Cán cân quyền lực tại EFI và “ván bài” thâu tóm đất vàng?

14/08/2015 10:32
14-08-2015 10:32:25+07:00

Cán cân quyền lực tại EFI và “ván bài” thâu tóm đất vàng?

Kỳ 1 - EFI: Mâu thuẫn nội bộ, chây ì tổ chức ĐHĐCĐ

Mặc dù theo luật, EFI phải tiến hành triệu tập họp ĐHĐCĐ trong thời hạn 30 ngày kể từ khi số lượng thành viên HĐQT giảm xuống dưới mức quy định để bầu bổ sung, nhưng đến nay đã quá hạn hơn 5 tháng mà HĐQT vẫn “chây ì” chưa tổ chức, ĐHĐCĐ thường niên 2015 theo đó cũng chưa thể diễn ra.

Trong khi đó, cổ đông lớn là Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGD VN) liên tục đưa ra những quyết định khó hiểu.

Chây ì tổ chức ĐHĐCĐ bất thường dù đang phạm luật!

Những ngày cuối tháng 02/2015, HĐQT CTCP Đầu tư Tài chính Giáo dục (HNX: EFI) đã thông qua quyết định từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT và chấm dứt tư cách thành viên HĐQT đối với bà Lã Thị Vân Anh theo sự điều động của NXBGD VN và nguyện vọng của bà Vân Anh dành thời gian cho công việc mới.

Đồng thời, HĐQT cũng thống nhất sẽ họp ĐHĐCĐ bất thường để bầu bổ sung thành viên HĐQT và chức danh Chủ tịch vào ngày 02/03. Nhưng đến ngày này thì cuộc họp đã không được tiến hành. Theo đó, Sở GDCK Hà Nội (HNX) đã gửi văn bản tới EFI để nhắc nhở vấn đề này.

Tuy nhiên, mãi cho đến nay ĐHĐCĐ bất thường của EFI vẫn chưa diễn ra. Điều đáng nói là theo Khoản 4 Điều 136 Luật Doanh nghiệp 2014 mới được áp dụng từ 01/07, công ty phải tiến hành triệu tập họp ĐHĐCĐ trong thời hạn 30 ngày kể từ khi số lượng thành viên HĐQT giảm xuống dưới mức quy định, nhưng tính từ khi HĐQT EFI khuyết một vị trí đến nay đã "quá hạn" hơn 5 tháng.

Không những vậy, EFI cũng chưa tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2015. Ngày 04/05, NXBGD VN với tư cách cổ đông lớn đã gửi văn bản đến HĐQT EFI yêu cầu tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2015 nhưng Đại hội vẫn không được tiến hành.

Theo Khoản 1 Điều 30 Thông tư 121/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 26/07/2012 quy định: “Công ty đại chúng quy mô lớn và công ty niêm yết phải có ít nhất là năm (05) thành viên Hội đồng quản trị và tối đa mười một (11) thành viên Hội đồng quản trị”.

Đến ngày 03/07, EFI đã gửi công văn lên HNX xin hoãn tiến hành ĐHĐCĐ thường niên 2015 với lý do là EFI vẫn đang đợi triệu tập tổ chức ĐHĐCĐ bất thường để bổ sung thành viên HĐQT. Cũng trong văn bản này, nguyên nhân được EFI đưa ra là do sau khi Chủ tịch từ nhiệm, HĐQT chỉ còn lại 4 thành viên và các thành viên không thống nhất bầu được Chủ tịch HĐQT nên chưa thông qua kế hoạch, lịch họp và các nội dung liên quan đến ĐHĐCĐ thường niên 2015.

Câu chuyện ngày càng rối rắm khi ngày 14/07, HĐQT phát đi thông báo về quyết định chốt quyền tham dự ĐHĐCĐ bất thường, theo đó ngày GDKHQ là ngày 20/07 và thời gian tổ chức ĐHĐCĐ bất thường trong tháng 08/2015. Nhưng đến 22/07, HĐQT EFI lại gửi công văn đến Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) xin hủy kết quả chốt quyền với lý do NXBGD VN cần rà soát lại và để chuẩn bị tốt hơn cho công tác tổ chức ĐHĐCĐ. Lý do này đã mâu thuẫn trực tiếp với lý do được nêu ra trong Báo cáo Quản trị 6 tháng đầu năm 2015 của EFI, theo đó nguyên nhân là 4 thành viên HĐQT chưa thống nhất được việc tổ chức ĐHĐCĐ bất thường và cả thường niên 2015.

