Lại chuyện thích mua đắt

26/11/2014 10:44
26-11-2014 10:44:52+07:00

Lại chuyện thích mua đắt

Trong khi đi nhập khẩu điện từ Trung Quốc với giá khá cao, từ 1.500 - 1.600 đồng/KW, thì EVN lại ép giá đối với các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ trong nước với giá rất thấp, chỉ từ 800 - 900 đồng/KW...

Trước thông tin rằng không có cơ sở và lý do để nói Việt Nam nhập khẩu điện từ nước ngoài, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lào Cai, ông Vũ Ngọc Cừ khẳng định, nói như vậy không chính xác.

Theo ông Cừ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn đang nhập khẩu điện của Trung Quốc.

Thiếu thì nhập, thừa thì xuất. Đó là chuyện rất bình thường trên thương trường. Miễn là việc nhập và xuất đó mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, mang lại sự ổn định cho nền kinh tế của đất nước.

Nếu nhập được điện với giá rẻ để có cơ hội giảm giá, khiến người dân dễ thở hơn, thay vì việc cứ dăm bảy tháng lại giật mình khi nghe ngành điện thông báo tăng giá, thì đó là việc tuyệt vời. Có gì phải tranh cãi.

Tuy nhiên, điều cần phải nói ở đây là: Trong khi đi nhập khẩu điện từ Trung Quốc với giá khá cao, từ 1.500 đến 1.600 đồng mỗi KW, thì EVN lại ép giá đối với các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ trong nước với giá rất thấp, chỉ từ 800 đến 900 đồng mỗi KW, nghĩa là chỉ bằng một nửa so với giá nhập.

Chỉ riêng trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện đã có trên 30 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, có công suất dưới 30 MW, phần lớn là do tư nhân xây dựng, đã đi vào hoạt động.

Theo vị Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, thì các nhà máy này đều cho sản lượng điện tốt, nằm trong quy hoạch. Các nhà máy này tham gia hệ thống sẽ là nguồn điện rất tốt, bổ sung cho hệ thống điện quốc gia.

Tuy nhiên, vẫn theo lời ông Vũ Ngọc Cừ, thì nhiều nhà máy thủy điện công suất 5-7 MW, không đủ điều kiện tham gia thị trường điện cạnh tranh nên buộc phải bán cho Tổng Công ty Điện lực miền Bắc thuộc EVN, và bị ép giá.

Trong điều kiện hạ tầng yếu kém, các nhà máy trên chủ yếu ở vùng sâu vùng xa, địa bàn bị chia cắt, khiến suất đầu tư tăng cao, bình quân mỗi nhà máy phải bỏ ra 30 tỷ đồng cho mỗi MW điện. Chỉ bán được điện với giá từ 800 đến 900 đồng một KW, đã thiệt thòi rồi, nhưng giá điện thương phẩm của EVN để tính thuế tài nguyên nước lại là 1.500 đến 1.600 đồng mỗi KW.

Sự chênh lệch gần gấp đôi giữa giá bán và giá tính thuế này, lại gây thêm một thiệt hại nữa cho các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ nói trên, khiến họ lâm vào tình cảnh sống dở chết dở.

Từ năm 2011, nhiều nhà máy thủy điện đã có công văn kiến nghị Bộ Công thương, Bộ Tài chính và EVN, xin điều chỉnh giá mua, bán điện, nhưng không được hồi âm.

Vì sao có tình trạng đó?

Câu trả lời vẫn là: Độc quyền.

30 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ chứ hàng trăm nhà máy thủy điện như thế, dù làm ra bao nhiêu điện thì cũng chỉ có một nơi bán duy nhất là EVN, nên EVN mua với giá thế nào họ cũng phải bán, nếu không muốn đem nhà máy của mình đi bán sắt vụn.

Xưa nay, người ta chỉ nhập một loại hàng khi giá nhập về thấp hơn giá của loại hàng đó sản xuất trong nước. Nhưng độc quyền đã khiến EVN có thể làm ngược hẳn với quy luật của kinh tế thị trường, là nhập điện của Trung Quốc với giá cao, nhưng lại ép giá điện của các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ trong nước.

Nhập điện giá cao, dù có lỗ cũng không sao. Lỗ, thì sẽ tăng giá để bù vào. Bởi người tiêu dùng cũng không thể mua điện của ai khác ngoài EVN.

Còn nhập với giá cao, đằng sau đó cán bộ của EVN được gì thì chịu. Có người nói, phải được gì bỏ túi thì EVN mới đi làm chuyện ngược đời là mua đắt rồi về bán rẻ chứ. Vậy bạn đọc thử đoán xem họ được gì....

Vũ Hữu Sự

nông nghiệp



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tập đoàn Thuận An khiến loạt quan chức bị bắt: 2 năm trúng thầu 18.000 tỷ đồng

Nhiều quan chức đã bị khởi tố, bắt giam vì liên quan đến vụ án tại CTCP Tập đoàn Thuận An. Vậy doanh nghiệp này làm ăn ra sao mà khiến loạt quan chức 'ngã ngựa'?

Không thương mại hóa điện mặt trời áp mái

PGS Nguyễn Việt Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường cơ khí (Đại học Bách Khoa) cho biết về mặt kỹ thuật ông hoàn toàn ủng hộ không có việc mua bán và thương mại trong việc...

Bắt đối tượng chiếm đoạt hàng tỷ đồng theo hình thức góp vốn ở Quảng Ninh

Phạm Thị Thanh Huệ lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn 5 tỷ đồng thông qua việc huy động góp vốn để nhập bình nóng lạnh, téc nước, ống nhựa.

Thủ tướng: Tây Ninh có tiềm năng lớn phát triển kinh tế cửa khẩu

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Tây Ninh có nhiều tiềm năng, lợi thế; hội đủ 3 yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" để tăng tốc phát triển nhanh, bền vững.

Bộ Công Thương thông tin về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 04/05, phát biểu tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã có những chia sẻ về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký quyết định...

Việt Nam đang thu hút ngày càng nhiều tập đoàn công nghệ lớn

Trong ngành bán dẫn, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung cho rằng ngày càng nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và đặc biệt là các tập đoàn của Hoa Kỳ đầu tư...

Lý do loạt địa phương giải ngân đầu tư công thấp dưới mức bình quân

Tỉnh Bình Thuận, tỉnh Gia Lai, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước, tỉnh Tây Ninh... nằm trong số các địa phương có mức giải ngân đầu tư công năm 2024...

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị khởi tố

Ông Mai Tiến Dũng, cựu bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, bị khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam với cáo buộc có sai phạm liên quan một dự án tại Lâm Đồng.

Một số dự án trọng điểm giải ngân chậm

Theo số liệu từ Bộ Tài chính, 3 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải mới đạt...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98