Sức ép sẽ đến từ dịch vụ NH bán lẻ

17/04/2015 09:40
17-04-2015 09:40:01+07:00

Sức ép sẽ đến từ dịch vụ NH bán lẻ

Trong thời gian tới, khi sự tham gia của các NH ngoại sẽ sâu và rộng hơn, nó sẽ tạo sức ép gì đối với các NH nội, nhất là trong bối cảnh hệ thống NH đang trong giai đoạn tái cấu trúc.

TS. Võ Trí Thành

Phóng viên Thời báo Ngân hàng đã trao đổi với TS. Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương xung quanh vấn đề này.

Ông nghĩ sao về sự tham gia ngày càng sâu rộng của các NH nước ngoài tại Việt Nam?

Đứng ở góc độ thị trường, thị trường NH Việt Nam sẽ tăng tính cạnh tranh và đây là tín hiệu tốt. Những NH nào có nền tảng tài chính, chất lượng dịch vụ tốt có thể tận dụng học hỏi kinh nghiệm quản lý, công nghệ thông tin hiện đại qua nhiều hình thức khác nhau từ các NH ngoại. Nhưng khác với thị trường sản xuất hàng hoá thông thường khác, có hai vấn đề mà các NH cần phải lưu ý khi hội nhập. Đó là vấn đề tài chính và giám sát các luồng tiền.

Ông có thể nói rõ hơn nhận định này?

Với nền kinh tế mà ngày càng phát triển, mở cửa với bên ngoài và đòi hòi phải tự do hoá tài chính hơn sẽ hình thành một hệ thống tài chính ngày càng phức tạp cả quan hệ trong, ngoài nước cũng như độ tinh xảo ngày càng cao đặt ra áp lực đối với cơ quan giám sát. Thông qua cạnh tranh, các NH sẽ được học hỏi nâng cao trên nhiều phương diện.

Nhiều nghiên cứu trước đây của WB cũng đã minh chứng sự tham gia định chế tài chính nước ngoài vào một quốc gia đang phát triển đều khá là tốt, nhưng chỉ trong điều kiện bình thường. Còn trong bối cảnh nền kinh tế khủng hoảng, hệ thống NH gặp khó khăn thì có thể sẽ có vấn đề. Lúc đó không loại trừ khả năng các định chế tài chính tháo chạy khỏi quốc gia, mà hệ thống tài chính NH như mạch máu của quốc gia, nền kinh tế, trong trường hợp nước ngoài họ rút vốn thì sẽ làm cho nền kinh tế bị tác động mạnh vì nó gắn với các dòng chảy tiền, vốn, tín dụng, thanh toán…

Thực tế này đã diễn ra vào những giai đoạn đầu khủng hoảng ở một số nước Đông Âu cũ. Đấy cũng là điều gây rất nhiều tranh cãi giữa vai trò của Nhà nước, của định chế trong nước với vai trò của định chế nước ngoài. Cũng vì lẽ đó mà có những quốc gia cho phép mức độ sở hữu tư nhân nước ngoài rất là cao. Nhưng cũng có không ít quốc gia tỷ lệ là còn hạn chế, thận trọng trong việc mở cửa cho các định chế tài chính nước ngoài tham gia vào, đặc biệt là NH. Thậm chí có những nước vẫn giữ một tỷ lệ sở hữu Nhà nước nhất định.

Điều gì khiến các định chế tài chính nước ngoài đẩy mạnh việc hiện diện tại Việt Nam?

Một nền kinh tế đang phát triển, chính sách mở cửa và được đánh giá có tiềm năng phát triển, thì dưới góc độ thị trường, đây là chỗ họ mong muốn để tìm kiếm lợi nhuận cao nhất. Thứ hai, vai trò FDI đối với kinh tế Việt Nam rất lớn và các quốc gia muốn mở NH tại các nước mà họ đầu tư để hỗ trợ cho DN của nước mình hoạt động phát triển một cách thuận lợi nhất.

