VASEP kháng kiện thuế chống bán phá giá tôm lần thứ tám

01/10/2014 21:58
01-10-2014 21:58:00+07:00

VASEP kháng kiện thuế chống bán phá giá tôm lần thứ tám

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã quyết định gửi kháng kiện lên Tòa án Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (US ITC) về cách thức mà Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã tính toán và áp mức thuế chống bán phá giá con tôm Việt Nam một cách không công bằng và bất hợp lý.

Thông tin trên được ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch VASEP trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) về việc DOC công bố quyết định cuối cùng về mức thuế chống bán phá giá tôm nước ấm của Việt Nam cho đợt xem xét hành chính lần thứ tám (POR 8) từ 1/2/2012 đến 31/1/2013.

Ông Nguyễn Hữu Dũng cho biết, ngày 29/9, đại diện 31/32 doanh nghiệp phải chịu thế chống bán phá giá đã có cuộc họp và tất cả đều đồng ý với việc sẽ thống nhất phản kháng quyết định của DOC và sẽ đệ trình đơn lên US ITC phản đối sự vô lý của DOC khi sử dụng phương pháp tính toán riêng biệt đối với tôm Việt Nam. Đây là một quyết định VASEP thấy rằng rất bất hợp lý và cần thiết có kháng kiện yêu cầu DOC có sự thay đổi, điều chỉnh cho thích hợp.

Các doanh nghiệp sẽ khẩn trương theo vụ kiện và cũng chuẩn bị những lập luận mới cho đợt xem xét hành chính lần thứ chín (POR 9).

Theo ông Nguyễn Hữu Dũng, điều đáng chú ý nhất là với POR 7 (năm 2013), khi đó DOC đã kết luận các doanh nghiệp tôm của Việt Nam không bán phá giá, không gây thiệt hại gì cho Mỹ và thuế bằng 0% cho tất cả 32 doanh nghiệp của Việt Nam. Năm nay, với POR 8, DOC lại kết luận các doanh nghiệp Việt Nam đều bán phá giá với mức thuế rất cao, có thể nói là cao nhất trong 8 chu kỳ tính thuế của DOC.

Cụ thể, 30/32 doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ trong thời gian trên chịu thuế chống bán phá giá là 6,37%. Hai doanh nghiệp còn lại là Tập đoàn Thủy sản Minh Phú chịu mức thuế 4,98% và Công ty cổ phần Thủy sản Sóc Trăng (STAPIMEX) 9,75%. Mức thuế chung cho các doanh nghiệp khác là 25,76%.

“Mức thuế POR 8 quá cao trên là rất vô lý, bởi nó được tính toán dựa trên những số liệu thiếu cơ sở và không hợp lý. Phương pháp tính giá cá biệt mà DOC áp dụng lần này là hoàn toàn vô lý và thiếu cơ sở đối với việc tính toán thuế chống bán phá giá cho sản phẩm tôm. Đặc biệt, phương pháp thiếu tính khoa học, không có cơ sở thống kê và tính thực tiễn này cũng đang gây nhiều tranh cãi trong việc áp dụng ở Luật chống bán phá giá ở Mỹ,” ông Nguyễn Hữu Dũng nhấn mạnh.

Trong cách tính POR 8 này, DOC lấy số liệu Việt Nam so sánh với nước thứ ba là Bangladesh. Mặc dù tính toán cho giai đoạn 2012-2013, nhưng DOC lại lấy số liệu năm 2003 của Bangladesh.

Các số liệu không được cập nhật sẽ ảnh hưởng đến kết quả tính toán biên độ phá giá, thuế chống bán phá giá. “Đây là việc cần được minh bạch và yêu cầu làm đúng luật của Mỹ là lấy số liệu phản ánh chính xác nhất, cập nhật nhất để tính toán,” ông Nguyễn Hữu Dũng nói.

Đánh giá tác động của POR 8 trong thời gian tới, ông Nguyễn Hữu Dũng cho biết, trước hết sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp Việt Nam, vì mức thuế cao như vậy sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh mặt hàng tôm của Việt Nam tại Mỹ.

