Góc nhìn tuần 17-21/11: Thử thách đà tăng

16/11/2014 16:20
16-11-2014 16:20:00+07:00

Góc nhìn tuần 17-21/11: Thử thách đà tăng

Chứng kiến kịch bản giằng co kéo dài suốt nhiều tuần qua, cùng với thông tin không tích cực về margin, cho nên mặc dù thanh khoản đã dần ổn định hơn trước nhưng đa phần chuyên gia tại các CTCK khả năng rung lắc trong tuần tới sẽ còn tiếp diễn và thử thách đà tăng của cả hai chỉ số.

 

Xu thế hiện tại chưa rõ ràng

CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS): Thị trường tiếp tục có tuần giao dịch diễn ra khá thận trọng. Dòng tiền ngắn hạn tuy vậy hoạt động khá tích cực tại một số nhóm các cổ phiếu đầu cơ và các mã có thông tin hỗ trợ tích cực giúp thanh khoản toàn thị trường tiếp tục được giữ ổn định ở mức cao.

VN-Index trong phiên giao dịch cuối tuần đã rơi xuống sát mốc hỗ trợ 600 điểm do tâm lý chốt lời hàng loạt diễn ra sau hàng loạt các phiên đi ngang và test không thành công ngưỡng cản 605 điểm của VN-Index. Tuy vậy lượng cầu bắt đáy tại vùng này cũng khá lớn khiến sự giằng co tiếp tục diễn ra. SHS đánh giá thị trường cần thêm những động lực mạnh trong tuần tới để bứt khỏi xu hướng đi ngang hiện tại.

Xu thế hiện tại chưa rõ ràng, do vậy SHS khuyến nghị NĐT tiếp tục quan sát sự vận động của thị trường trong các phiên tiếp theo. Có thể tiếp tục tiến hành giải ngân trong các phiên giảm điểm mạnh của thị trường khiến các chỉ số chạm các mốc hỗ trợ ngắn hạn. Vùng hỗ trợ ngắn hạn của VN-Index trong khoảng 590 – 600 điểm. Đối với HNX-Index trong khoảng 88.5 điểm.

Dao động trong khung hẹp từ 590-610

CTCK MB (MBS): Về kỹ thuật, sau 4 phiên đi ngang trong biên độ hẹp và nằm trên MA100, VN-Index đã giảm xuyên qua ngưỡng hỗ trợ này và kiểm nghiệm lại hỗ trợ mạnh MA20 tương ứng vùng 596 điểm trong phiên 14/11. Về cơ bản đây là ngưỡng hỗ trợ mạnh và xu hướng của chỉ số vẫn sẽ dao động trong khung hẹp từ 590-610 điểm trong ngắn hạn.

Nếu vùng 580 điểm không bị phá vỡ thì thị trường vẫn tiếp tục nằm trong một uptrend với tín hiệu sideway up đi lên. Do đó, chiến lược ngắn hạn là cơ cấu lại danh mục, trading giảm giá vốn, mua tại cận dưới và bán tại cận trên của khung dao động này.

Khó khăn tại các mốc kháng cự

CTCK Maybank KimEng (MBKE): Sự suy giảm phiên 14/11 của thị trường có thể đến từ tâm lý lo ngại của NĐT khi có một số thông tin không tích cực liên quan đến vấn đề margin ở vài công ty chứng khoán lớn được công bố trong những ngày gần đây. Dù vậy MBKE cho rằng đây là những vấn đề mang tính cục bộ và chỉ có khả năng tạo ra tác động trong ngắn hạn đến thị trường.

Các mốc kháng cự đang phát huy vai trò của mình và khiến hai chỉ số VN-Index HNX-Index gặp một số khó khăn nhất định trong hiện tại. MBKE mong muốn nhìn thấy sự đột phá thành công các mức kháng cự này đi kèm với thanh khoản tiếp tục mở rộng mạnh hơn như là những xác nhận quan trọng cho sự di chuyển của thị trường theo xu hướng tăng trong ngắn hạn.

