Chuyện vỡ nợ tại “Hy Lạp của nước Mỹ”

05/08/2015 13:28
05-08-2015 13:28:13+07:00

Chuyện vỡ nợ tại “Hy Lạp của nước Mỹ”

Đâu là nguyên nhân dẫn đến vụ vỡ nợ đầu tiên trong lịch sử của Puerto Rico?

Nhiều người gọi Puerto Rico là “Hy Lạp của nước Mỹ”.

Puerto Rico, lãnh thổ liên hiệp của Mỹ ở vùng Caribbean, mới đây đã tuyên bố vỡ nợ. Theo trang CNBC, nguyên nhân chính dẫn tới vụ vỡ nợ này chủ yếu nằm ở vấn đề công ăn việc làm của người dân. 

Chỉ còn lại người già

Sau cuộc suy thoái kinh tế sâu 2008-2009, thị trường việc làm đã hồi phục ở hầu hết các tiểu bang của Mỹ. Tuy vậy, thị trường việc làm ở Puerto Rico tiếp tục suy giảm, khiến nền kinh tế trầy trật. Do thiếu công ăn việc làm, nhiều người Puerto Rico đã di cư sang Mỹ đại lục để tìm kiếm công việc.

Trên thực tế, cuộc di cư này của người Puerto Rico đã bắt đầu tư trước khi suy thoái kinh tế phủ bóng lên nền kinh tế Mỹ. Theo thống kê, từ mức đỉnh 3,8 triệu người vào năm 2004, dân số của Puerto Rico đã giảm xuống mức 3,5 triệu người vào năm ngoái, tương đương mức giảm khoảng 8%.

Sự sa sút của nền kinh tế Puerto Rico cũng bắt đầu tư trước suy thoái kinh tế Mỹ, một phần do hết hạn tín dụng thuế đối với các công ty đặt cơ sở sản xuất trên hòn đảo này. Tín dụng thuế là chính sách cho phép các doanh nghiệp sản xuất được giữ lại tiền thuế phải nộp để đầu tư trở lại phát triển sản xuất kinh doanh. Chính sách này của Puerto Rico hết hạn vào năm 2006.

Kể từ đó, số lượng công việc suy giảm tiếp tục đẩy nhiều người Puerto Rico bỏ xứ đi nơi khác. Hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp ở lãnh thổ này là 12,6%, cao hơn gấp đôi so với mức trung bình 5,3% của Mỹ.

Sự ra đi của lực lượng lao động trẻ khiến ở lại Puerto Rico chỉ còn những người già và nghèo hơn, gây sức ép căng thẳng hơn đối với các dịch vụ xã hội mà chính quyền có trách nhiệm phải cung cấp.

Tính đến tháng 6 năm nay, chỉ 40% dân số của Puerto Rico được tính là chính thức nằm trong lực lượng lao động, so với tỷ lệ trung bình 62,6% của Mỹ.

Theo một báo cáo vào năm ngoái của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tại New York, nhiều người Puerto Rico không nằm trong lực lượng lao động chính thức thuộc về nền kinh tế “phi chính thức”.

Nền kinh tế ngầm của Puerto Rico sử dụng một số lượng lao động khá lớn và cho phép “công nhân và các công ty tránh được nhiều loại thuế và các chi phí khác liên quan đến việc sử dụng lao động chính thức”.

Do đây đều là những công việc nằm ngoài sổ sách, rất khó có thể tính toán được mức thiệt hại về thuế đối với chính quyền Puerto Rico. Tuy vậy, FED New York ước tính rằng nền kinh tế “phi chính thức” tương đương khoảng 1/4 GDP của vùng lãnh thổ này.

Với thị trường việc làm suy giảm, cùng với thất thoát thuế do nền kinh tế ngầm, chính quyền Puerto Rico buộc phải bù đắp ngân sách thiếu hụt bằng tiền đi vay. Qua thời gian, khối nợ tích tụ ngày càng lớn.

Theo FED New York, tỷ lệ nợ công so với GDP của Puerto Rico đã tăng lên mức 60% vào năm 2000 lên mức hơn 100% vào năm 2013. Cũng tính đến năm 2013, mức nợ công của vùng lãnh thổ này là 72 tỷ USD.

Hai lựa chọn

Nợ nần chồng chất khiến Puerto Rico liên tục bị đánh tụt điểm tín nhiệm, dẫn tới lãi suất vay vốn tăng cao hơn. Những nỗ lực nhằm thu hẹp thâm hụt ngân sách thông qua tăng thuế và sa thải công chức càng khiến triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế thêm phần bi đát.

