Thay động cơ chứ không chỉ bu-lông, ốc vít

29/01/2015 06:25
29-01-2015 06:25:11+07:00

Thay động cơ chứ không chỉ bu-lông, ốc vít

Nếu không thay đổi tư duy, thể chế và hướng đến tự do hóa thương mại mà áp đặt chính sách kiểu hành chính thì lúa gạo Việt Nam vẫn mãi giậm chân tại chỗ

Tại hội thảo góp ý dự thảo tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam do Cục Trồng trọt, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại TP HCM ngày 28-1, các ý kiến cho rằng rất nhiều hạn chế kéo dài trong thời gian qua đã làm gạo Việt Nam “có tiếng mà không có miếng” và chịu thiệt nhiều nhất là nông dân.

Tạo “gương mặt” mới

Ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, cho rằng hạt gạo đã mang về cho Việt Nam một lượng lớn ngoại tệ nhưng nội tại ngành lúa gạo có nhiều bất cập nên phải bố trí lại từ sản xuất đến tiêu thụ để tạo một “gương mặt mới” cho ngành. Cụ thể, theo ông ông Đặng Kim Sơn, Viện trưởng IPSARD, bắt đầu từ việc nâng cao chất lượng ở khâu đầu vào như giống, phân, nước... Tiếp theo là khâu chế biến gạo, việc tận dụng các phụ phẩm của lúa gạo rồi đến khâu hậu cần, vận chuyển làm sao vừa nhanh vừa rẻ.

Gạo Việt Nam có tiếng mà không có miếngẢnh: NGỌC TRINH

Ông Bùi Bá Bổng - nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chuyên gia cao cấp của FAO - cho rằng mục tiêu hàng đầu của tái cơ cấu lúa gạo là phải bảo đảm an ninh lương thực trong mọi tình huống. Tái cơ cấu ngành lúa gạo không phải chạy theo sản lượng lúa, lượng gạo xuất khẩu nữa mà đi sâu vào chất lượng, tăng thu nhập cho người trồng lúa.

Đi tìm “gương mặt mới” cho ngành lúa gạo Việt Nam không đơn thuần là thực hiện một đề án dựa trên ý chí của một bộ, ngành. Một số chuyên gia cho rằng đề án này cần trình lên Chính phủ để Thủ tướng phê duyệt thì mới có “sức mạnh” nhất định.

Bỏ cơ chế độc quyền

Ngay khi bắt đầu thảo luận, một số chuyên gia đã nhận định những vấn đề đặt ra trong dự thảo nghe thì hay nhưng làm thì khó vì vướng thể chế. TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương, cho rằng phải sớm bãi bỏ cơ chế độc quyền trong kinh doanh lúa gạo để tạo cho doanh nghiệp (DN) tính cạnh tranh. DN phải biết đi tìm ngóc ngách mà thị trường cần. Khi cơ chế này đã tạo thành chuỗi thì tự khắc nông dân và DN sẽ gắn kết chứ không phải “ép” họ gắn kết bằng cơ chế hành chính. “Nhà nước chỉ nên đóng vai trò là bệ đỡ khi chuỗi vận hành của thị trường bị “gãy” chứ không can thiệp quá sâu” - TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh.

Một cán bộ từng giảng dạy ở Trường ĐH Nông Lâm TP HCM cho rằng trước mắt, Việt Nam cần tìm lời giải cho một số câu hỏi quan trọng: Tại sao chúng ta xuất khẩu gạo đã 18 năm nhưng vẫn thua Thái Lan? Tại sao giá trị gạo xuất khẩu còn thấp hơn gạo tiêu thụ nội địa? Tại sao có hơn 100 giống lúa nhưng khi xuất khẩu lại là gạo trộn cả 100 giống vào nhau? “Vấn đề vẫn là cơ chế và chúng ta phải mạnh dạn thay đổi. Nếu sửa mà cái máy cứ hư hoài thì ta nên thay cả động cơ chứ không chỉ thay bu-lông, ốc vít” - vị này ví von.

Quá nhiều hạn chế

Theo IPSARD, ngành lúa gạo thời gian qua còn nhiều hạn chế: Tỉ lệ thất thoát sau thu hoạch rất cao, giá lúa không tăng nhiều trong khi giá phân bón tăng vọt, khó áp dụng công nghệ trong trồng trọt do quy mô nhỏ, công tác nghiên cứu và áp dụng giống mới chưa phát triển, công nghệ sau thu hoạch chưa tối ưu... Ngoài ra, việc xây dựng thương hiệu gạo hiện chưa đến nơi đến chốn và hạ tầng thu hút kinh doanh lúa gạo còn yếu.


Sơn Nhung

Người lao động



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

4 tháng đầu năm 2024, xuất siêu nông lâm thủy sản tăng gần 72%

4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, nhập khẩu đạt 14,32 tỷ USD, như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng...

Sầu riêng rớt giá, nhà vườn lên mạng tìm người mua

Dù giá sầu riêng tại ĐBSCL đang trong đà giảm mạnh so với đầu tháng 3, song nông dân vẫn đạt được mức lợi nhuận khá cao.

Chỉ số MXV-Index cán mốc cao nhất 9 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc tuần giao dịch 22-28/4, thị trường hàng hoá ghi nhận nhiều mặt hàng có mức độ biến động lớn. Mặc...

Ngành rau quả kỳ vọng lập kỷ lục xuất khẩu mới 

Theo ước tính của Bộ NN&PTNT, đến hết tháng 4, xuất khẩu rau quả Việt Nam ước đạt 520 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả trong 4 tháng đầu năm của nước...

Ngành sắn đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2023

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dự kiến đến năm 2030 diện tích trồng sắn áp dụng quy trình canh tác bền vững đạt 50%. Kim ngạch xuất khẩu sắn và...

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra sang thị trường UAE tăng 67% so với cùng kỳ

Tháng 3, Việt Nam xuất khẩu hơn 2 triệu USD cá tra sang UAE, tăng 62%. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu sang thị trường này đạt hơn 7 triệu USD, tăng...

Lần đầu tiên Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore

Ba tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Singapore đạt khoảng 36,15 triệu SGD, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái

FAO: Sản lượng thủy sản nuôi và khai thác đạt kỷ lục vào năm 2022

Theo số liệu của FAO, sản lượng thủy sản nuôi và khai thác toàn cầu đạt 223.2 triệu tấn vào năm 2022, đây là mức cao nhất kể từ năm 1950.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index lấy lại đà tăng sau 3 ngày suy yếu

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá, phản ánh diễn biến giá phân hoá của giá hàng hoá nguyên liệu thế giới...

Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước và quốc tế đồng loạt tăng từng ngày, phá vỡ mọi đỉnh lịch sử.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98