Sự rung lắc sẽ còn tiếp diễn

CTCK FPT (FPTS): Thị trường đi ngang tích lũy và hiện tượng “đạp xuống ăn hàng”. Chỉ số VN-Index đóng cửa phiên 14/11 biến động khá mạnh, có thời điểm giảm 6.21 điểm xuống 596.95 điểm, chạm đúng ngưỡng hỗ trợ SMA 20. Tuy nhiên, kết phiên chỉ số VN-Index vẫn đóng cửa trên 600 điểm tại 600.36 điểm, tiến sát trở lại SMA 5 ngày.

Tại mỗi thời điểm rung lắc giảm này, FPTS nhận thấy cầu vào thị trường khá hấp thụ khá tốt. Khả năng là sự rung lắc này có thể sẽ còn tiếp diễn trong 1 vài phiên nữa trước khi thị trường hồi phục thực sự. Và mỗi khi trùng xuống thì là cơ hội cho NĐT có sẵn tiền mặt, đây là cơ hội để gia tăng cổ phiếu rất tốt. Ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn hiện nay chính là 597 điểm. NĐT có thể gia tăng cổ phiếu tại ngưỡng hỗ trợ này.

Tích lũy củng cố thêm sức mạnh

CTCK Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BSI): Thị trường thực chất vẫn đang trong quá trình sideways để tích lũy củng cố thêm sức mạnh. Chính vì thế, trong bối cảnh không có nhiều dòng cổ phiếu ủng hộ đà tăng của nhóm cổ phiếu đầu cơ, việc giảm điểm như phiên 14/11 là cần thiết. Sự đồng thuận trên thị trường vẫn chưa đạt đến mức cao, do vậy chừng nào chưa có những phiên giao dịch bùng nổ để xác nhận, đợt tích lũy này vẫn có thể bị thất bại.

Do đã giảm tỷ trọng trong những phiên tăng điểm trước, những NĐT ưa mạo hiểm có thể mở vị thế mua trong những phiên giảm điểm như phiên cuối tuần ngày 14/11 vừa rồi. NĐT giữ quan điểm thận trọng tiếp tục nắm giữ danh mục hiện tại gồm những cổ phiếu cơ bản, chưa vội vàng mua thêm trong những phiên thị trường biến động mạnh, đồng thời duy trì tỷ lệ cổ phiếu không quá 50% tiền mặt.

Rủi ro gia tăng trước những đợt điều chỉnh ngắn hạn

CTCK Hồ Chí Minh - HSC (HCM): Thị trường điều chỉnh phiên 14/11 trong bối cảnh khối ngoại bán ròng cao nhất trong vài tuần qua. Các NĐTNN đã bán ròng đều đặn hầu như tất các phiên trong tuần và điều này đã ảnh hưởng đến tâm lý chung của NĐT đối với giá các mã bluechip. Trong khi đó những lo ngại về khả năng điều chỉnh giới hạn margin trong thời gian tới đã dẫn đến điều chỉnh giá các cổ phiếu có tính đầu cơ.

HCM thấy mức độ margin quan sát được đã tăng khá nhanh trong một hay hai tuần trước và hiện mức độ margin trong tương quan với VN-Index là cao hơn so với trước đây. Nghĩa là một phần tiền mặt đã được rút khỏi thị trường trong những tháng gần đây và tiền margin đã lấp vào chỗ trống này. Ở một mức độ nhất định, điều này làm tăng rủi ro của thị trường trước những đợt điều chỉnh ngắn hạn. HCM vẫn giữ quan điểm là thị trường đang củng cố nhưng triển vọng trung hạn là tích cực. Và có thể nói việc thị trường giảm trong những tuần tới là dấu hiệu mua vào với trong tâm là các mã bất động sản (TDH, DXG, KBC, NBB); một số mã có hoạt động kinh doanh chịu ảnh hưởng của tính chu kỳ và các mã trong ngành hàng tiêu dùng (VNM, FPT, DRC, HSG).

