Ngành thép: Tập trung cho thị trường nội địa

09/02/2015 10:47
09-02-2015 10:47:01+07:00

Ngành thép: Tập trung cho thị trường nội địa

Năm nay các DN ngành thép sẽ phải cạnh tranh vô cùng gay gắt bởi thép nhập khẩu từ một số nước vào Việt Nam đã được giảm thuế rất nhiều so với trước đó.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), lượng tiêu thụ thép năm nay của Việt Nam chỉ xấp xỉ 6 triệu tấn, tăng khoảng 8% so với cùng kỳ; mức tăng trưởng đạt từ 4 - 5 %, tuy nhiên mức tăng chủ yếu do đẩy mạnh xuất khẩu từ các mặt hàng như tôn mạ màu, mạ kẽm, thép ống các loại… Điều đáng nói, công suất thép xây dựng của các nhà máy trên cả nước hiện lên đến 11 triệu tấn, vượt gần gấp đôi nhu cầu và đang tạo sức ép cạnh tranh vô cùng lớn với các DN trong ngành.

Các doanh nghiệp thép đang hướng mạnh vào nội địa

Nhận định về khó khăn trong năm nay, ông Nguyễn Ngọc Anh- Chủ tịch HĐQT Công ty CP SMC - cho biết, khi các hiệp định thương mại song phương, đa phương có hiệu lực sẽ tạo ra sức ép từ các quốc gia có thế mạnh về thép như Hàn Quốc, Nga, Belarus… vào ngành thép Việt Nam. Các hoạt động cạnh tranh cả trong nước và ngoài nước cũng sẽ diễn biến sôi nổi và mạnh mẽ hơn. Tại Việt Nam, hàng loạt dây chuyền sản xuất thép dài ra đời như Vinakyoei, Possco SS, Formosa góp phần tăng cung mạnh mẽ.

Đồng quan điểm, ông Lê Phước Vũ- Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - đánh giá, 2015 sẽ tiếp tục là một năm khó khăn đối với ngành thép nói chung và Hoa Sen nói riêng. Dự báo giá thép nguyên liệu trong năm tới sẽ tiếp tục giảm sâu, trong khi các thị trường xuất khẩu vẫn khó có thể khai thông trong năm 2015.

Theo ông Đỗ Duy Thái - Chủ tịch HĐQT Công ty Thép Việt - các nhà sản xuất thép trong nước sẽ gặp không ít khó khăn khi thời gian tới, thuế nhập khẩu thép giảm theo hiệp định tự do thương mại. Đáng lo ngại hơn, thép Trung Quốc thường xuyên được đưa vào thị trường Việt Nam tiêu thụ với số lượng lớn.

Ông Đỗ Duy Thái - Chủ tịch HĐQT Công ty Thép Việt:

Để ngành thép trong nước phát triển ổn định thì rất cần sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ trong việc mở cửa cho các DN có vốn tư nhân đấu thầu cạnh tranh các công trình có vốn nhà nước. Đồng thời, Việt Nam cần học hỏi các nước trong việc chống gian lận thương mại, chống các sản phẩm thép nhập khẩu kém chất lượng.

Trước sức ép cạnh tranh, hầu hết DN thép đều khẳng định năm nay sẽ nâng sức cạnh tranh sản phẩm bằng nhiều chiến lược khác nhau, đồng thời chú trọng hơn vào nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu qua một số thị trường. Chẳng hạn Tôn Hoa Sen (HSG) sẽ tập trung nhiều hơn vào các kênh phân phối và thị trường bán lẻ. Dự kiến, trong năm 2015, HSG sẽ mở thêm 50 chi nhánh trên cả nước, nâng tổng số chi nhánh lên khoảng 200. Theo ông Vũ, chiến lược mở rộng các kênh phân phối và thị trường bán lẻ giúp HSG có thể trụ vững trước những biến động từ thị trường xuất khẩu, và chỉ trong vòng 3 năm tới, cho dù không tiêu thụ được từ thị trường xuất khẩu thì HSG vẫn có thể tiêu thụ hết tại thị trường nội địa.

Trong khi đó, SMC cho hay sẽ tiếp tục đưa ra những giải pháp phù hợp. Hướng tới mục tiêu tiêu thụ 1 triệu tấn thép/năm, năm 2015, SMC bảo đảm sử dụng tốt công suất máy móc, thiết bị, từng bước mở rộng và nâng cao giá trị các sản phẩm thép sau gia công chế biến. “Riêng với hoạt động xuất khẩu, SMC sẽ giữ vững thị trường cũ và từng bước mở rộng thị trường mới, khách hàng mới, tập trung xuất khẩu các mặt hàng mà SMC có lợi thế và hiệu quả cao”- ông Nguyễn Ngọc Anh khẳng định.

Thùy Dương

báo công thương



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

MXV-Index: Giá hàng hoá có xu hướng hạ nhiệt nhẹ

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 4 (ngày 30/4), thị trường ghi nhận 27 mặt hàng giảm giá trong...

Thị trường hàng hóa rơi vào xu hướng giằng co sau khi đạt đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa ngày 24/4, lực mua chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới, hỗ trợ chỉ số...

Xuất khẩu thép của Trung Quốc trong quý 1 tăng gần 30% so với cùng kỳ năm 2023

Trung Quốc đã xuất khẩu gần 26 triệu tấn thép trong quý 1/2024 - tăng 28% so với cùng kỳ năm trước đó - do cuộc khủng hoảng bất động sản làm giảm nhu cầu trong nước.

Yêu cầu rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.

Trung Quốc yêu cầu Mỹ dừng tăng thuế với các sản phẩm thép và nhôm của nước này

Sau khi Tổng thống Joe Biden kêu gọi tăng thuế mạnh đối với các sản phẩm kim loại của Trung Quốc, Bộ Thương mại Trung Quốc đã lên tiếng phản đối, kêu gọi Mỹ ngay...

Tổng thống Mỹ Biden kêu gọi tăng gấp 3 lần thuế đối với thép và nhôm Trung Quốc

Nhà Trắng khẳng định việc tăng thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm Trung Quốc là điều cần thiết cho an ninh quốc gia bởi lĩnh vực sản xuất thép là "xương sống" của...

Trung Quốc: Xuất khẩu thép quý 1 đạt gần 26 triệu tấn, tăng hơn 30% so với cùng kỳ

Trong bối cảnh khủng hoảng bất động sản vẫn còn tiếp diễn và nhu cầu nội địa không hồi phục mạnh như dự báo, xuất khẩu các sản phẩm thép của Trung Quốc đạt mức cao...

Nhu cầu thép toàn cầu dự kiến tăng trở lại và ổn định trong năm 2024

Hiệp hội Thép Thế giới cho biết nhu cầu thép toàn cầu dự kiến sẽ tăng khoảng 1,7% lên 1,793 tỷ tấn trong năm 2024, và tăng 1,2% lên 1,815 tỷ tấn trong năm 2025.

Yêu cầu bổ sung thông tin hồ sơ chống bán phá giá với sản phẩm thép cán nóng

Sau khi doanh nghiệp bổ sung thông tin theo yêu cầu, Cục Phòng vệ Thương mại xem xét hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá sản phẩm thép cán...

Giá thép xây dựng giảm lần thứ 3 từ đầu năm

Các doanh nghiệp thép xây dựng lại tiếp “bài ca” giảm giá, với đợt điều chỉnh khoảng 100,000 đồng/tấn.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98