Dù tuột dốc, Samsung vẫn vượt mặt Apple

22/08/2015 10:52
22-08-2015 10:52:00+07:00

Dù tuột dốc, Samsung vẫn vượt mặt Apple

Samsung vẫn là hãng smartphone lớn nhất thế giới dù cho thị phần của hãng này tiếp tục bị thu hẹp trong quý II.

Cụ thể, trong ba tháng 4, 5 và 6, đại gia di động Hàn Quốc chỉ còn kiểm soát 21,9% thị trường, giảm mạnh so với mức 26,2% của cùng kỳ năm ngoái, hãng nghiên cứu Gartner cho biết. Doanh số smartphone xuất xưởng của hãng cũng giảm tương ứng từ 76,1 triệu máy xuống còn 72 triệu máy.

Trong khi đó, dù chỉ đứng ở vị trí Á quân nhưng Apple lại chứng kiến thị phần của mình tăng từ 12,2% lên 14,6%. Doanh số iPhone tiêu thụ cũng tăng đột biến, từ 35,3 triệu máy cách đây 1 năm vọt lên 48 triệu chiếc. Samsung đã tung ra thị trường bộ đôi Galaxy S6 và Galaxy S6 Edge hồi tháng 4, nhưng chúng không thể lấn lướt được 2 model iPhone ra mắt từ tháng 9 năm ngoái.

Gần 2 năm trở lại đây, thị phần và doanh số của Samsung đều trong đà đi xuống. Dù mang theo rất nhiều kỳ vọng của hãng nhưng bộ đôi S6 đã không thể xoay chuyển được cục diện, cứu vãn được tình hình. Samsung đã có quý thứ bảy liên tiếp mà lợi nhuận đi xuống, đồng thời phải đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn chưa từng có từ các đối thủ Trung Quốc như Xiaomi hay Huawei ở phân khúc bình dân và đại địch Apple ở phân khúc cao cấp. Các dòng smartphone cao cấp của Samsung tiếp tục bán ra với giá cao, dẫu trước đó hãng từng hứa hẹn sẽ "điều chỉnh" lại giá Galaxy S6 cho mềm mại hơn.

Tệ hơn nữa, smartphone màn hình lớn không còn là địa hạt mà các thương hiệu Android như Samsung độc chiếm một mình một chợ nữa. Apple đã trở thành một thế lực cực mạnh khi ra mắt iPhone 6 (4.7 inch) và iPhone 6 Plus (5.5 inch), "cuỗm" đi cực nhiều khách hàng từ phe Android.

Ngày 13/8 vừa qua, Samsung đã trình làng 2 smartphone đầu bảng mới là Galaxy Note 5 và Galaxy S6 Edge+, tiếp tục hy vọng chúng sẽ tái khẳng định sức mạnh công nghệ của hãng ở hạng mục phablet và giúp giành lại thị phần đã mất. Thế nhưng từ ngày 21/8, thời điểm bộ đôi mở bán chính thức cho đến khi Apple công bố iPhone 6s và iPhone 6s Plus chỉ có khoảng 2 tuần mà thôi. Giới phân tích cho rằng khoảng cách này là quá ngắn ngủi để bộ đôi của Samsung kịp ghi điểm trong lòng người dùng và quy đổi thiện cảm đó thành doanh số tiêu thụ thực tế.

Đấy là chưa kể đà tiêu thụ của iPhone đang rất mạnh, cả ở những thị trường phát triển lẫn mới nổi. Dù cho thị trường Trung Quốc có đang chững lại và Apple đang tạm thời bị soán ngôi bởi các thương hiệu Trung Quốc thì lượng máy iPhone bán được tại đây vẫn rất đáng khích lệ. Theo Gartner, doanh số đã tăng trưởng tới 68% và đạt 11,9 triệu máy trong quý.

Thương hiệu Huawei của Trung Quốc có sự tăng trưởng doanh số lớn nhất, vươn lên chiếm vị trí số 3 (từ 6.1% lên 7.8%). Lượng máy xuất xưởng cũng tăng từ 17.6 triệu lên 25.8 triệu máy. Lý giải cho điều này, Gartner tin rằng là do smartphone 4G đang tiêu thụ rất mạnh tại Trung Quốc.

