Có nên tham gia vào “ngành lạ”?

03/11/2014 14:20
03-11-2014 14:20:42+07:00

Có nên tham gia vào “ngành lạ”?

Khi các doanh nghiệp nhà nước liên tục “phô bày” kế hoạch niêm yết, nhiều nhà đầu tư cá nhân có ý định rót vốn vào lĩnh vực mới.

Đứng trước thời điểm diễn ra hàng loạt sự kiện cổ phần hóa DNNN, nhiều nhà đầu tư (NĐT) tỏ ra rất hào hứng chờ đợi giải ngân với dòng cổ phiếu này. Vì họ cho rằng, đây mới chính là luồng gió mới cho thị trường cuối năm. Với quan điểm đầu tư dựa trên phân tích kỹ thuật, chuyên viên của CTCK VDSC cũng thừa nhận cổ phần hóa DNNN đúng là điều đáng chờ đợi nhất đối với NĐT.

Đơn cử, ngày 28/10, HNX đã có quyết định chấp thuận đăng ký niêm yết cổ phiếu cho CTCP Dây cáp điện Việt Nam Cadivi (CAV). Với 65% sở hữu của Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam, theo giới đầu tư, đây là 1 trong 2 DN đang được chú ý nhất trong tiến trình cổ phần hóa DNNN quý IV/2014. Trong báo cáo gần đây nhất của VDSC, công ty này đánh giá Cadivi đã và đang khẳng đinh vị thế độc tôn trong lĩnh vực cung cấp dây cáp điện dân dụng, chiếm hơn 30% thị phần cả nước, trong đó chủ yếu là thị phần miền Nam (90%), miền Trung (70%). Bên cạnh đó, Cadivi từng bước cải tiến chất lượng, đa dạng hóa các dòng sản phẩm để đáp ứng các tiêu chuẩn nhập khẩu của các nước Myanmar, Indonesia, Mỹ…

Với 25% doanh thu đến từ các dự án thầu cho ngành điện lực, chắc hẳn lộ trình phát triển hệ thống mạng lưới truyền tải điện 500KW của Chính phủ giai đoạn 2015 - 2030 sẽ là một cơ hội lớn cho DN. Bên cạnh đó, với lịch sử tăng trần trong 2 phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu CTCP Cáp điện Việt Thái (VTH), một DN cùng ngành, với vốn điều lệ chỉ 50 tỷ đồng (tương đương 17% Cadivi), giới phân tích tin chắc rằng, với vị thế là DN đầu ngành, Cadivi hứa hẹn sẽ mang lại cho NĐT nhiều lợi ích nếu đầu tư. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, đây chỉ là một trong những trường hợp NĐT cá nhân có thể bung tiền chứ không phải tất cả. Vì ở nhiều lĩnh vực, bản thân người phân tích cũng lúng túng khi nghiên cứu đầu tư.

Quả vậy, tham dự buổi Roadshow của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), đối với các NĐT tại Việt Nam và ngay cả chuyên viên của RongViet Research cũng cho rằng, ngành hàng không thực sự là một lĩnh vực mới mẻ mà họ không có nhiều kinh nghiệm.

Với thông tin hiện tại, Vietnam Airlines có vị thế là công ty hàng không lớn nhất Việt Nam, song so với các hãng hàng không trong khu vực vẫn còn tương đối hạn chế về năng lực, với tổng tài sản và vốn ở mức gần như thấp nhất trong khu vực (trừ Cebu Airlines). Tính đến cuối năm 2013, DN có đội bay gồm 83 máy bay với độ tuổi trung bình khoảng 5,3 năm, rất trẻ so với khu vực. Họ có một mục tiêu khá tham vọng, trung bình mỗi năm đầu tư thêm khoảng 8 máy bay trong giai đoạn từ 2014-2018. VDSC đánh giá điều này sẽ tạo ra một áp lực về vốn lớn đối với DN hậu IPO.

