Kinh tế Đồng bằng sông cửu long: Đừng để mất thế mạnh sân nhà

05/11/2014 08:14
05-11-2014 08:14:36+07:00

Kinh tế Đồng bằng sông cửu long: Đừng để mất thế mạnh sân nhà

Là vựa lúa, vựa cây ăn trái, thủy sản lớn nhất cả nước, ĐBSCL gánh nhiều trọng trách trên đôi vai bé nhỏ của mình. Đó là ổn định an ninh lương thực, tham gia xuất khẩu nông nghiệp, ổn định hàng hóa và phát triển kinh tế vùng. Đôi vai ấy như oằn đi vì gánh thêm những khó khăn về biến đổi khí hậu, an sinh xã hội, mặt bằng giáo dục… khiến cho ĐBSCL muốn “cất cánh” nhanh so với các vùng khác đầy khó khăn.

Bài 1: Nỗi lo vùng vựa lúa

Được xem là phát triển năng động nhất của cả nước, ĐBSCL những năm gần đây đã có sự thay đổi lớn. Tuy nhiên, vựa lúa của cả nước vẫn còn tiềm ẩn nhiều nỗi lo.

Lung lay ngay thế mạnh

ĐBSCL không những là vựa lúa của cả nước, là nơi có diện tích thủy sản, cây ăn trái lớn nhất nước mà còn được xác định là vùng nông sản lớn trong mạng lưới sản xuất toàn cầu, là vùng có tiềm năng, thế mạnh phát triển công nghiệp nặng, công nghiệp thực phẩm, phát triển du lịch và là vùng sản xuất lương thực trọng điểm của quốc gia.

Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (BCĐTNB), tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân toàn vùng giai đoạn 2001-2010 đạt khoảng 11,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu toàn vùng năm 2012 đạt 14,27 tỉ USD (chiếm khoảng 9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước). Trong đó, xuất khẩu đạt 10,07 tỉ USD, nhập khẩu - 4,2 tỉ USD, xuất siêu - 5,87 tỉ USD; Thu nhập bình quân đầu người đạt 32,33 triệu đồng người/năm (tương đương 1.525USD), gần bằng bình quân chung của cả nước, cao hơn vùng Tây Bắc, Tây Nguyên.

Tuy nhiên, vùng đất này đang đối mặt với những khó khăn ngay chính ở vựa lúa, vựa cá. GS Võ Tòng Xuân cho rằng, ĐBSCL nơi làm ra sản phẩm lúa nhiều nhất, nhưng nông dân vùng ĐBSCL không giàu. Theo GS Xuân, do người nông dân còn sản xuất manh mún; giá trị xuất khẩu của hạt gạo VN chưa cao khiến cho người trồng lúa chưa có lợi nhuận tương xứng với công sức họ bỏ ra.

Trong khi đó, mặt hàng thủy sản của ĐBSCL - cá tra, cá ba sa - chưa hết lận đận, mặt hàng xuất khẩu tôm lại đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá. Ông Nguyễn Văn Thuận - Chủ tịch Hiệp hội Nuôi tôm tỉnh Cà Mau - đưa ra thực tế: “Quy hoạch nhà máy với vùng nuôi chưa tương xứng dẫn đến lúc người nuôi không còn tôm thì nhà máy cần và ngược lại khi nhà máy đã thừa tôm thì người nuôi thừa mứa dẫn đến giá tôm nuôi luôn bấp bênh”.

Đối với mặt hàng cây ăn quả, sự độc tôn của ĐBSCL dần dần cũng mất đi do vẫn loay quay với bài toán thị trường đầu ra, khiến cho có lúc nhà vườn hết trồng rồi chặt.

Hạ tầng và bài toán chuỗi giá trị

Trước thềm MDEC Sóc Trăng (được khai mạc vào ngày hôm nay - 5.11), một số ý kiến của các nhà kinh tế, lãnh đạo các tỉnh và người trực tiếp sản xuất cho rằng, để ĐBSCL phát triển tương xứng với tiềm năng, cần phát triển hạ tầng và tính toán cho được bài toán chuỗi giá trị trong sản xuất.