Chưa thoát khỏi xu hướng giảm giá trong ngắn hạn

CTCK Maritime Bank (MSBS): Thị trường có phiên giao dịch cuối tuần đầy cảm xúc. VN-Index có lúc thủng mốc 600 tiến sát ngưỡng 596 điểm với lực bán khá mạnh. Tuy có sự hồi phục vào cuối phiên nhưng 2 phiên cuối tuần đã là bản lề cho thấy VN-Index chưa thể thoát khỏi xu hướng giảm giá trong ngắn hạn.

MSBS cho rằng tuần tới sẽ là một tuần điều chỉnh. Cụ thể phiên giao dịch đầu tuần sẽ là một phiên giảm điểm. VN-Index có thể giảm về ngưỡng 595 điểm và giằng co quanh mốc này. MSBS khuyến cáo NĐT nên thận trọng trong giai đoạn hiện nay của thị trường, giảm tỷ lệ margin về mức an toàn.

 

Gia Nguyên tổng hợp





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (11)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn 07/05: Tích lũy đi lên?

SSV cho rằng trong kịch bản tích cực, VN-Index sẽ tích lũy đi lên để hình thành xu hướng tăng mới. Nhà đầu tư chú ý có thể xảy ra rung lắc khi thị trường tiến tới...

Đầu tư VNM, DGC và PVD có hấp dẫn?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị mua VNM trên cơ sở nội tại vững chắc; nắm giữ DGC với kỳ vọng được hưởng lợi lớn từ sự phục hồi ngành bán dẫn, làn sóng...

Chứng khoán tháng 5: “Sell in May” có về?

Lại một tháng 5 nữa tới với thị trường chứng khoán (TTCK). Hứng nhịp chỉnh mạnh cuối tháng 4 cũng như đứng trước nhiều áp lực nóng đè nặng lên thị trường, nhà đầu...

Sếp TCAM: Fed sẽ không thể duy trì lãi suất cao, thời điểm vàng đang đến gần 

Sáng ngày 04/05/2024, Công ty Quản lý quỹ Thành Công (TCAM) tổ chức sự kiện Quản lý Tài sản với chủ đề “Thời điểm vàng 2024”. Tại sự kiện, các chuyên gia TCAM đã...

Góc nhìn tuần 06 - 10/05: VN30-Index kiểm định mốc 1,242?

Theo Vietcap, ngưỡng kháng cự MA50 tại vùng 1,256 điểm sẽ tiếp tục thúc đẩy lực bán chốt lãi tại nhóm cổ phiếu VN30. Chỉ số VN30-Index theo đó có thể xuất hiện nhịp...

UOB: Tỷ giá USD/VND có thể lên 25,600 đồng trong quý 2/2024 và suy yếu

Theo Báo cáo dự báo tỷ giá và ngoại hối toàn cầu mới nhất của Bộ phận Nghiên cứu Thị trường & Kinh tế Toàn cầu của UOB cập nhật ngày 03/05/2024, UOB kỳ vọng VNĐ sẽ...

Góc nhìn 03/05: Rủi ro đảo chiều tại ngưỡng 1,220 điểm?

Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng VN-Index cần thêm thời gian tích lũy trước khi tiến lên vùng điểm mới, còn ở thời điểm hiện tại, chỉ số có rủi ro đảo chiều...

Cổ phiếu ngành bán lẻ kỳ vọng bứt tốc?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị khả quan DGW khi tìm ra được thêm động lực tăng trưởng mới đến từ lĩnh vực cung cấp thiết bị bảo hộ lao động; mua FRT với...

Góc nhìn tuần 02-03/05: Tạo thêm một đáy tiếp theo?

Trong kịch bản cơ sở, SSV cho rằng thị trường có thể sẽ tạo thêm một đáy tiếp theo trước khi quay lại xu hướng tăng. 

VinaCapital: Lãi suất tiền gửi có thể tăng 100 điểm cơ bản vào cuối 2024, nhưng không tác động lớn TTCK

Ông Michael Kokalari, CFA - Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường VinaCapital, gần đây có bài phân tích với nhan đề "Vàng, đô la Mỹ và lãi...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98