Dòng tiền đang đổ vào đâu?

12/12/2014 06:18
12-12-2014 06:18:24+07:00

Dòng tiền đang đổ vào đâu?

Chỉ 20% tín dụng đi vào tiêu dùng, bất động sản, chứng khoán...

Các ngân hàng vẫn than khó bơm vốn, tín dụng những tháng đầu năm tăng trưởng èo uột… Song cũng như mọi năm, tăng trưởng tín dụng lại tăng vọt vào những tháng cuối cùng. Vậy có hay không chuyện đột biến tăng trưởng tín dụng? Dòng vốn được bơm ra chủ yếu chảy vào đâu? Mua sắm ô tô, bất động sản… hay đi vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh?

Nhu cầu sử dụng vốn cuối năm cao

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), 10 tháng đầu năm 2014, tăng trưởng tín dụng chỉ mới đạt 7,85% so với cuối năm 2013. Nhưng cuối tháng 11-2014 con số này đã ở mức 10,22%. Và dự kiến năm 2014 tăng trưởng tín dụng cả năm sẽ về đích với con số là 13%.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN, chi nhánh TP.HCM cho rằng nhu cầu sử dụng vốn cuối năm bao giờ cũng cao hơn các tháng trong năm là do phục vụ các mặt hàng tết. Hoạt động cho vay cuối năm cũng trở nên sôi động hơn, các nhu cầu vốn chính đáng của doanh nghiệp đều được đáp ứng cả. Bởi vậy việc tín dụng tăng nhanh hơn vào những tháng cuối năm là điều rất bình thường.

Hoạt động cho vay mùa cuối năm sôi động hơn. Trong ảnh: Tư vấn cho khách hàng các gói vay. Ảnh: YT

Tại TP.HCM, theo ông Minh, dự kiến cả năm mức tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 11%, trong khi mục tiêu đề ra khoảng 12%. Tuy không đạt kế hoạch nhưng mức này đã tăng khoảng 2% so với năm 2013. Nói như vậy không có nghĩa là ngân hàng nào cũng tăng trưởng tốt. Hiện có 1-2 ngân hàng đang rơi vào tình trạng tăng trưởng âm. Cũng có một số ngân hàng, không chỉ ở những tháng cuối năm mà nhiều tháng trước đây đã đều đặn tăng trưởng tốt.

Một lý do nữa vì sao tín dụng cuối năm tăng nhanh, ông Nguyễn Thanh Nhung, Tổng Giám đốc Vietbank, phân tích, các hợp đồng mà ngân hàng đã ký với doanh nghiệp từ nhiều tháng trước, đâu phải tới tận tháng 11, 12 mới ký. Bởi vậy vốn sẽ được giải ngân trong những tháng cuối năm cho doanh nghiệp là từ các hợp đồng cũ. Ngân hàng cũng chịu sức ép về chỉ tiêu kế hoạch nên cũng muốn giải ngân những hợp đồng này và nguồn vốn bơm ra chủ yếu là để phục vụ cho các mặt hàng tết. “Tất nhiên nhu cầu của người dân chuẩn bị cho tết như mua sắm hay sửa nhà, xây nhà, mua nhà… vào những tháng cuối năm cũng tăng. Vì thế một phần dòng vốn chảy vào đây” - ông Nhung nói.

80% vốn đi vào kinh doanh

Vậy tín dụng chảy vào sản xuất, kinh doanh hay đi vào bất động sản, tiêu dùng… nhiều hơn? Ông Minh cho rằng tại TP.HCM 80% vốn đi vào hoạt động sản xuất - kinh doanh, chỉ còn 20% đi vào bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng... Dòng vốn chảy vào sản xuất, kinh doanh chủ yếu với kỳ hạn trung, dài đã góp phần rất lớn cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại TP.HCM. Bởi thế không có gì đáng lo ngại với mức tăng trưởng như hiện nay vì chất lượng tín dụng của năm nay được đánh giá tốt hơn năm ngoái.

Tại Sacombank, ông Phan Huy Khang, Tổng Giám đốc, cho biết tăng trưởng của ngân hàng này dự kiến đạt khoảng 14%, trong đó cho vay khách hàng cá nhân lên tới 50%, cho vay doanh nghiệp vào khoảng 45%.

Còn lãnh đạo Ngân hàng Vietbank cho hay tín dụng phục vụ cho sản xuất, kinh doanh mà chủ yếu là phục vụ các mặt hàng tết như bánh kẹo… chiếm tới 30%, đổ vào bất động sản bao gồm cả mua nhà, sửa chữa, xây mới khoảng 40%, còn tiêu dùng như mua ô tô… chỉ 10% và 20% là những lĩnh vực khác.

