Cảnh báo sớm rủi ro tài chính

29/06/2015 14:16
29-06-2015 14:16:51+07:00

Cảnh báo sớm rủi ro tài chính

Chính phủ vừa ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 34 về việc thành lập Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (GSTCQG). Bình luận về vấn đề này Chủ tịch Ủy ban GSTCQG Vũ Viết Ngoạn cho rằng, quyết định này sẽ giúp nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, phòng ngừa và cảnh báo sớm những rủi ro tài chính có thể phát sinh.

PV: Thưa ông, quyết định này sẽ có tác động như thế nào đến hoạt động giám sát của Ủy ban GSTCQG thời gian tới?

Ông Vũ Viết Ngoạn: Theo quyết định mới này, Ủy ban GSTCQG ngoài hai chức năng  tham mưu, tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ điều phối chính sách giám sát và giúp Thủ tướng giám sát thị trường tài chính chung, thì cũng thêm chức năng là tham mưu, tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về đường lối chính sách kinh tế vĩ mô. Như vậy, Ủy ban GSTCQG có thêm nhiệm vụ đánh giá dự báo kinh tế vĩ mô, những chính sách kinh tế vĩ mô tác động đến thị trường tài chính và những nguy cơ của thị trường tác động đến sự ổn định của kinh tế vĩ mô. 

Một điểm quan trọng nữa là với quyết định này, tất cả các Bộ, các cơ quan cung cấp các thông tin với danh mục cụ thể cho Ủy ban GSTCQG định kỳ và đột xuất khi cần thiết. Ở chiều ngược lại, Ủy ban GSTCQG cũng có trách nhiệm cung cấp các thông tin cho các Bộ, các cơ quan.

Ý ông là trước đây do quy định không cụ thể khiến Ủy ban GSTCQG chưa thực thi hết vai trò giám sát hệ thống tài chính của mình. Vậy, khi “quyền lực” đã vào tay Ủy ban, thị trường tài chính sẽ minh bạch,  thưa ông?

- Tất nhiên thị trường tài chính sẽ dần được cải thiện theo hướng minh bạch  thông tin. Tuy nhiên muốn đạt được điều này phải có lộ trình, không thể đòi hỏi một sớm, một chiều. Trên thế giới có một số mô hình và xu hướng chính hiện nay là nhiều quốc gia áp dụng mô hình giám sát hợp nhất và cơ quan giám sát là cơ quan có quyền lực rất cao (tương tự như Kiểm toán nhà nước của Việt Nam). Cơ quan giám sát của nhiều quốc gia trên thế giới lập ra được hoạt động độc lập theo luật pháp, không chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan nào cả. Tại Việt Nam, hiện  chúng ta cũng đang trong giai đoạn nghiên cứu để sau này muốn có được sự độc lập đó thì phải xây dựng một luật riêng về hoạt động giám sát. Theo kinh nghiệm ở một số nước, đối với một số hoạt động mang tính chất đặc thù cần phải có một thể chế có tính chất độc lập có quyền lực riêng và đảm bảo tính khách quan. Cơ quan này tách rời hẳn cơ quan thực hiện chính sách, ban hành chính sách quản lý. Điều này sẽ giúp tránh việc xung đột lợi ích, cũng tránh được sự quá tải cho các cơ quan thực hiện chính sách. Ở Việt Nam cần có thời gian và có định hướng rõ ràng mới có thể thực hiện được.

Có một thực tế là bất cứ quyết định nào được ban hành cũng đều phân công rõ trách nhiệm của các cơ quan phải phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ nào đó. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp sự phối hợp không hiệu quả. Ủy ban GSTCQG có gặp khó khăn trong công tác phối hợp? Để việc phối hợp cung cấp thông tin hai chiều đạt hiệu quả cao cần được tiến hành như thế nào, thưa ông?

- Trước đây chúng tôi cũng đã có cơ chế phối hợp với một số cơ quan nhưng vẫn còn ở mức độ ít. Trên cơ sở quyết định vừa được Chính phủ ban hành, tới đây Ủy ban GSTCQG sẽ chủ động làm việc với các cơ quan, trước hết là các cơ quan trong Chính phủ. Bên cạnh đó cũng có kế hoạch phối hợp thêm một số cơ quan khác, như Kiểm toán nhà nước… dưới hình thức ký các thỏa thuận, bản ghi nhớ về các cơ chế để hình thành cơ chế phối hợp giữa các bên trong việc cung cấp và chia sẻ thông tin, kinh nghiệm cũng như các kỹ năng trong việc thực thi hoạt động giám sát. Qua đó có thể thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan.

