên, một số nhà băng chỉ công bố lãi suất cho vay cơ...

NHNN đề xuất cấm tổ chức tín dụng khuyến mại trái quy định khi nhận tiền gửi

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đề xuất nghiêm cấm tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất và các hình...

SHB cấp hạn mức thấu chi lên tới 300 triệu đồng hỗ trợ khách hàng mở rộng kinh doanh

Với hạn mức thấu chi hấp dẫn cùng nhiều ưu đãi thanh toán, gói giải pháp tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sẽ góp phần giúp các hộ kinh doanh tháo...

Ngân hàng nào đang cho vay mua nhà lãi suất thấp nhất?

Bước sang tháng 5, trong khi lãi suất huy động có xu hướng tăng nhẹ thì một số nhà băng vẫn giảm lãi suất cho vay mua nhà.

Bộ Công an sẽ tham gia xử lý tình trạng sở hữu chéo ngân hàng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ...

Thủ tướng chỉ thị các ngân hàng tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024. Chỉ thị của Thủ...

NHNN vẫn đấu thầu 16,800 lượng vàng miếng

Sau phiên đấu thầu bất thành (25/4), NHNN tiếp tục thông báo đấu thầu vàng miếng vào sáng 03/5.

Tại sao chuyển tiền từ 10 triệu đồng trở lên phải xác thực sinh trắc học?

Kể từ ngày 1/7/2024, mọi giao dịch chuyển tiền có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên đều phải thông qua bước xác thực bằng sinh trắc học đối với người chuyển tiền.

Chính phủ sẽ không vì áp lực lạm phát mà tăng lãi suất

Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển khi nói về áp lực tăng lãi suất nhằm kìm hãm lạm phát cũng như tỷ giá trong thời gian qua.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98