Vấn đề không phải nằm ở cho vay ở lĩnh vực nào thì tốt hơn lĩnh vực nào. Cái quan trọng là làm sao dòng vốn được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Bởi vì theo ông Trần Tấn Lộc, Phó Tổng Giám đốc Eximbank, ở mỗi ngân hàng có phân khúc khách hàng khác nhau thì dòng vốn sẽ đi vào các kênh khác nhau. Với những ngân hàng mạnh về bán lẻ thì cho vay tiêu dùng sẽ cao hơn cho vay đầu tư và ngược lại. Riêng Eximbank đến nay tăng trưởng khoảng 6%, trong đó lĩnh vực tiêu dùng khoảng 2%.

Để tăng trưởng tín dụng cuối năm, một chuyên gia ngân hàng cho rằng các ngân hàng nên quan tâm đến nhu cầu khách hàng và đáp ứng được nhu cầu đó thì nên đẩy tín dụng ra ngoài. Nền kinh tế Việt Nam dựa rất nhiều vào ngân hàng, chiếm nguồn vốn cao của thị trường. Các ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh tín dụng vào các doanh nghiệp để tạo sức sản xuất của nền kinh tế, đồng thời tập trung thêm phân khúc bán lẻ, cho vay tiêu dùng cá nhân phù hợp với xu hướng mua sắm cuối năm. Thế nhưng đẩy mạnh cho vay không có nghĩa là cứ cho vay tràn lan, nguy cơ nợ xấu mà phải xem xét duyệt hồ sơ tín dụng, khả năng hoàn trả. Bên cạnh đó, ngân hàng không nên dùng áp lực ép buộc doanh nghiệp vay vốn để kiếm doanh thu.

Trà Phương

Thời gian tới, NHNN sẽ tập trung triển khai các giải pháp tín dụng để phấn đấu đạt được mục tiêu tín dụng cả năm 2014 là 12%-14%, góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Đồng thời tiếp tục triển khai các chương trình gắn kết tín dụng ngân hàng với chính sách ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.

Một lãnh đạo NHNN

Yên Trang

pháp luật tphcm



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

NHNN đề xuất cấm tổ chức tín dụng khuyến mại trái quy định khi nhận tiền gửi

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đề xuất nghiêm cấm tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất và các hình...

SHB cấp hạn mức thấu chi lên tới 300 triệu đồng hỗ trợ khách hàng mở rộng kinh doanh

Với hạn mức thấu chi hấp dẫn cùng nhiều ưu đãi thanh toán, gói giải pháp tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sẽ góp phần giúp các hộ kinh doanh tháo...

Ngân hàng nào đang cho vay mua nhà lãi suất thấp nhất?

Bước sang tháng 5, trong khi lãi suất huy động có xu hướng tăng nhẹ thì một số nhà băng vẫn giảm lãi suất cho vay mua nhà.

Bộ Công an sẽ tham gia xử lý tình trạng sở hữu chéo ngân hàng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ...

Thủ tướng chỉ thị các ngân hàng tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024. Chỉ thị của Thủ...

NHNN vẫn đấu thầu 16,800 lượng vàng miếng

Sau phiên đấu thầu bất thành (25/4), NHNN tiếp tục thông báo đấu thầu vàng miếng vào sáng 03/5.

Tại sao chuyển tiền từ 10 triệu đồng trở lên phải xác thực sinh trắc học?

Kể từ ngày 1/7/2024, mọi giao dịch chuyển tiền có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên đều phải thông qua bước xác thực bằng sinh trắc học đối với người chuyển tiền.

Chính phủ sẽ không vì áp lực lạm phát mà tăng lãi suất

Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển khi nói về áp lực tăng lãi suất nhằm kìm hãm lạm phát cũng như tỷ giá trong thời gian qua.

Tài sản thế chấp của Tân Hoàng Minh ế ẩm, ngân hàng tiếp tục đại hạ giá

Sau nhiều lần rao bán không thành công các khoản nợ xấu của Tập đoàn Tân Hoàng Minh và loạt công ty thành viên, Ngân hàng Agribank mới đây lại tiếp tục đại hạ giá...

Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng, ngân hàng vẫn tiếp tục gặp khó trong năm 2024?

Dù dự báo tình hình kinh tế năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều ngân hàng lên kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận thận trọng.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98