Hôm thứ Hai tuần này, chính quyền Puerto Rico tuyên bố chỉ thanh toán được 628.000 USD trong khoản nợ 58 triệu USD đáo hạn. Nhiều người gọi Puerto Rico là "Hy Lạp của nước Mỹ".

Điều này đồng nghĩa với vụ vỡ nợ đầu tiên trong lịch sử của Puerto Rico. Vụ vỡ nợ này đã được lường trước, nhưng đặt chính quyền Puerto Rico vào một tình thế chưa từng có tiền lệ, đồng thời có thể mở ra những vụ vỡ nợ khác với quy mô lớn hơn và hàng loạt đơn kiện từ các chủ nợ nắm giữ trái phiếu do Puerto Rico phát hành.

Trong những năm gần đây, chính quyền Puerto Rico đã đề xuất một số cải cách cơ cấu. Tuy vậy, vụ vỡ nợ và thị trường việc làm tiếp tục co hẹp sẽ cản trở những nỗ lực nhằm đảo ngược vòng xoáy suy giảm của nền kinh tế.

“Hòn đảo này có vẻ như đang phải đối mặt với hai sự lựa chọn”, FED New York viết trong một báo cáo cách đây hai năm.

“Hoặc họ phải tự điều chỉnh nền kinh tế và ngân sách của mình, hoặc chờ cho tới khi nào làn sóng di cư và quy tắc của thị trường dẫn tới sự điều chỉnh đau đớn hơn, đặc biệt là đối với những người không thể hoặc không muốn phải rời khỏi hòn đảo”.

Diệp Vũ

vneconomy



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trái phiếu Mỹ bị bán tháo, lợi suất có tuần tăng mạnh nhất trong gần 2 thập kỷ

Làn sóng bán tháo trên thị trường trái phiếu do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump đã đẩy lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng vọt...

Vì sao Trung Quốc khó phá giá mạnh đồng Nhân dân tệ?

Giữa bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, một câu hỏi lớn đang được đặt ra: Liệu Trung Quốc có sử dụng "vũ khí tiền tệ" để đối phó với các biện pháp thuế quan...

Trái phiếu Chính phủ Mỹ đột nhiên giao dịch như tài sản rủi ro, chuyện gì đang xảy ra?

Tài sản được mệnh danh là "phi rủi ro" đang có những dấu hiệu rạn nứt đáng lo ngại.

Đồng Nhân dân tệ giảm giá 6 ngày liên tiếp giữa cuộc chiến với Mỹ

Trung Quốc đang để đồng Nhân dân tệ suy yếu so với hầu hết đồng tiền lớn trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ngày càng căng...

Đồng Nhân dân tệ xuống gần đáy 17 năm

Trong ngày 09/04, đồng Nhân dân tệ Trung Quốc tiếp tục trượt dốc, áp sát mức đáy 17 năm so với đồng USD. Diễn biến này đe dọa đẩy cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung leo...

Các nhà đầu tư ETF sử dụng đòn bẩy mất kỷ lục 25 tỷ USD

Các nhà đầu tư đã mất 25.7 tỷ USD trong các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) có đòn bẩy vào cuối tuần trước, đánh dấu sự sụp đổ lớn nhất từ trước đến nay của các quỹ rủi...

Trung Quốc phát tín hiệu đầu tiên về phá giá đồng Nhân dân tệ

Trung Quốc vừa ấn định tỷ giá đồng Nhân dân tệ ở mức yếu nhất trong 18 tháng qua, hé lộ dấu hiệu đầu tiên rằng "gã khổng lồ châu Á" có thể đang chuẩn bị cho một...

Apple thuê tàu bay chở iPhone về Mỹ để tránh thuế quan

Apple đã thuê tàu bay để vận chuyển 5 chuyến hàng iPhone và các sản phẩm khác từ Ấn Độ đến Mỹ chỉ trong vòng ba ngày, theo thông tin từ các quan chức cấp cao Ấn Độ.

Thuế quan châm ngòi cho đợt bán tháo trái phiếu rủi ro cao

Tín dụng doanh nghiệp được ví như “chỉ báo cảnh báo sớm” đối với nền kinh tế đang lung lay, các nhà phân tích cảnh báo.

Đồng Yên, Franc Thụy Sĩ tăng giá giữa "bão" thuế quan

Đồng Yên và Franc Thụy Sĩ tăng giá vào thứ Hai khi các nhà giao dịch tìm kiếm kênh trú ẩn an toàn trong bối cảnh giới chức Mỹ thể hiện lập trường kiên quyết về thuế...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98