Nan giải tạo dựng thương hiệu Việt

02/07/2015 10:11
02-07-2015 10:11:26+07:00

Nan giải tạo dựng thương hiệu Việt

Mặc dù ý thức được giá trị của thương hiệu trong quá trình sản xuất, cạnh tranh kinh doanh, tuy nhiên bài toán xây dựng thương hiệu trong cộng đồng doanh nghiệp vẫn chưa có đáp số tối ưu. Trong khi hội nhập kinh tế sâu rộng thì vấn đề xây dựng thương hiệu càng trở lên cấp thiết.

DN Việt tham gia thị trường rất nhiều nhưng sản phẩm có thương hiệu lại rất hiếm hoi (Ảnh: S. Xanh)

Ì ạch xây dựng

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, đến thời điểm hiện nay, DN  Việt vẫn chưa quan tâm đến xây dựng thương hiệu, đặc biệt là DN vừa và nhỏ. Một số DN đã chú ý đến xây dựng thương hiệu cho mình nhưng hiệu quả chưa cao vì thiếu năng lực tài chính nên chỉ dành lượng kinh phí nhỏ cho hoạt động xây dựng thương hiệu. DN cũng chưa có tầm nhìn dài hạn mà thường chỉ đầu tư tập trung và một số thời điểm nhất định. Ông Nguyễn Hoàng Ngân- Tổng Giám đốc Công ty Nhựa Bình Minh cho hay, hiện Việt Nam có 63 DN được xếp vào danh sách vàng sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia như: sữa Vinamilk, cà phê Trung Nguyên, gốm sứ Minh Long, tôn Hoa Sen, nệm Kymdan… Các DN kể trên có một quá trình đầu tư và xây dựng khá lâu dài gần với chuẩn thương hiệu quốc gia. Đặc biệt, họ tập trung cao cho chất lượng, mẫu mã, giá cả…để có thể cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh.

Tuy nhiên, số lượng DN xây dựng thành công thương hiệu Việt chỉ đếm trên đầu ngón tay khi lượng DN Việt Nam đang tham gia sản xuất kinh doanh lên đến hàng trăm ngàn. Rõ ràng, DN nhận biết tầm quan trọng của thương hiệu nhưng xây dựng kiểu gì khi Việt Nam có đến 96% là DN vừa và nhỏ? Theo kết quả của một điều tra mới đây của Dự án hỗ trợ DN về năng lực xây dựng và quảng bá thương hiệu thực hiện, trên 500 DN trên toàn quốc thì có đến từ 25 - 30% DN cho biết là không hề đầu tư vào việc xây dựng thương hiệu, dù có trên 70% xác nhận có đầu tư cho thương hiệu nhưng không toàn diện, đầy đủ. Nhìn vào thực tế, ông Nguyễn Hoàng Ngân thẳng thắn thừa nhận sự yếu kém thiếu sót về chất lượng sản phẩm made in Việt Nam. Ông Ngân cho rằng, mức độ hài hòa giữa chất lượng, tiêu chuẩn quốc gia của sản phẩm Việt Nam so với thế giới đạt khoảng 43%. Như vậy, còn 57% sản phẩm không thể đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. 

Nhận định chung về tình hình xây dựng thương hiệu của cộng đồng Việt Nam, ông Bùi Văn Thời- Phó Trưởng khoa Quản trị kinh doanh Trường ĐH Nguyễn Tất Thành TP.HCM khẳng định, thương hiệu là giá trị vô hình nhưng nó lại mang lại sự thành công cho một sản phẩm. Chính vì thế  trong thị trường mới có những vụ việc tranh chấp thương hiệu giữa các DN với nhau. Việc xây dựng thương hiệu không chỉ giúp doanh nghiệp tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường không chỉ ở thị trường trong nước mà còn cả ở thị trường quốc tế. Việc xây dựng thương hiệu không chỉ tạo vị thế trên thương trường quốc tế mà còn là rào cản chống lại sự xâm nhập của các hàng hóa kém phẩm chất, bảo vệ sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Bán thương hiệu vì cạnh tranh không nổi

Hội nhập kinh tế sâu rộng đòi hỏi DN phải tự khẳng định mình bằng chính sản phẩm chất lượng, thương hiệu. Tuy nhiên điều bất cập hiện nay, DN Việt Nam đang thể hiện sự yếu kém trong xây dựng và gìn giữ giá trị cốt lõi. Nghĩa là không ít DN Việt xây được thương hiệu rồi nhưng cứ vô tình để DN nước ngoài giữ gìn, phát triển. Đơn cử, cà phê Trung Nguyên và Petro Việt Nam đã vấp phải khó khăn trong kinh doanh vì thương hiệu của mình bị “cướp” tại thị trường Mỹ. Hay như Vinataba gặp khó khăn trong mở rộng thị trường tại khu vực Châu Á, vì bị một công ty của Indonesia đăng ký tại nhiều nước châu Á như Thái Lan, Malaysia và được chấp nhận độc quyền thương hiệu này tại một số nước khác. Rồi, kẹo dừa Bến Tre, cà phê Buôn Ma Thuột, Kềm Nghĩa... đã rất vất vả để đi đòi lại thương hiệu tại thị trường nước ngoài. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do, DN thiếu chính sách chăm lo nên vô hình trung DN tự dưng mất đi tài sản quý giá nhất. Thực tế chứng minh, trên thị trường quốc tế các DN Việt Nam xuất khẩu mạnh các mặt hàng tiêu dùng, nông thủy sản, thực phẩm với chất lượng không thua kém với các sản phẩm quốc tế. Song tại thị trường các nước, cụ thể là thị trường châu Âu, Việt Nam trở thành nhà xuất khẩu lớn thứ ba về hải sản, thứ tư về cà phê và là nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới về gạo, tiêu, điều nhưng gần như không có người châu Âu nào biết sản phẩm mình đang dùng xuất xứ từ Việt Nam. Bởi vì, hầu hết các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường này không có tên và thương hiệu Việt Nam. Riêng sản phẩm chè, Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè và có 110 nước biết đến. Thế nhưng, Hiệp hội Chè lại cho biết, giá chè Việt Nam chỉ bằng 1/2 giá chè bình quân trên thế giới, 98% lượng chè xuất khẩu ở dạng nguyên liệu thô. Như vậy là, sau một thời gian dài thâm nhập và cạnh tranh trong xuất khẩu đến bây giờ sản phẩm nông sản vẫn mông lung về thương hiệu.

