Con đường gây dựng đế chế khách sạn của gia đình Hilton

23/10/2014 10:50
23-10-2014 10:50:24+07:00

Con đường gây dựng đế chế khách sạn của gia đình Hilton

Từ một quân nhân xuất ngũ, Conrad Hilton đã thành lập đế chế khách sạn hàng đầu thế giới với giá trị hơn 21 tỷ USD ngày nay.

Những năm gần đây là quãng thời gian rất suôn sẻ với gia đình Hilton. Năm ngoái, Hilton IPO 2,35 tỷ USD và là vụ chào bán lớn nhất với một khách sạn cho đến nay. Tháng trước, họ lại bán khách sạn biểu tượng của New York - Waldorf Astoria cho một công ty bảo hiểm Trung Quốc với giá lên tới 1,95 tỷ USD.

Dĩ nhiên, những thành công đó không phải tự nhiên mà có. Đây là thành quả gây dựng gần một thế kỷ qua của gia đình Hilton.

Augustus Halvorsen Hilton, cha của nhà sáng lập tập đoàn Hilton - Conrad, sinh năm 1854 tại Ullensaker (Na Uy). Ông kết hôn với một phụ nữ gốc Đức tên Mary Genevieve và chuyển tới Mỹ năm 1870.

Augustus có 7 người con, trong đó có Conrad (ảnh). Ông này sinh năm 1877 tại bang New Mexico (Mỹ) và là một trong những người mang họ Hilton nổi tiếng nhất với tài kinh doanh xuất chúng.

Conrad học kinh doanh tại cửa hàng tạp hóa của cha. Khi đó, gia đình Hilton thi thoảng còn cho thuê phòng trọ để kiếm thêm tiền.

Thời đại học, Conrad tham gia hội sinh viên quốc tế Tau Kappa Epsilon. Sau khi tốt nghiệp, ông tham gia chính trường với vai trò đại diện đảng Cộng hòa tại New Mexico khi bang này được thành lập.

Conrad gia nhập quân đội Mỹ suốt Thế chiến thứ nhất, làm trong Cục quân nhu, chuyên cung cấp nhiên liệu, lương thực và quân trang cho quân đội. Conrad xuất ngũ năm 1919 sau khi cha ông qua đời trong một tai nạn xe hơi.

Sau chiến tranh, Conrad chuyển tới bang Texas. Năm 1919, ông tìm cách mua một ngân hàng nhưng bất thành. Vì vậy, ông chuyển sang mua khách sạn 40 phòng Mobley tại Cisco (Texas). Khách sạn kinh doanh tốt tới mức ông phải chuyển cả phòng ăn thành phòng nghỉ để đáp ứng nhu cầu.

Mobley được gọi là “Khách sạn Hilton đầu tiên” và hiện đã đổi tên thành Conrad Hilton Center. Nơi này vẫn lưu giữ các biển hiệu cũ và hai phòng ngủ từ năm 1919. Một phòng trong này được dùng làm trụ sở của Phòng thương mại Cisco và nơi còn lại để tổ chức các sự kiện đặc biệt như tiệc cưới.

Sau vài tháng, Conrad nhận thấy có người cũng đang muốn mua Waldorf Astoria. Ông quyết định dùng tiền túi của mình, thay vì tiền của tập đoàn Hilton, để mua lại. Một cổ đông lớn của khách sạn này đã đồng ý với đề xuất mua gần 250.000 cổ phiếu với giá 12 USD. Cuối cùng, Conrad trả 3 triệu USD để sở hữu 69% cổ phần Waldorf và dần tăng lên 100%.

Khách sạn huyền thoại này là công trình biểu tượng tại New York và từng đón tiếp các đời tổng thống Mỹ từ thời Herbert Hoover.

Tập đoàn Hilton sau đó mua thêm nhiều công trình ấn tượng khác, như khách sạn Conrad Males với nhà hàng dưới biển. Conrad Males trải dài trên hai hòn đảo tại Ấn Độ Dương. Tại đây còn có hầm rượu ngầm với 20.000 chai.

Một bất động sản nổi bật khác của Tập đoàn Hilton là Conrad Pezula tại Nam Phi - khách sạn có giá khoảng 8.000 USD mỗi đêm. Một số phòng của khách sạn này còn được xây dựng trên vách đá. Trang CNBC từng vinh danh Conrad Pezula là “khách sạn đẹp nhất thế giới” năm 2008. Cũng trong năm này, cố Tổng thống Nam Phi - Nelson Mandela đã trở thành vị khách đầu tiên của khách sạn.

Năm 1979, Conrad qua đời và để tài sản lại cho 3 người con. Hai con trai của ông nhận được mỗi người 500.000 USD, còn con gái nhận được 10.000 USD. Số còn lại được cho vào Quỹ Conrad N. Hilton.

Năm 1984, con trai Richard của ông tự thành lập công ty bất động sản riêng mang tên Hilton Realty Investment. Năm 1993, cùng với Jeffrey Hyland, Richard lại lập hãng bất động sản Hilton & Hyland. Một số nhân viên kinh doanh của công ty từng xuất hiện trong chương trình truyền hình thực tế Million Dollar Listing.