Theo ông, lĩnh vực nào các NH nội phải dè chừng đối với NH ngoại?

Tôi nghĩ là tất cả. Bởi vì bây giờ các xu hướng dòng tiền của các định chế tài chính tương tác dưới nhiều góc độ cho vay, đầu tư… Cho nên tính hội tụ của công cụ tài chính ngày càng thu hẹp lại. Điều này đòi hỏi các NH phải hiểu biết trên tất cả các khía cạnh của ngành tài chính NH để có thể ứng xử phù hợp như khung khổ pháp lý, giám sát... Đây là vấn đề không dễ đối với NH nội trước các NH ngoại nhiều kinh nghiệm, quản lý tốt và vốn liếng mạnh hơn.

Nhưng nếu đi sâu vào chi tiết, đi vào từng khu vực thì trong một chừng mực nhất định không phải NH nội toàn là yếu thế hơn. Ví dụ, mạng lưới chi nhánh, giao diện NH Việt tốt hơn, đặc biệt, NH nội hiểu tâm lý của người dân hơn các NH ngoại. Trong khi đó giao diện các định chế tài chính nước ngoài chỉ nổi trội hơn đối với các DN FDI. Tuy nhiên, dù các NH nội có những lợi thế nhất định nhưng không phải lúc nào cũng “dễ chơi”. Nhất là “trò chơi” này phụ thuộc khá nhiều vào công nghệ hiện đại, đánh giá, quản lý rủi ro...

Vì vậy, ngay từ bây giờ nếu các NH nội không tạo dựng, đầu tư vào nền tảng này thì với những trò chơi khác trong một thế giới đầy thông tin, cởi mở như hiện nay rất có thể họ sẽ không đủ linh hoạt, thích ứng với thời cuộc.

Xin cảm ơn ông!

Thanh Huyền

thời báo ngân hàng



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Mức định giá khác nhau trong các nhóm ngân hàng

Mức độ rủi ro khác nhau dẫn đến sự chênh lệch trong mức định giá cổ phiếu của các ngân hàng. Mỗi nhóm ngân hàng với chiến lược kinh doanh khác nhau dẫn đến sự phân...

Giá USD suy yếu

Tuần qua (02-03/05/2024), giá USD trên thị trường quốc tế giảm đáng kể sau quyết định giữ nguyên lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Đề xuất mức trích lập dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Nghị định quy định về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động...

Lãi suất cho vay mới nhất của các ngân hàng thương mại

Nhiều ngân hàng công bố lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất giữa huy động và cho vay tháng 4. Tuy nhiên, một số nhà băng chỉ công bố lãi suất cho vay cơ...

NHNN đề xuất cấm tổ chức tín dụng khuyến mại trái quy định khi nhận tiền gửi

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đề xuất nghiêm cấm tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất và các hình...

SHB cấp hạn mức thấu chi lên tới 300 triệu đồng hỗ trợ khách hàng mở rộng kinh doanh

Với hạn mức thấu chi hấp dẫn cùng nhiều ưu đãi thanh toán, gói giải pháp tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sẽ góp phần giúp các hộ kinh doanh tháo...

Ngân hàng nào đang cho vay mua nhà lãi suất thấp nhất?

Bước sang tháng 5, trong khi lãi suất huy động có xu hướng tăng nhẹ thì một số nhà băng vẫn giảm lãi suất cho vay mua nhà.

Bộ Công an sẽ tham gia xử lý tình trạng sở hữu chéo ngân hàng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ...

Thủ tướng chỉ thị các ngân hàng tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024. Chỉ thị của Thủ...

NHNN vẫn đấu thầu 16,800 lượng vàng miếng

Sau phiên đấu thầu bất thành (25/4), NHNN tiếp tục thông báo đấu thầu vàng miếng vào sáng 03/5.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98