Bệnh viện ngoại nhòm ngó thị trường Việt Nam

16/10/2014 22:05
16-10-2014 22:05:00+07:00

Bệnh viện ngoại nhòm ngó thị trường Việt Nam

Việc người Việt chi khoảng 2 tỷ USD mỗi năm để ra nước ngoài chữa bệnh được xem là cơ hội không thể bỏ qua đối với các tập đoàn chăm sóc sức khỏe lớn trên thế giới.

Bệnh viện công quá tải còn bệnh viện tư mới chập chững "ra ràng", Việt Nam đang mất hàng tỷ USD mỗi năm từ túi những người ra nước ngoài khám chữa bệnh.

Một cựu sinh viên y khoa Việt Nam cho biết cô kiếm được 3.200 USD mỗi tháng, cao gấp 20 lần thu nhập của bạn bè nhờ kết nối khách hàng với các bệnh viện ở Singapore. Thống kê của Bộ Y tế cho thấy riêng năm ngoái, khoảng 40.000 người Việt đã chi 2 tỷ USD cho việc đi khám chữa bệnh ở nước ngoài.

Bệnh viện tại Việt Nam được đánh giá là tốt nhưng đều bị quá tải

Lý do của họ là không chấp nhận cảnh xếp hàng chen chúc chờ vào khám hoặc tình trạng thiếu giường ở các bệnh viện. Dù tỷ lệ chi tiêu cho y tế thuộc hàng cao nhất Đông Nam Á, Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng cao của người dân.

"Đó là vấn đề lòng tin. Họ cảm thấy không an toàn ở Việt Nam", một cựu sinh viên Việt Nam nói. Theo cô, số lượng ít bệnh viện tư ở Việt Nam chỉ như giọt nước trong biển cả. Những người có tiền sẵn sàng đến khám chữa bệnh ở một nơi đắt hơn.

"Trang thiết bị là vấn đề lớn với y tế Việt Nam", Deepak Arora, một bệnh nhân người Ấn Độ ở Hà Nội nói. Dù đã tìm đến bác sĩ người Ấn tại đây, anh này cuối cùng vẫn quyết định về Ấn Độ chữa bệnh. "Các bệnh viện ở đây tốt nhưng đều bị quá tải", bệnh nhân này nhận xét.

Khu vực y tế tư nhân cũng khó chung vai gánh vác khi số lượng bệnh nhân tăng ngày một nhanh. Trong thập kỷ qua, số lượng bệnh viện tư tại Việt Nam tăng gấp 4 lần lên 170. "Tuy nhiên, khoảng một nửa trong số đó đã chết hoặc đang chết dần", ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hiệp hội bệnh viện tư Việt Nam cho biết.

Trước thực tế này, Chính phủ Việt Nam đang chào đón các nhà đầu tư quốc tế đến để lấp đầy khoảng trống, với nhiều ưu đãi được đưa ra theo phát biểu của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tháng trước.

Trong số các nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm đến thị trường chăm sóc sức khỏe Việt Nam có Bệnh viện Bumrungrad từ Thái Lan, Tập đoàn Lippo từ Indonesia. Ngoài ra, Tập đoàn IHH Healthcare của Malaysia cũng đang đi khảo sát mặt bằng ở Hà Nội.

"Chúng tôi đang tìm kiếm cơ hội ở Việt Nam, nơi rất có tiềm năng", một đại diện của Tập đoàn chăm sóc sức khỏe KPJ Healthcare của Malaysia nói. Công ty này đang muốn mở dịch vụ tư vấn và quản lý trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam. "Nếu chúng ta ước tính 10% dân số có khả năng chi trả cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe tư nhân, ở Việt Nam con số này tương đương 9 triệu người", đại diện này tính toán.

Theo báo cáo của nhà tư vấn Knight Frank, Việt Nam nằm trong nhóm có tốc độ tăng trưởng người siêu giàu lớn nhất. Cách đây 10 năm, cả nước có 110 người nắm giữ tài sản trị giá 30 triệu USD trở lên. Còn hiện nay con số này là 293 người. Dự kiến đến năm 2020, số lượng người thuộc tầng lớp trung lưu sẽ nhiều gấp 5 lần hiện nay.

Nhiều người giàu nhưng lựa chọn của họ lại bị giới hạn. Hiện nay, khu vực bệnh viện tư nhân chỉ đủ phục vụ nhu cầu của 7% người Việt Nam. Trong khi đó, khu vực công vẫn chịu áp lực từ lượng khách quá đông. Thời gian chờ trung bình từ 4 đến 7 tiếng và tỷ lệ sử dụng giường bệnh lên đến 170%, theo số liệu của Bộ Y Tế.

Năm 2012, chi phí cho chăm sóc sức khỏe và y tế của Việt Nam cao nhất trong khu vực nếu so với về tỷ lệ chi trên GDP, theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới. Tuy nhiên nếu so riêng về tỷ lệ chi, mức chi 102 USD trên mỗi đầu người vẫn thấp hơn nửa so với Thái Lan, bằng một phần tư Malaysia và bằng 4% người Singapore.

Anh Đức

vnexpress





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Xây dựng Luật khu công nghiệp: Đón dòng đầu tư chất lượng cao

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết khu công nghiệp là khu vực trọng điểm thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước, là điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới.

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy gửi đơn tố cáo hành vi thông thầu ở Ninh Thuận

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận có đơn tố cáo hành vi thông thầu trong đấu giá đất công, gây thất thoát tài sản nhà nước

Doanh nghiệp liên quan vụ bán dự án điện mặt trời cho Trung Quốc, đề xuất làm 2 nhà máy điện gió ở Lâm Đồng

Mới đây, CTCP Đầu tư HLP đề xuất đầu tư xây dựng 2 dự án nhà máy điện gió Tà Năng 1 và Tà Năng 2 tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

Chủ tịch Phan Văn Mãi: Giải ngân đầu tư công TPHCM chùng lại

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho biết, tháng 4/2024, kết quả giải ngân đầu tư công của Thành phố chùng lại. Từng chủ đầu tư, từng cơ quan có liên quan cần hết...

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4426/BTC-VĐT gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND các...

Phó Thủ tướng: Không đề xuất xử lý những dự án BOT do 'lỗi' của doanh nghiệp

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải rà soát, đánh giá toàn diện các dự án BOT giao thông; kiên quyết không đề xuất xử lý những dự án do nguyên...

Thủy điện có còn dư địa để phát triển hay sẽ sớm bị thay thế?

Theo các chuyên gia năng lượng, với nguồn thủy điện dồi dào, Việt Nam có thể tiếp tục khai thác tối đa với tổng công suất đạt từ 30.000-38.000MW và điện năng có thể...

Người Việt Nam đánh giá cao du lịch bền vững

Hầu hết du khách Việt Nam được khảo sát đều đồng ý du lịch bền vững rất quan trọng và mong muốn hành trình của mình thân thiện với môi trường hơn trong năm tới.

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon, quản lý các chương trình, dự án, hoạt...

Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng kháng cáo

Sau khoảng hơn 1 tháng xét xử sơ thẩm, TAND TP Hà Nội đã nhận được đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98