Con trai thứ 2 của Conrad - William Barron Hilton I, tiếp quản công ty của gia đình. Barron thực hiện di chúc của cha và nhận 4 triệu cổ phiếu của tập đoàn Hilton. Năm 1966, Barron trở thành Chủ tịch kiêm CEO của Hitton.

Barron có tất cả 8 người con. Trong đó người con thứ 6, Richard, là cha của Paris và Nicky Hilton.

Paris hiện là người mang họ Hilton nổi tiếng nhất. Cô sinh năm 1981 và làm người mẫu từ khi còn học phổ thông. Paris Hilton đã xuất hiện trên nhiều bộ phim và chương trình thực tế. Cô hiện kinh doanh một quán bar tại Manila, có thương hiệu trang sức và nước hoa riêng.

Năm 2007, Tập đoàn Blackstone, có trụ sở tại New York mua lại chuỗi khách sạn Hilton với giá 26 tỷ USD. Đây là thương vụ lớn thứ 2 trong lịch sử Blackstone. Sau thương vụ, công ty này thành chủ sở hữu của gần 4.000 khách sạn.

Tháng 9/2013, Hilton thực hiện IPO, thu về 2,35 tỷ USD. Thương vụ được thực hiện bởi ngân hàng Deutsche, Goldman, Bank of America Merrill Lynch và Morgan Stanley. Đây là IPO lớn nhất trong lịch sử ngành khách sạn, vượt qua các đối thủ, như Marriott International và Hyatt. Hiện thị giá của Hilton là 21,52 tỷ USD.

Tháng 10/2014, Hilton bán khách sạn Waldorf Astoria cho hãng bảo hiểm Anbang của Trung Quốc với giá 1,95 tỷ USD. Sau thương vụ, tập đoàn Hilton sẽ vẫn quản lý khách sạn này trong 100 năm tới.

Gia đình Hilton được cho là sở hữu nhiều bất động sản trên khắp thế giới và cả một trang trại tại Costa Rica. Một số thành viên nhà Hilton có thể vẫn sống tại trang trại của gia đình ở Na Uy.

Thanh Tuyền (theo BI)

vnexpress





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

EU cứng rắn với Trung Quốc về thương mại

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Ursula von der Leyen tuyên bố Liên minh Châu Âu (EU) sẵn sàng sử dụng mọi công cụ để bảo vệ nền kinh tế, nếu Trung Quốc không mở cửa...

Maersk: Vận tải biển quốc tế gặp khó vì Houthi mở rộng phạm vi tấn công tàu hàng

Theo thông báo của Maersk gửi tới khách hàng được Thời báo New York đăng tải, các tàu vận tải hiện đối mặt với phạm vi nguy hiểm mở rộng, khiến việc giao hàng thêm...

Hậu COVID-19, 3 đại gia vắc-xin làm ăn ra sao?

AstraZeneca báo cáo lợi nhuận sau thuế 2.18 tỷ USD trong quý đầu tiên năm 2024, tăng đáng kể so với mức 1.8 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái. Đà tăng trưởng này có được...

Châu Âu và "ván cược" ngành chip lần hai

Từng là trung tâm của ngành chip toàn cầu những năm 90, châu Âu giờ đã tụt hậu đáng kể trong ngành so với Mỹ hay các nền kinh tế châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Warren Buffett: Thuế doanh nghiệp có thể tăng để giải quyết thâm hụt ngân sách

Tỷ phú Warren Buffett cho biết thuế doanh nghiệp tại Mỹ có thể sẽ tăng khi các nhà lập pháp tìm cách giảm thâm hụt liên bang.

Mỹ tạo ít việc làm hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3.9%

Nền kinh tế Mỹ có thêm ít việc làm hơn dự báo trong tháng 4/2024, chấm dứt chuỗi tăng trưởng việc làm mạnh mẽ trước đó - một yếu tố đã khiến Fed phải tỏ ra cẩn...

OECD nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới

OECD đã nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới, nhờ sự phục hồi mạnh của kinh tế Mỹ, trong lúc Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tụt lại...

Sàn giao dịch điện nở rộ, thu hút nhà đầu tư

Thị trường điện châu Âu có những bước tiến tự do hóa xa hơn. Hợp đồng điện tương lai được giao dịch rộng rãi, ước tính có quy mô gấp bảy lần quy mô thị trường giao...

"Ông lớn" dược phẩm Pfizer với cái kết hậu COVID-19

Giám đốc tài chính của Pfizer bày tỏ hài lòng về mức tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ 11% của các sản phẩm không liên quan tới COVID-19 trong quý vừa qua của công ty...

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ lên 6,8%

IMF đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong năm tài chính hiện tại từ 6,5% (được đưa ra hồi tháng Một) lên mức 6,8%, chủ yếu nhờ đầu tư công.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98