Điều đáng nói hơn cả là mặc dù nguyên nhân hủy kết quả chốt quyền được EFI thông báo là do phía NXBGD VN nhưng chính NXBGD VN lại là bên lấy danh nghĩa cổ đông lớn (nắm giữ 1,394,000 cp, tương đương 12.81%) gửi văn bản đến HĐQT EFI yêu cầu triệu tập ĐHĐCĐ bất thường bầu bổ sung thành viên HĐQT. Bên cạnh đó, nhóm cổ đông lớn do CTCP Kinh doanh Dịch vụ Cao cấp Dầu khí Việt Nam (PVR) đại diện nắm giữ 1,165,600 cp, tương đương 10.72% cũng gửi văn bản cùng với nội dung trên. Cả 2 văn bản đều được EFI nhận vào ngày 15/07/2015, tức là trước thời điểm EFI xin hủy chốt quyền.

Và cả 2 văn bản này đều có chung một ý là sẽ đồng thời gửi đến BKS EFI để yêu cầu giám sát HĐQT về việc triệu tập tổ chức ĐHĐCĐ bất thường. Trong trường hợp HĐQT không triệu tập họp theo yêu cầu của cổ đông lớn và nhóm cổ đông lớn trong thời gian quy định, BKS hoặc cổ đông lớn, nhóm cổ đông lớn sẽ tiến hành triệu tập họp ĐHĐCĐ theo quy định của Điều lệ công ty và Luật Doanh nghiệp.

Điều này cho thấy, sự mâu thuẫn giữa các cổ đông lớn và HĐQT dường như đã lên tới đỉnh điểm, thậm chí các cổ đông này còn đặt ra phương án "dự phòng" cho trường hợp HĐQT tiếp tục chây ì không chịu thực hiện.

Hội đồng quản trị hiện tại gồm những ai?

Cơ cấu 4 thành viên HĐQT hiện tại của EFI có thể chia làm 2 nhóm: Nhóm thành viên HĐQT có liên quan đến NXBGD VN và nhóm thành viên HĐQT “ngoại đạo”.

Theo đó, nhóm thứ nhất bao gồm 2 thành viên HĐQT là bà Nguyễn Thị Hồng Điệp nắm giữ 143,100 cp, tương đương 1.31% vốn của EFI và ông Huỳnh Bá Vân nắm giữ 9,250 cp, tương đương 0.09%. Cả 2 đều từng có thời gian công tác tại NXBGD VN trước khi tham gia hoạt động tại EFI (trước đó bà Lã Thị Vân Anh – Nguyên Chủ tịch HĐQT cũng xuất thân từ NXBGD VN). Trong đó, ông Huỳnh Bá Vân mới được bầu bổ sung thành viên HĐQT EFI kể từ ĐHĐCĐ thường niên 2014. Trước khi đảm nhiệm chức vụ này ông Vân là Phó TGĐ NXBGD VN kiêm Giám đốc NXBGD tại Hà Nội; bà Nguyễn Thị Hồng Điệp, nguyên là Ủy viên HĐQT EFI bắt đầu từ năm 2007 đến nay, trước 2007, bà Điệp làm việc tại NXBGD VN.

Nhóm thứ hai gồm ông Nguyễn Tuấn Anh, không nắm giữ cổ phiếu EFI và ông Nguyễn Mạnh Hùng nắm giữ 36,800 cp, tương đương 0.34%. Trong đó, ông Tuấn Anh đồng thời cũng là Chủ tịch HĐQT PVR, thành viên HĐQT CTCP Xây dựng Sông Hồng (ICG); ông Nguyễn Mạnh Hùng được bầu bổ sung vào vị trí thành viên HĐQT EFI tại ĐHĐCĐ thường niên 2014. Trước đó ông Hùng là Giám đốc của Công ty TNHH MTV Tư vấn và Đầu tư Đồng Tiến (Công ty này đã thoái sạch vốn 2.18 triệu cp, tương đương 20.04% vốn tại EFI trong khoảng thời gian từ 21/08 – 08/09/2014).

Cần lưu ý rằng, trong trường hợp các quyết định đưa ra bởi các thành viên HĐQT, yêu cầu tiên quyết là có sự đồng ý của quá bán số thành viên tham gia họp. Và với những gì có thể thấy được, nguyên nhân khiến việc tổ chức ĐHĐCĐ bất thường không “thuận buồm xuôi gió” như được nêu ra trong Báo cáo Quản trị 6 tháng đầu năm 2015 của EFI có thể liên quan đến sự mâu thuẫn trong chính HĐQT khi không thể thống nhất ý kiến.