Các doanh nghiệp bắt buộc phải tăng giá để có tiền nộp thuế POR 8, do đó khả năng cạnh tranh về giá sẽ bị giảm so với các nước có mức thuế thấp hơn. Thứ hai là sẽ ảnh hưởng về việc cân bằng tài chính của các doanh nghiệp. Số tiền các doanh nghiệp Việt Nam phải nộp vì POR 8 vào khoảng 35 đến 40 triệu USD.

Điều đáng nói hơn là quan hệ mua bán giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác Mỹ sẽ bị ảnh hưởng trong thời gian tới vì việc đóng thuế là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục hoạt động thương mại. Bên cạnh đó, dù các doanh nghiệp, đối tác Mỹ rất muốn mua tôm của Việt Nam cũng phải thay đổi tìm các đối tác, doanh nghiệp không bị đóng thuế để có giá cạnh tranh hơn.

Để chủ động hơn trong việc ứng phó với các POR của Mỹ, ông Nguyễn Hữu Dũng cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải quản trị chặt chẽ hơn chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng của mình, để có điều kiện, số liệu đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của DOC hàng năm.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải đa dạng thị trường xuất khẩu, giảm bớt mức độ lệ thuộc vào thị trường Mỹ. “Cân đối cung cầu hiện nay, Việt Nam đang thuận trong nuôi, chế biến và xuất khẩu. Việc tìm kiếm thị trường khác là giải pháp doanh nghiệp cần phải tiến hành ngay. Chẳng hạn như thị trường Nga, nhu cầu về tôm của thị trường này đang tăng lên, cùng với việc mở cửa, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam” ông Nguyễn Hữu Dũng nhấn mạnh.

Tính đến ngày 15/8 vừa qua, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt gần 700 triệu USD, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm 2013.

Bích Hồng

vietnam+



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN TỨC MÃ CHỨNG KHOÁN




TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Xây dựng Luật khu công nghiệp: Đón dòng đầu tư chất lượng cao

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết khu công nghiệp là khu vực trọng điểm thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước, là điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới.

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy gửi đơn tố cáo hành vi thông thầu ở Ninh Thuận

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận có đơn tố cáo hành vi thông thầu trong đấu giá đất công, gây thất thoát tài sản nhà nước

Doanh nghiệp liên quan vụ bán dự án điện mặt trời cho Trung Quốc, đề xuất làm 2 nhà máy điện gió ở Lâm Đồng

Mới đây, CTCP Đầu tư HLP đề xuất đầu tư xây dựng 2 dự án nhà máy điện gió Tà Năng 1 và Tà Năng 2 tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

Chủ tịch Phan Văn Mãi: Giải ngân đầu tư công TPHCM chùng lại

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho biết, tháng 4/2024, kết quả giải ngân đầu tư công của Thành phố chùng lại. Từng chủ đầu tư, từng cơ quan có liên quan cần hết...

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4426/BTC-VĐT gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND các...

Phó Thủ tướng: Không đề xuất xử lý những dự án BOT do 'lỗi' của doanh nghiệp

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải rà soát, đánh giá toàn diện các dự án BOT giao thông; kiên quyết không đề xuất xử lý những dự án do nguyên...

Thủy điện có còn dư địa để phát triển hay sẽ sớm bị thay thế?

Theo các chuyên gia năng lượng, với nguồn thủy điện dồi dào, Việt Nam có thể tiếp tục khai thác tối đa với tổng công suất đạt từ 30.000-38.000MW và điện năng có thể...

Người Việt Nam đánh giá cao du lịch bền vững

Hầu hết du khách Việt Nam được khảo sát đều đồng ý du lịch bền vững rất quan trọng và mong muốn hành trình của mình thân thiện với môi trường hơn trong năm tới.

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon, quản lý các chương trình, dự án, hoạt...

Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng kháng cáo

Sau khoảng hơn 1 tháng xét xử sơ thẩm, TAND TP Hà Nội đã nhận được đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98