Thời gian tới Ủy ban GSTCQG sẽ làm những việc gì để nâng cao hiệu quả giám sát nguồn tài chính của quốc gia?

- Thời gian qua, Ủy ban GSTCQG cũng đã tập trung xây dựng các chuẩn mực, tiêu chí giám sát. Đây là điểm hết sức quan trọng. Mặc dù các tiêu chí đó đang được ban hành trong nội bộ nhưng đó là một hệ thống chỉ tiêu hết sức đồng bộ, đó là: các tiêu chí đánh giá, giám sát các tổ chức tín dụng; tiêu chí đánh giá sự an toàn của các công ty chứng khoán; tiêu chí đánh giá sự lành mạnh của các công ty bảo hiểm. Ủy ban GSTCQG cũng xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá, hệ thống tài chính nói chung. Đây là hệ thống giám sát tài chính vĩ mô, giúp đảm bảo sự lành mạnh của toàn bộ hệ thống. Cùng với đó, dự kiến trong năm 2015 này, chúng tôi sẽ áp dụng mô hình giám sát mới bao gồm cả giám sát định tính và định lượng theo mô hình giám sát của Cộng hòa Ai-len. Tất nhiên, chúng ta vẫn còn một thời gian khá dài để áp dụng một cách đầy đủ, trọn vẹn phương thức giám sát này nhưng trước mắt, các nguyên lý cơ bản được áp dụng sẽ nâng cao chất lượng giám sát tài chính của Ủy ban GSTCQG.

Trân trọng cảm ơn ông!

Hương Nguyên

Đại đoàn kết



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

SHB cấp hạn mức thấu chi lên tới 300 triệu đồng hỗ trợ khách hàng mở rộng kinh doanh

Với hạn mức thấu chi hấp dẫn cùng nhiều ưu đãi thanh toán, gói giải pháp tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sẽ góp phần giúp các hộ kinh doanh tháo...

Ngân hàng nào đang cho vay mua nhà lãi suất thấp nhất?

Bước sang tháng 5, trong khi lãi suất huy động có xu hướng tăng nhẹ thì một số nhà băng vẫn giảm lãi suất cho vay mua nhà.

Bộ Công an sẽ tham gia xử lý tình trạng sở hữu chéo ngân hàng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ...

Thủ tướng chỉ thị các ngân hàng tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024. Chỉ thị của Thủ...

NHNN vẫn đấu thầu 16,800 lượng vàng miếng

Sau phiên đấu thầu bất thành (25/4), NHNN tiếp tục thông báo đấu thầu vàng miếng vào sáng 03/5.

Tại sao chuyển tiền từ 10 triệu đồng trở lên phải xác thực sinh trắc học?

Kể từ ngày 1/7/2024, mọi giao dịch chuyển tiền có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên đều phải thông qua bước xác thực bằng sinh trắc học đối với người chuyển tiền.

Chính phủ sẽ không vì áp lực lạm phát mà tăng lãi suất

Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển khi nói về áp lực tăng lãi suất nhằm kìm hãm lạm phát cũng như tỷ giá trong thời gian qua.

Tài sản thế chấp của Tân Hoàng Minh ế ẩm, ngân hàng tiếp tục đại hạ giá

Sau nhiều lần rao bán không thành công các khoản nợ xấu của Tập đoàn Tân Hoàng Minh và loạt công ty thành viên, Ngân hàng Agribank mới đây lại tiếp tục đại hạ giá...

Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng, ngân hàng vẫn tiếp tục gặp khó trong năm 2024?

Dù dự báo tình hình kinh tế năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều ngân hàng lên kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận thận trọng.

Bán ngoại tệ can thiệp – kế tiếp là gì?

Với lượng dự trữ ngoại hối hiện nay không phải là nhiều, chỉ xấp xỉ ba tháng nhập khẩu, khi trước đó – năm 2022 đã giảm hơn 22,7 tỉ đô la Mỹ cũng vì phải bán ra để...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98