TS Võ Hùng Dũng - GĐ VCCI Cần Thơ - nhìn nhận, nhiều năm qua hạ tầng vùng ĐBSCL đã được Chính phủ quan tâm đầu tư rất lớn: Hệ thống đường giao thông, cảng hàng không, bến cảng… đã được đầu tư.

Tuy nhiên, vùng đất này vẫn còn cần đầu tư nhiều hơn nữa về hạ tầng và cả về hệ thống giáo dục. Bên cạnh đó, các địa phương cần phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi phục vụ cho sản xuất và dân sinh.

Nhu cầu đầu tư hạ tầng tại ĐBSCL rất lớn. Chỉ tính riêng Cà Mau, nhu cầu đầu tư cho thủy lợi phục vụ NTTS và hệ thống đê biển, đê sông, theo ông Tô Quốc Nam - Phó GĐ Sở NNPTNT Cà Mau - lên đến con số trên 15.000 tỉ đồng. Theo ông Nam, thiếu hạ tầng, thủy sản tại Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng rất khó phát triển bởi nhu cầu của thị trường hiện nay, vì ngoài việc chế biến xuất khẩu, người ta còn cần đến các mặt hàng tươi sống. Điều này Cà Mau rất khó đáp ứng.

Liên quan đến bài toán phát triển nông nghiệp nói chung của ĐBSCL, ông Võ Hồng Ngoãn - người được mệnh danh là “vua tôm” ĐBSCL - cho rằng: Nhà nước nên quan tâm đến người nuôi, phải hướng đến nền sản xuất sạch, không thể để cho thức ăn, thuốc thú y thủy sản mặc tình làm mưa làm gió trên thị trường. Cần nâng cao giá trị của mặt hàng nông sản thực phẩm do người nông dân làm ra.

Nhật Hồ

Lao động



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh

Sau khi các hãng hàng không tăng chuyến, giá vé chặng bay vàng Hà Nội - TPHCM bắt đầu hạ nhiệt, giảm một nửa so với đợt sau Tết Âm lịch.

Bắt cựu chủ tịch tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương 

Ngày 26/04, nguồn tin từ Bộ Công an, cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01), đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Lê Tiến...

Quý 1/2024, doanh thu của Viettel Global tiếp tục tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175%

Tổng Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1 năm 2024. Theo đó, doanh thu của Viettel Global tiếp tục...

Đốn hơn 400 cây xanh để xây metro số 2: TPHCM trồng số lượng lớn cây thay thế

Thông tin về việc đốn hạ hơn 400 cây xanh làm Metro Bến Thành - Tham Lương, đại diện Sở Xây dựng khẳng định TPHCM sẽ trồng mới cây xanh sau khi hoàn tất việc thi...

Bộ trưởng Công Thương: Mua giá 0 đồng điện mặt trời mái nhà dư thừa để ngăn trục lợi chính sách

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã giải thích về giải pháp giá 0 đồng đối với điện mặt trời mái nhà trong trường hợp phát lên lưới điện quốc gia. Bộ trưởng Công Thương...

Doanh nghiệp giảm được gần 15% tiền điện từ việc điều chỉnh phụ tải

Một số doanh nghiệp tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện đã tiết giảm được 25-30% tổng công suất tiêu thụ điện từ đó tiết kiệm được gần 15% tiền điện.

Việt Nam chỉ có 18 tháng để tham gia cuộc đua bán dẫn

Đây là phát biểu của ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn”, tổ chức vào chiều ngày...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

Kết luận tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn” tổ chức vào chiều ngày 24/04, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm phải coi...

Đề xuất 'gói' giải pháp gỡ khó cho dự án BOT giao thông triển khai trước khi có Luật PPP

Đây là kiến nghị của một số bộ, ngành tại cuộc làm việc về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ...

Đối tượng nào được tham gia trao đổi trên thị trường carbon?

Ở Việt Nam, thị trường trao đổi tín chỉ carbon đã có nhiều hoạt động giao dịch dưới hình thức thỏa thuận, trong khi thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98