Quốc hội sẽ quyết tổng mức vay của ngân sách nhà nước

25/06/2015 10:22
25-06-2015 10:22:30+07:00

Quốc hội sẽ quyết tổng mức vay của ngân sách nhà nước

Tổng mức vay của ngân sách nhà nước, bao gồm vay để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước và vay để trả nợ gốc của ngân sách nhà nước thuộc quyền hạn của Quốc hội.

Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua sáng nay (25/6)

Đây là nội dung mới được bổ sung vào dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua sáng nay (25/6) với 442 phiếu thuận, 11 vị không tán thành và 3 đại biểu không biểu quyết.

Luật  Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) gồm 7 chương, 77 điều, có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017.

Ngân sách không chỉ bố trí trả nợ lãi

Tại báo cáo giải trình tiếp thu trước khi Quốc hội bấm nút, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, một số vị đại biểu cho rằng, khoản 3 điều 7, khoản 9 điều 8 quy định ngân sách chỉ bố trí trả nợ lãi, còn nợ gốc được bố trí từ các khoản vay mới là không phù hợp.

Thừa nhận cách diễn đạt tại dự thảo luật có thể dẫn đến cách hiểu như đại biểu đã băn khoăn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung những quy định liên quan đến vấn đề này.

Theo đó, bỏ nội dung“Đối với chi trả nợ gốc khi đến hạn được bố trí từ các khoản vay mới theo quy định của pháp luật để thực hiện” tại cuối khoản 3 Điều 7 và khoản 9 Điều 8.

Đồng thời đã bổ sung một số quy định tại thể hiện các trường hợp chi trả nợ gốc và lãi của Ngân sách nhà nước.

Như, “Bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh. Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách trung ương. Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương”.

Khoản 12 điều 4 đã được bổ sung để làm rõ: “Chi trả nợ là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để trả các khoản nợ đến hạn phải trả, bao gồm khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác phát sinh từ việc vay”….

Hiến pháp không quy định, nhưng luật lại có?

Dù được kỳ vọng sẽ là điểm cốt tử để khắc phục việc chi ngân sách tùy tiện hiện nay, song quy trình quyết định ngân sách qua hai kỳ họp hay ban hành luật ngân sách thường niên đã không còn được đặt ra tại dự thảo luật trình Quốc hội thông qua.

Ở phiên thảo luận mới nhất về dự án luật này, đại biểu Trần Du Lịch đề nghị cần dành 10% quỹ thời gian của 2 kỳ họp để bàn ngân sách giữa kỳ và cuối kỳ. Vị khác cho rằng cần hoặc tổ chức hội nghị đại  chuyên trách cho ý kiến về dự toán ngân sách nhà nước trước khi trình Quốc hội.

Quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là không nên quy định cứng thời gian 10% trong Luật Ngân sách nhà nước mà nên để Quốc hội quyết định thời gian theo từng kỳ họp.

Đồng thời, việc tổ chức hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách sẽ tùy theo tình hình thực tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể triệu tập họp, không nên quy định trở thành một quy trình trong xem xét dự toán ngân sách vì việc thảo luận dự toán ngân sách nhà nước phải tiến hành nhiều vòng, sẽ làm chậm tiến độ xây dựng dự toán.

Báo cáo của Ủy ban Thường vụ cũng phản ảnh, có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị theo quy định của Hiến pháp 2013, Ủy ban Thường vụ Quốc hội không có thẩm quyền quyết định về ngân sách nhà nước, do đó cần rà soát lại để quy định bảo đảm tính hợp hiến. Ý kiến khác đề nghị xem xét thẩm quyền quyết định tăng thu ngoài dự toán ngân sách.

Thừa nhận là theo quy định của Hiến pháp thì quyền quyết định ngân sách thuộc Quốc hội, không có quy định về thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, song Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích, do Quốc hội chỉ họp 1 năm 2 kỳ, trong khi trên thực tế có những vấn đề thực tiễn phát sinh trong quá trình điều hành ngân sách, đòi hỏi phải xử lý kịp thời.

Như, việc tiếp nhận và phân bổ vốn viện trợ, cho ý kiến về số tăng thu ngoài dự toán, điều chỉnh vốn dự toán đã giao cho các bộ, ngành, địa phương, ... Vì vậy, với vị trí là cơ quan thường trực của Quốc hội, việc quy định một số thẩm quyền cho ý kiến và quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về ngân sách nhà nước là cần thiết, nhưng phải báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Nguyễn Lê

vneconomy



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tiếp thị liên kết chịu thuế thu nhập hàng tỉ đồng: Tồn thuế hay bị truy thu oan?

Nhiều cá nhân làm tiếp thị liên kết (affiliate) cho các sàn thương mại điện tử và một số mạng lưới gần đây kiểm tra thuế thu nhập cá nhân (TNCN) trên ứng dụng eTax...

4 tháng đầu năm, ngân sách Nhà nước bội thu hơn 211 nghìn tỷ đồng

Số liệu từ Tổng Cục Thống kê, thu ngân sách Nhà nước 4 tháng đầu năm 2024 ước tăng 10.1% so với cùng kỳ năm trước, chi ngân sách Nhà nước ước tăng 4.4%. Như vậy...

Đề xuất giảm thuế GTGT đến hết năm 2024

Chính phủ vừa có tờ trình gửi Quốc hội về kết quả thực hiện việc giảm 2% thuế GTGT, đồng thời đề xuất tiếp tục giảm thuế này trong 6 tháng cuối năm 2024.

Ngành thuế nắm dữ liệu ngân hàng của hơn 120 triệu tài khoản cá nhân

Cơ quan thuế nắm dữ liệu của hơn 121 triệu tài khoản cá nhân và 9 triệu tài khoản tổ chức tại 96 ngân hàng thương mại.

Thu thuế hoạt động thương mại điện tử đạt 180 ngàn tỷ trong hai năm qua

Số liệu quản lý thuế trong 2 năm gần nhất đã ghi nhận kết quả thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử như sau: Năm 2022 doanh...

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Không để bị động trong quản lý, điều hành giá

Ngày 24/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá xem xét công tác quản lý, điều hành giá quý 1 và định hướng công tác...

Vụ Thuduc House: Cục Thuế TP.HCM xin giảm nhẹ cho các bị cáo trong ngành

Trước phiên xét xử phúc thẩm vụ án xảy ra tại Thuduc House, Cục Thuế TP.HCM đã có văn bản gửi các cơ quan tố tụng xin xem xét giảm nhẹ cho các bị cáo nguyên là công...

Hoàn thiện chính sách thuế giá trị gia tăng - thúc đẩy 3 động lực góp phần tăng trưởng kinh tế

Hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế; đồng thời thúc đẩy 3 động lực chủ yếu góp phần tăng...

Gần 32.000 tỉ đồng tiền hoàn thuế trở về với doanh nghiệp

Thu ngân sách 3 tháng đầu năm qua kênh thuế được 490.196 tỷ đồng thì Nhà nước cũng hoàn thuế trở lại cho các doanh nghiệp tổng cộng 31.892 tỉ đồng.

Ngành Hải quan thu ngân sách hơn 88 ngàn tỷ đồng trong quý 1/2024

Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, quý 1/2024, số thu ngân sách của ngành Hải quan đạt 88,354 tỷ đồng, bằng 26.3% dự toán được giao, giảm 4.2% so với cùng kỳ năm...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98