Thận trọng khi giao dịch với đối tác châu Phi

24/10/2014 09:29
24-10-2014 09:29:51+07:00

Thận trọng khi giao dịch với đối tác châu Phi

Bộ Công Thương đã cảnh báo về hiện tượng lừa đảo thương mại trên internet tại một số nước khu vực Tây và Trung Phi. Tuy nhiên, vẫn có một số DN bị lừa mất tiền. Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Trần Quang Huy- Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương) xung quanh vấn đề này.

Ông có thể thông tin vài nét trao đổi thương mại giữa Việt Nam và châu Phi thời gian qua?

Châu Phi là thị trường lớn, có nhiều tiềm năng gồm 55 quốc gia với dân số hơn 1 tỷ người. Năm 2013, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và châu Phi đạt 4,29 tỷ USD, tăng 22,4% so với năm 2012. 6 tháng đầu năm 2014, Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi 1,4 tỷ USD, tăng 7% và nhập khẩu từ thị trường này 742,7 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2013.

Gần đây, hiện tượng lừa đảo tiền đặt cọc khi DN Việt Nam nhập khẩu hàng từ các nước Cameroon, Benin, Togo… diễn ra khá phổ biến. Xin ông cho biết thêm thông tin về những vụ việc này?

Hình thức lừa đảo phổ biến nhất là giả danh một DN nhập khẩu, yêu cầu trả trước lệ phí nhằm chiếm dụng tiền. Cụ thể, đối tượng mời tham gia đầu tư vào một dự án, hoặc đề nghị mua hàng của DN Việt Nam, sau đó yêu cầu DN trả một khoản lệ phí (khoảng 3.000- 5.000 USD) để xin giấy chứng nhận nhập khẩu hàng hóa, phí trúng thầu dự án... Sau khi nhận tiền đặt cọc xong, đối tác không hồi âm. Có trường hợp DN Việt Nam mất đến 40.000 USD tiền đặt cọc khi định nhập khẩu gỗ từ Cameroon...

Các vụ lừa đảo nêu trên đều được thực hiện thông qua email hoặc các trang web giống trang web chính thức. Một số đối tượng còn núp dưới danh nghĩa các tổ chức thuộc chính phủ như: Niger Delta Development Commission (NDDC), Tổ chức Cứu trợ và phát triển kinh tế Tây Phi (EDSROWA), Tổ chức Niềm tin Hồi giáo Cameroon (IRC)...

Thông thường, cơ quan đại diện của Việt Nam sẽ yêu cầu các cơ quan chức năng nước sở tại tác động để đòi nợ, tuy nhiên tỷ lệ thành công rất thấp bởi phần lớn số điện thoại và địa chỉ đối tác cung cấp là giả. Mặt khác, tại hầu hết các nước nói trên, Việt Nam chưa có cơ quan đại diện ngoại giao và hệ thống pháp luật tại những nước sở tại chưa hoàn thiện, nên khó xử lý các vi phạm.

Để giúp các DN Việt Nam tránh được sự lừa đảo, Bộ Công Thương có những khuyến cáo gì?

Liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu, DN nên đề nghị đối tác sử dụng L/C không hủy ngang mở tại các ngân hàng uy tín và hạn chế cho khách hàng trả chậm. DN tuyệt đối không nên sử dụng hình thức thanh toán D/A, bởi một khi khách hàng đề nghị hình thức thanh toán này, rất có thể sẽ bị mất hàng. Ngoài ra, nếu sử dụng hình thức thanh toán D/P, DN Việt Nam cần phải kèm theo điều khoản tiền đặt cọc, tốt nhất là 30% trở lên.

Về nhập khẩu hàng, DN cần kiểm định hàng hóa thông qua tổ chức giám định quốc tế có uy tín như Bitec International SA, Văn phòng Veritas và đàm phán để không phải đặt cọc tiền hoặc đặt cọc tối thiểu. Đối với những đơn hàng đầu tiên, DN nên mua với khối lượng nhỏ. Khi ký kết hợp đồng, DN cần quy định rõ cơ quan giải quyết tranh chấp để làm cơ sở khi tranh chấp phát sinh.

DN cần hạn chế tìm kiếm và giao dịch với khách hàng qua các trang mạng quốc tế mà cần tìm hiểu thông tin chính thống từ trang web www.vietnamexport.com, www.moit.gov.vn của Bộ Công Thương, các Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại các nước sở tại và Đại sứ quán các nước châu Phi tại Việt Nam.

Xin cảm ơn ông!

Hoa Lê

công thương



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tập đoàn Thuận An khiến loạt quan chức bị bắt: 2 năm trúng thầu 18.000 tỷ đồng

Nhiều quan chức đã bị khởi tố, bắt giam vì liên quan đến vụ án tại CTCP Tập đoàn Thuận An. Vậy doanh nghiệp này làm ăn ra sao mà khiến loạt quan chức 'ngã ngựa'?

Không thương mại hóa điện mặt trời áp mái

PGS Nguyễn Việt Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường cơ khí (Đại học Bách Khoa) cho biết về mặt kỹ thuật ông hoàn toàn ủng hộ không có việc mua bán và thương mại trong việc...

Bắt đối tượng chiếm đoạt hàng tỷ đồng theo hình thức góp vốn ở Quảng Ninh

Phạm Thị Thanh Huệ lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn 5 tỷ đồng thông qua việc huy động góp vốn để nhập bình nóng lạnh, téc nước, ống nhựa.

Thủ tướng: Tây Ninh có tiềm năng lớn phát triển kinh tế cửa khẩu

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Tây Ninh có nhiều tiềm năng, lợi thế; hội đủ 3 yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" để tăng tốc phát triển nhanh, bền vững.

Bộ Công Thương thông tin về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 04/05, phát biểu tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã có những chia sẻ về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký quyết định...

Việt Nam đang thu hút ngày càng nhiều tập đoàn công nghệ lớn

Trong ngành bán dẫn, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung cho rằng ngày càng nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và đặc biệt là các tập đoàn của Hoa Kỳ đầu tư...

Lý do loạt địa phương giải ngân đầu tư công thấp dưới mức bình quân

Tỉnh Bình Thuận, tỉnh Gia Lai, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước, tỉnh Tây Ninh... nằm trong số các địa phương có mức giải ngân đầu tư công năm 2024...

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị khởi tố

Ông Mai Tiến Dũng, cựu bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, bị khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam với cáo buộc có sai phạm liên quan một dự án tại Lâm Đồng.

Một số dự án trọng điểm giải ngân chậm

Theo số liệu từ Bộ Tài chính, 3 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải mới đạt...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98