Thủy sản sang Nga không như kỳ vọng

02/04/2015 06:41
02-04-2015 06:41:58+07:00

Thủy sản sang Nga không như kỳ vọng

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực từ các cơ quan chức năng, DN Việt Nam, nhưng đến nay, việc XK thủy sản sang thị trường này vẫn gặp nhiều khó khăn, trở ngại...

Theo Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP), dù đã có những động thái tích cực trong những tháng cuối năm 2014, nhưng XK thủy sản sang Nga trong năm qua vẫn tăng trưởng rất thấp.

Cụ thể, giá trị XK thủy sản năm 2014 là 106 triệu USD, tăng chưa tới 1% so với năm 2013. Trong đó, cá tra chiếm tới hơn 43%, còn lại là tôm, nhuyễn thể chân đầu, cá ngừ…

Cá tra chiếm gần một nửa kim ngạch XK sang Nga, chủ yếu nhờ nhu cầu NK tăng mạnh trong những tháng cuối năm ngoái. Bởi trong tháng 1/2014, Cục Kiểm dịch Động thực vật Liên bang Nga (VPSS) đã ra lệnh tạm đình chỉ NK tôm và cá tra của một số DN Việt Nam.

Mãi đến tháng 8 và 9, khi VPSS dỡ bỏ lệnh tạm NK nói trên đối với 10 DN thủy sản Việt Nam, trong đó có 7 DN cá tra, thì cá tra Việt Nam mới quay lại được thị trường này.

Đó cũng là khoảng thời gian mà Nga vừa ban hành lệnh cấm NK 1 năm đối với hàng nông sản từ Mỹ, EU, Nauy, Canada và Úc. Vì thế, chỉ trong vòng mấy tháng cuối năm 2014, giá trị XK cá tra sang Nga từ mức hơn 4 triệu USD (từ đầu năm đến ngày 15/8/2014) đã tăng lên tới trên 45 triệu USD.

Điều khó hiểu là với những cơ sở chế biến thủy sản Việt Nam bị phía Nga đình chỉ, họ thường đưa ra lý do khá chung chung là không đảm bảo ATVSTP, trong khi đó, cũng chính những cơ sở này vẫn đang XK thủy sản sang những thị trường khó tính như EU, Nhật, Mỹ… một cách bình thường.

Các DN Nga thường mua hàng với khối lượng lớn nhưng thời gian thanh toán lại kéo dài (thông thường trên 45 ngày), cự ly vận chuyển rất xa khiến cho chi phí vận tải cao. Do đó, DN Việt Nam thường bị nợ đọng lớn. Khi có tranh chấp xảy ra, hàng hóa đã được DN Nga nắm trong tay, nên phần rủi ro thường thuộc về DN Việt Nam.

Bên cạnh đó, tình hình chính trị của Nga chưa ổn định, đồng rúp mất giá ảnh hưởng đến việc bán hàng, nên thị trường Nga hiện vẫn chưa hấp dẫn bằng những thị trường khác

Nhưng cũng do các nhà NK Nga ồ ạt nhập cá tra trong những tháng cuối năm 2014, khiến nguồn cá dự trữ trong kho còn nhiều, lại khiến cho những tháng đầu năm nay, XK cá tra Việt Nam sang nước này giảm rõ rệt.

Trong tháng 1 năm nay, giá trị XK cá tra sang Nga giảm tới 99% so với cùng kỳ 2014. Cá tra là sản phẩm XK chủ lực mà bị giảm tới mức như vậy, đã khiến XK thủy sản sang Nga trong tháng 1 bị ảnh hưởng nặng nề khi chỉ đạt 4,3 triệu USD, giảm tới 59% so với cùng kỳ.

Theo Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm nay, tổng giá trị XK thủy sản sang Nga cũng chỉ đạt một con số khá khiêm tốn là hơn 12,7 triệu USD, thấp hơn một chút so với cùng kỳ năm ngoái (13 triệu USD).

Nhưng nên nhớ rằng 2 tháng đầu năm 2014, XK thủy sản sang Nga đã bị ảnh hưởng lớn bởi VPSS tạm đình chỉ NK tôm và cá tra của các DN Việt Nam. Còn tiếp nối những tháng cuối năm ngoái, trong 2 tháng đầu năm nay, có 10 DN được XK tôm và cá tra sang Nga một cách bình thường.

Vậy mà kim ngạch XK không những không tăng mà còn giảm so với cùng kỳ năm ngoái, thì rõ ràng việc XK thủy sản sang Nga vẫn còn nhiều khó khăn, trở ngại.

Trong báo cáo mới đây gửi Vụ châu Âu (Bộ Công thương), bà Tô Thị Tường Lan, Phó Tổng thư ký VASEP, cho biết, hiện nay đang có một số khó khăn, hạn chế lớn khi XK thủy sản sang Nga.

Trước hết, số DN, nhà máy được phép XK thủy sản sang Nga còn quá ít. Cả nước ta hiện có 621 nhà máy chế biến thủy sản, nhưng đến thời điểm này, mới chỉ có 23 nhà máy được XK thủy sản sang Nga. Cơ quan chức năng của Nga vẫn đang tiếp tục siết chặt kiểm soát chất lượng thủy sản NK từ các nước, trong đó có Việt Nam.

Sơn Trang

nông nghiệp



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nguyên nhân nào khiến giá vé máy bay tăng vọt?

Theo Cục Hàng không Việt Nam, từ đầu năm 2024 đến nay, giá vé trung bình hạng phổ thông của các hãng hàng không Việt Nam đều tăng so với cùng kỳ năm 2023, mức tăng...

Tập đoàn Thuận An khiến loạt quan chức bị bắt: 2 năm trúng thầu 18.000 tỷ đồng

Nhiều quan chức đã bị khởi tố, bắt giam vì liên quan đến vụ án tại CTCP Tập đoàn Thuận An. Vậy doanh nghiệp này làm ăn ra sao mà khiến loạt quan chức 'ngã ngựa'?

Không thương mại hóa điện mặt trời áp mái

PGS Nguyễn Việt Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường cơ khí (Đại học Bách Khoa) cho biết về mặt kỹ thuật ông hoàn toàn ủng hộ không có việc mua bán và thương mại trong việc...

Bắt đối tượng chiếm đoạt hàng tỷ đồng theo hình thức góp vốn ở Quảng Ninh

Phạm Thị Thanh Huệ lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn 5 tỷ đồng thông qua việc huy động góp vốn để nhập bình nóng lạnh, téc nước, ống nhựa.

Thủ tướng: Tây Ninh có tiềm năng lớn phát triển kinh tế cửa khẩu

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Tây Ninh có nhiều tiềm năng, lợi thế; hội đủ 3 yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" để tăng tốc phát triển nhanh, bền vững.

Bộ Công Thương thông tin về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 04/05, phát biểu tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã có những chia sẻ về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký quyết định...

Việt Nam đang thu hút ngày càng nhiều tập đoàn công nghệ lớn

Trong ngành bán dẫn, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung cho rằng ngày càng nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và đặc biệt là các tập đoàn của Hoa Kỳ đầu tư...

Lý do loạt địa phương giải ngân đầu tư công thấp dưới mức bình quân

Tỉnh Bình Thuận, tỉnh Gia Lai, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước, tỉnh Tây Ninh... nằm trong số các địa phương có mức giải ngân đầu tư công năm 2024...

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị khởi tố

Ông Mai Tiến Dũng, cựu bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, bị khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam với cáo buộc có sai phạm liên quan một dự án tại Lâm Đồng.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98