Vietnam Airlines cũng tồn tại một vấn đề lớn là cơ cấu nợ đang ở mức rất cao. Cụ thể, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu trong năm 2013 là 3,7 lần. Dù hệ số này cao là đặc thù của ngành, nhưng so với khu vực thì tỷ lệ nợ vay của Vietnam Airlines đang đứng ở mức cao nhất, gấp 1,8 lần so với bình quân khu vực. Do vậy, nếu xem xét một số chỉ số tài chính quan trọng như biên lợi nhuận, ROA, ROE hay tăng trưởng thì các chuyên gia VDSC cho rằng, ngành hàng không có vẻ không phải là một ngành hấp dẫn đối với các NĐT cá nhân. Bởi TTCK lúc này không còn tồn tại quy luật DN lớn, DNNN là sẽ mang lại lợi nhuận trên sàn.

Bài học trên được rút ra trong thời gian vừa qua, NĐT chứng kiến khá nhiều những DN lớn lần lượt công bố kết quả kinh doanh quý III khả quan như CII, KDC, PVT, GAS, PPC, FPT, nhưng thị trường vẫn khá “dửng dưng”. Trong khi tại thời điểm này, thông tin kết quả kinh doanh đang thể hiện sự kém hấp dẫn của Vietnam Airlines. Thực tế, thương vụ IPO Vietnam Airlines theo đánh giá của nhiều người, chỉ mang ý nghĩa ở tầm vĩ mô, thể hiện bước ngoặt cho quá trình tái cấu trúc DNNN. Vì vậy, NĐT nên chờ đợi những điều xa hơn, giao dịch thận trọng và chờ cơ hội tích lũy cổ phiếu tốt cho dài hạn.

Kim

Thời báo ngân hàng





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (7)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cổ phiếu ngân hàng “hụt hơi”

Thị trường trải qua tháng giao dịch nhiều biến động về hướng tiêu cực, khiến hầu hết các cổ phiếu ngân hàng đều chịu áp lực điều chỉnh mạnh.

Vi phạm công bố thông tin về trái phiếu, công ty liên kết của DXG bị xử phạt

Ngày 02/05/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với...

Theo dấu dòng tiền cá mập 02/05: Dòng tiền ngược chiều tại MWG

Phiên ngày 02/05, tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại đồng loạt thay đổi động thái so với phiên trước đó.

Cổ phiếu TAR bị hủy niêm yết từ 21/05

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo cổ phiếu của CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (HNX: TAR) sẽ bị hủy niêm yết từ ngày 21/05/2024. Ngày giao...

Ranh giới của điều chỉnh và những lần "thoát hiểm"

VN-Index đã ở rất gần với trạng điều chỉnh sau nhịp giảm trong tháng 4/2024. Dù chưa thể loại bỏ đi rủi ro nhưng xác suất tích cực vẫn tồn tại dựa trên dữ liệu...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu tuần 02/05

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

02/05: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Giá cổ phiếu FPT lập đỉnh mới, tài sản dàn lãnh đạo biến động ra sao?

Những ngày giao dịch cuối tháng 4/2024, giá cổ phiếu CTCP FPT (HOSE: FPT) bật tăng mạnh và đóng cửa mức 123,200 đồng/cp trong phiên ngày 26/04, tăng 13% chỉ trong...

Hoà Phát sắp phát hành thêm gần 600 triệu cp

Với đợt phát hành sắp tới, CTCP Tập đoàn Hoà Phát (HOSE: HPG) xây chắc vị trí top 2 về công ty có số lượng cổ phiếu lưu hành lớn nhất trên sàn chứng Việt.

[IR AWARDS] Lịch công bố thông tin tháng 05/2024 cần nhớ

Một số sự kiện công bố thông tin định kỳ trên thị trường chứng khoán đáng chú ý trong tháng 05 gồm có Fed công bố kết quả họp FOMC, cơ cấu danh mục HNX30 có hiệu...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98