Xếp ở vị trí thứ 4 là Lenovo, mặc dù miếng bánh của hãng này đã giảm từ 6.6% xuống còn 5% trong quý II, và lượng tiêu thụ cũng giảm từ 19 triệu xuống còn 16,4 triệu máy. Điều đáng nói là doanh số và thị phần này đã tính gộp cả đóng góp của Motorola Mobility, bởi Lenovo hoàn tất vụ mua lại Motorola từ tháng 10 năm ngoái. Rõ ràng, thương vụ này chưa mang lại bất cứ hiệu quả nào cho công việc kinh doanh của Lenovo cả. Hệ quả là thứ 5 tuần trước, Lenovo vừa phải thông báo sẽ cắt giảm 3200 nhân sự trong thời gian tới.

Hãng cuối cùng góp mặt trong top 5 lại là một thương hiệu Trung quốc nữa. Quý II vừa qua, thị phần của Xiaomi đã nhích từ 4.3% lên 4.9%, còn lượng tiêu thụ tăng từ 12,5 triệu lên 16 triệu máy.

Tuy vậy, Gartner khuyến cáo rằng thị trường Trung Quốc đang giảm tốc và sắp chạm ngưỡng bão hòa. Lần đầu tiên, tổng doanh số tiêu thụ của cả thị trường giảm 4%. "Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ smartphone lớn nhất, chiếm tới 30% tổng số smartphone xuất xưởng trong quý II. Do đó, phong độ yếu của thị trường này đã ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ thị trường nói chung. Trung Quốc đã bước vào giai đoạn bão hòa, số lượng người dùng điện thoại lần đầu ít dần, nhường chỗ cho những người có nhu cầu đổi máy/nâng cấp điện thoại mới. Do đó, ngoài phân khúc bình dân thì sức hấp dẫn của các smartphone cao cấp sẽ là chìa khóa để các hãng thu hút người dùng, duy trì tăng trưởng tại thị trường này trong thời gian tới".

T.Cầm

vietnamnet



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

EU cứng rắn với Trung Quốc về thương mại

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Ursula von der Leyen tuyên bố Liên minh Châu Âu (EU) sẵn sàng sử dụng mọi công cụ để bảo vệ nền kinh tế, nếu Trung Quốc không mở cửa...

Maersk: Vận tải biển quốc tế gặp khó vì Houthi mở rộng phạm vi tấn công tàu hàng

Theo thông báo của Maersk gửi tới khách hàng được Thời báo New York đăng tải, các tàu vận tải hiện đối mặt với phạm vi nguy hiểm mở rộng, khiến việc giao hàng thêm...

Hậu COVID-19, 3 đại gia vắc-xin làm ăn ra sao?

AstraZeneca báo cáo lợi nhuận sau thuế 2.18 tỷ USD trong quý đầu tiên năm 2024, tăng đáng kể so với mức 1.8 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái. Đà tăng trưởng này có được...

Châu Âu và "ván cược" ngành chip lần hai

Từng là trung tâm của ngành chip toàn cầu những năm 90, châu Âu giờ đã tụt hậu đáng kể trong ngành so với Mỹ hay các nền kinh tế châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Warren Buffett: Thuế doanh nghiệp có thể tăng để giải quyết thâm hụt ngân sách

Tỷ phú Warren Buffett cho biết thuế doanh nghiệp tại Mỹ có thể sẽ tăng khi các nhà lập pháp tìm cách giảm thâm hụt liên bang.

Mỹ tạo ít việc làm hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3.9%

Nền kinh tế Mỹ có thêm ít việc làm hơn dự báo trong tháng 4/2024, chấm dứt chuỗi tăng trưởng việc làm mạnh mẽ trước đó - một yếu tố đã khiến Fed phải tỏ ra cẩn...

OECD nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới

OECD đã nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới, nhờ sự phục hồi mạnh của kinh tế Mỹ, trong lúc Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tụt lại...

Sàn giao dịch điện nở rộ, thu hút nhà đầu tư

Thị trường điện châu Âu có những bước tiến tự do hóa xa hơn. Hợp đồng điện tương lai được giao dịch rộng rãi, ước tính có quy mô gấp bảy lần quy mô thị trường giao...

"Ông lớn" dược phẩm Pfizer với cái kết hậu COVID-19

Giám đốc tài chính của Pfizer bày tỏ hài lòng về mức tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ 11% của các sản phẩm không liên quan tới COVID-19 trong quý vừa qua của công ty...

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ lên 6,8%

IMF đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong năm tài chính hiện tại từ 6,5% (được đưa ra hồi tháng Một) lên mức 6,8%, chủ yếu nhờ đầu tư công.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98