Trong khi ở thị trường xuất khẩu DN Việt có phần lép vế về việc xây dựng, giữ gìn và phát triển thương hiệu thì thị trường trong nước cũng không kém phần hẩm hiu. Tại thị trường nội địa các tập đoàn, công ty nước ngoài một mặt tăng cường đầu tư chi phí quảng bá mạnh mẽ thương hiệu của mình, tạo sức ép cạnh tranh lớn với DN nội địa. Mặt khác, DN nước ngoài lên kế hoạch khai thác một số thương hiệu nổi tiếng sẵn có của Việt Nam bằng hình thức nhượng quyền thương hiệu. Theo đó, DN nước ngoài bỏ tiền mua lại thương hiệu Việt và phát triển sản phẩm thành thương hiệu của họ. 

Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay, các DN trong nước còn phải đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn. Vì vậy một trong những việc DN cần làm, nên làm và thường xuyên phải làm là có kế hoạch xây dựng và phát triển thương hiệu cho hàng hóa và dịch vụ. Đặc biệt, trong các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã và sẽ ký kết, vấn đề sở hữu trí tuệ được quan tâm và cam kết cao. Vì vậy, doanh nghiệp cần sớm trang bị về tính pháp lý cho tên tuổi sản phẩm của mình.

Thanh Giang

đại đoàn kết



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chính phủ yêu cầu xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp cần nghiên cứu quy định về giá, phí truyền tải

Thường trực Chính phủ yêu cầu trong quá trình xây dựng nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử...

Bắc Ninh: Kỷ luật nhiều cán bộ liên quan đến sai phạm trong lĩnh vực đất đai

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh cũng quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo Ban Thường vụ Huyện ủy Gia Bình nhiệm kỳ 2005-2010; khiển trách Ban Thường vụ Huyện ủy Gia...

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật các ông Mai Tiến Dũng, Dương Văn Thái, Phạm Thái Hà

UBKT Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật các ông Mai Tiến Dũng, Dương Văn Thái, Phạm Thái Hà và loạt cán bộ tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Gia...

Đơn hàng xuất khẩu gia tăng giúp cho sản xuất của nhiều doanh nghiệp hồi phục tích cực

Với sự phục hồi của thị trường thế giới, các đơn hàng xuất khẩu gia tăng nên hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trong 4 tháng đầu năm đã có nhiều khởi sắc và đạt...

Bộ Công thương dự báo giá tiêu dùng có thể tăng sau ngày 1-7

Theo Bộ Công thương, trong tháng 4 giá nhóm hàng lương thực, thực phẩm tương đối ổn định và giá một số nguyên vật liệu tăng, giảm đan xen do ảnh hưởng của giá thế...

Đang điều tra Công ty Cây xanh Công Minh: Trúng thầu 'vô địch' 172/209 gói thầu

Công ty TNHH Cây xanh Công Minh đã tham gia 228 gói thầu tại khắp các tỉnh thành với tỷ lệ trúng thầu cao. Loại trừ các gói thầu chưa có kết quả, bị hủy, tỉ lệ...

Dự án đường dây 500kV mạch 3 đang gặp khó về thiết bị vật tư

Liên quan đến công tác thiết bị vật tư nhập khẩu cho dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên), Bộ Công Thương đã có công...

Thiếu máy bay nghiêm trọng: Chỉ còn 170 chiếc, giá thuê quá 'chát'

Lượng tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam hiện đạt tổng cộng 199 chiếc, giảm 32 tàu bay so với năm ngoái. Tuy nhiên, số máy bay đang khai thác thực tế chỉ ở...

Nguyên nhân nào khiến giá vé máy bay tăng vọt?

Theo Cục Hàng không Việt Nam, từ đầu năm 2024 đến nay, giá vé trung bình hạng phổ thông của các hãng hàng không Việt Nam đều tăng so với cùng kỳ năm 2023, mức tăng...

Tập đoàn Thuận An khiến loạt quan chức bị bắt: 2 năm trúng thầu 18.000 tỷ đồng

Nhiều quan chức đã bị khởi tố, bắt giam vì liên quan đến vụ án tại CTCP Tập đoàn Thuận An. Vậy doanh nghiệp này làm ăn ra sao mà khiến loạt quan chức 'ngã ngựa'?


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98