Cà phê Việt - Giọt đắng thế và lực

16/05/2015 14:45
16-05-2015 14:45:00+07:00

Cà phê Việt - Giọt đắng thế và lực

Mới đây, có những thông tin khiến những ai quan tâm tới cà phê Việt không khỏi quan ngại: Trung Quốc đang ra sức trồng cây cà phê. Diện tích cà phê của riêng tỉnh Vân Nam đã tới gần 125.000 ha (chiếm 85% diện tích cà phê toàn Trung Quốc), trong khi vài năm trước chỉ khoảng 40.000 ha. Từ một nước hoàn toàn nhập khẩu cà phê, năm ngoái, Trung Quốc đã bắt đầu xuất khẩu cà phê hạt sang Đức, Nhật, Hàn Quốc, Mỹ và cà phê hòa tan do một số hãng rang xay lớn đầu tư nhà máy tại Vân Nam.

Theo nhiều doanh nghiệp kinh doanh cà phê, Trung Quốc chủ yếu trồng cà phê Arabica có chất lượng, giá trị cao hơn cà phê Robusta (chiếm 90% diện tích cà phê Việt Nam), dù sản lượng chưa nhiều bằng Việt Nam, chăm sóc theo phương pháp dùng phân hữu cơ nên chi phí cao... nhưng cà phê Trung Quốc bán với giá rẻ hơn, nhằm tạo dựng thương hiệu.

Và, sự ảnh hưởng bất lợi tới cà phê Việt đã nhãn tiền. Một doanh nghiệp tiết lộ: Những năm trước, cà phê Việt xuất qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc khá lớn, mỗi năm tới 50.000- 100.000 tấn, nhưng đến nay hầu như không đáng kể.

Nhìn tổng thể, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 4 tháng đầu năm 2015, Việt Nam chỉ xuất được 474.000 tấn cà phê, trị giá 987 triệu USD, chỉ bằng 59,4% về lượng và 61,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014- sự sụt giảm không thể bàng quan.

Thị trường cà phê thế giới đang có thêm một đối thủ lớn đầy tham vọng. Liệu vị trí thứ hai thế giới vững chắc nhiều năm qua của cà phê Việt có bị lung lay trong tương lai gần? Để tìm câu trả lời, cần nhìn lại “thế” và “lực” của cà phê Việt.

Hiện nay, tổng diện tích cà phê cả nước khoảng 640.000 ha, trong đó, vườn cà phê già cỗi, năng suất, chất lượng thấp, chiếm tới 40% (khoảng 86.000 ha trên 20 năm tuổi, chiếm 15%; khoảng 140.000 ha 15-20 năm tuổi, chiếm 25%). Việc “cải lão hoàn đồng” vườn cà phê đã được đặt ra nhiều năm nhưng thực thi chẳng được bao nhiêu.

Một lo ngại khác, theo các chuyên gia, đó là Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê nhân thô, giá trị thấp. Nếu cà phê Việt không đi theo hướng chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng cao thì mãi mãi chỉ là địa chỉ cung ứng nguyên liệu giá rẻ cho các tập đoàn cà phê rang xay, hòa tan thế giới mà thôi!

Hiện Việt Nam cũng có những thương hiệu cà phê tên tuổi như Vinacafe, Trung Nguyên, sao vẫn chưa đủ sức mạnh, tự tin bước ra thị trường cà phê thế giới.

Con đường hướng đến tương lai của cà phê Việt có vẻ ngày càng nhiều cam go?

Trần Phương

công thương



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Doanh nghiệp cần làm gì trước những rào cản kỹ thuật đối với nông sản?

Thời gian qua, các hiệp định thương mại tự do được ký kết đã tạo nhiều cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản. Tuy nhiên, đây cũng là lúc nhiều...

Việt Nam có kho ‘vàng đen’ lớn nhất thế giới nhưng giá xếp chót bảng

Việt Nam đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu “vàng đen” trong hơn 20 năm qua. Thế nhưng, giá mặt hàng này của nước ta lại xếp chót bảng so với các nước xuất...

4 tháng đầu năm 2024, xuất siêu nông lâm thủy sản tăng gần 72%

4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, nhập khẩu đạt 14,32 tỷ USD, như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng...

Sầu riêng rớt giá, nhà vườn lên mạng tìm người mua

Dù giá sầu riêng tại ĐBSCL đang trong đà giảm mạnh so với đầu tháng 3, song nông dân vẫn đạt được mức lợi nhuận khá cao.

Chỉ số MXV-Index cán mốc cao nhất 9 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc tuần giao dịch 22-28/4, thị trường hàng hoá ghi nhận nhiều mặt hàng có mức độ biến động lớn. Mặc...

Ngành rau quả kỳ vọng lập kỷ lục xuất khẩu mới 

Theo ước tính của Bộ NN&PTNT, đến hết tháng 4, xuất khẩu rau quả Việt Nam ước đạt 520 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả trong 4 tháng đầu năm của nước...

Ngành sắn đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2023

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dự kiến đến năm 2030 diện tích trồng sắn áp dụng quy trình canh tác bền vững đạt 50%. Kim ngạch xuất khẩu sắn và...

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra sang thị trường UAE tăng 67% so với cùng kỳ

Tháng 3, Việt Nam xuất khẩu hơn 2 triệu USD cá tra sang UAE, tăng 62%. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu sang thị trường này đạt hơn 7 triệu USD, tăng...

Lần đầu tiên Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore

Ba tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Singapore đạt khoảng 36,15 triệu SGD, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái

FAO: Sản lượng thủy sản nuôi và khai thác đạt kỷ lục vào năm 2022

Theo số liệu của FAO, sản lượng thủy sản nuôi và khai thác toàn cầu đạt 223.2 triệu tấn vào năm 2022, đây là mức cao nhất kể từ năm 1950.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98