Trong khi cơ cấu cổ đông của EFI cũng khá phân tán, tính đến thời điểm cuối năm 2014 theo như Báo cáo quản trị, EFI chỉ có 2 cổ đông lớn là NXBGD VN nắm giữ 1,394,000 cp, tương đương 12.81% vốn và America LLC nắm giữ 875,000 cp, tương đương 8.05%.

Tuy nhiên, cán cân quyền lực tại EFI đã bắt đầu xoay chuyển chỉ trong vỏn vẹn 4 tháng, kể từ tháng 04/2015 đến nay với sự xuất hiện của 3 cổ đông lớn hoàn toàn mới, cùng với đó là những chi tiết mới có thể lý giải cho sự mâu thuẫn của HĐQT, cũng như những quyết định tưởng chừng như khó hiểu đến từ cổ đông lớn NXBGD VN.

Đón đọc kỳ 2: Cán cân quyền lực xoay chuyển (đăng ngày 17/08/2015)

 Đăng Tùng





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Doanh thu tiếp tục mất hút, giá cổ phiếu Nhựa Đông Á tìm đáy

Chỉ thu 30 tỷ đồng trong quý 1/2024, giảm 95% so với cùng kỳ năm ngoái, Nhựa Đông Á tiếp tục có quý thứ 2 liên tiếp duy trì doanh thu ở mức cực thấp, chỉ bằng...

Chủ tịch HĐQT YeaH1: “Nền kinh tế sẽ có sức bật vào quý 3-4, chắc chắn đạt doanh thu tối thiểu 800 tỷ”

Nội dung được cổ đông quan tâm tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Tập đoàn Yeah1 (HOSE: YEG) tổ chức sáng ngày 06/05 là khả năng hoàn thành kế hoạch doanh...

Petrolimex gần “về đích” sau quý 1, sắp chi hơn 1.9 ngàn tỷ trả cổ tức

Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex, HOSE: PLX) có kỳ kinh doanh xăng dầu hiệu quả, giúp lãi ròng quý 1 tăng mạnh so với cùng kỳ.

Bất động sản khó khăn, KHG báo lãi quý 1 giảm 77%

Trong bối cảnh thị trường bất động sản khó khăn, CTCP Tập đoàn Khải Hoàn Land (HOSE: KHG) ghi nhận sụt giảm ở cả doanh thu thuần và doanh thu tài chính trong quý...

Long Hậu tính đường dài cho mảng kinh doanh nhà xưởng

CTCP Long Hậu (HOSE: LHG) cho biết, ngoài việc tìm kiếm và phát triển thêm quỹ đất tại Long An và các tỉnh lân cận, nhà xưởng cho thuê vẫn là một trong những sản...

Sau 2 năm lỗ nặng, chủ khách sạn Novotel Saigon Centre lãi gần 200 tỷ trong năm 2023

Mặc dù chủ khách sạn Novotel Saigon Centre có lãi sau thuế hơn 194 tỷ đồng trong năm 2023, nhưng vốn chủ sở hữu doanh nghiệp vẫn âm hơn 339 tỷ đồng, do khoản lỗ...

Chủ tịch thương hiệu gạch ốp lát Hoàng Gia nói về cuộc cách mạng lần thứ 4 của ngành ceramic

Quý 1/2024, tình hình kinh doanh CTCP Sản xuất và Đầu tư Hoàng Gia (Royal, RYG) có nhiều khởi sắc. Năm nay, Royal sẽ tập trung vào dòng sản phẩm cao cấp và phát...

CKG báo lãi quý 1 tăng 23%, sắp có biến động nhân sự thượng tầng

Tăng trưởng cả doanh thu thuần và doanh thu tài chính, CTCP Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng Kiên Giang (HOSE: CKG) ghi nhận lãi ròng quý 1/2024 tăng 23% so với cùng...

Quý 1 đi lùi của Traphaco

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024, CTCP Traphaco (HOSE: TRA) ghi nhận lãi ròng đi xuống so với cùng kỳ. Tuy nhiên, cũng cần nhớ rằng Traphaco đã có 3 năm lãi đậm liên...

ĐHĐCĐ Gỗ An Cường: Mất 1/3 doanh thu và lợi nhuận vì mảng dự án, điểm sáng ở mảng xuất khẩu

“Chúng tôi đã cố gắng hết sức nhưng tình hình thị trường vẫn còn rất yếu, chỉ có mảng xuất khẩu đang tăng trưởng mạnh”, Chủ tịch Lê Đức Nghĩa chia sẻ tại cuộc họp...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98