Góc nhìn 05/08: Chờ đợi nhịp hồi xuất hiện?

04/08/2015 18:25
04-08-2015 18:25:36+07:00

Góc nhìn 05/08: Chờ đợi nhịp hồi xuất hiện?

Sau ba phiên giảm sâu, các chuyên gia nhận định các giao dịch trading ngắn hạn lúc này sẽ tiềm ẩn rủi ro rất cao, song vẫn kỳ vọng các chỉ số sẽ xuất hiện nhịp hồi trong vài phiên tới đây.

Khó có thể giảm xuống ngưỡng 595 - 600

CTCK Maritime (MSBS): Áp lực bán mạnh trong cuối phiên chiều, đặc biệt là trong phiên ATC của các cổ phiếu Bluechips là nguyên nhân chính khiến VN-Index giảm xuống mức thấp nhất trong ngày, kết phiên dừng ở 600.76 điểm (giảm 8.71 điểm) cho thấy tâm lý sợ hãi của nhà đầu tư.

Dưới góc độ PTKT, ngưỡng 595 – 600 điểm là ngưỡng hỗ trợ mạnh trong giai đoạn hiện nay, thị trường khó có thể giảm xuống dưới ngưỡng này. Trong phiên mai, MSBS cho rằng thị trường sẽ tăng điểm, đầu phiên VN-Index có thể giảm xuống 595 – 598 điểm nhưng sau đó sẽ hồi phục lại. Nhà đầu tư ngắn hạn có thể giải ngân vào các cổ phiếu cơ bản đã giảm giá mạnh với tỷ trọng thấp trong đầu phiên mai.

Thị trường chưa thực sự bền vững!

CTCK Đầu tư Việt Nam (IVS): Như vậy thị trường có 3 phiên giảm mạnh liên tiếp đẩy chỉ số VN-Index về đến 600 điểm, một mốc điểm khá nhạy cảm và quan trọng. Liệu thị trường có bật tăng lại không cũng là một câu hỏi của không ít nhà đầu tư.

Về giao dịch, rõ ràng phiên hôm nay (04/08) nhóm cổ phiếu lớn là tác nhân lớn nhất khiến chỉ số VN-Index sụt giảm mạnh mà đặc biệt là nhóm Ngân hàng. Về mặt nào đó thì một số cổ phiếu này như BID, VCB, CTG... đã gần chạm đến vùng an toàn nên rủi ro giảm có thể không còn nhiều. Trong khi đó nhiều cổ phiếu khác như FPT, MBB, SSI... tăng trở lại nên sẽ hỗ trợ cho thị trường trong phiên giao dịch tới. Vì thế IVS cho rằng tại mốc 600 điểm này sẽ có những biến động nhỏ hơn. Cầu mua sẽ gia tăng nếu giảm dưới mốc điểm này và ngược lại đà bán kiếm lời ngắn hạn cũng gia tăng nếu VN-Index tăng mạnh. Việc biên độ giảm hẹp lại có thể sẽ tạo điều kiện cho nhiều cổ phiếu tăng giá nên mức độ phân hóa sẽ diễn ra. Nhìn chung, KLGD đã sụt giảm hơn, đồng nghĩa áp lực bán sẽ dần giảm bớt nhưng thị trường chưa thực sự bền vững.

Giai đoạn khó khăn vẫn chưa thực sự chấm dứt

CTCK SaigonBank Berjaya (SBBS): Thị trường mở cửa với trạng thái giao dịch yếu về cả khối lượng và chỉ số. Cổ phiếu ngành vận tải có vẻ như chưa tiếp nhận thông tin tích cực từ giá nhiên liệu. Nhưng về cơ bản, đây là diễn biến rất có lợi cho tình hình hoạt động của những công ty này. Khối ngoại trong vài ngày gần đây không cho thấy nhiều ảnh hưởng đến các chỉ số khi giao dịch nhiều ở các mã vốn hóa vừa. Trong khi đối với các mã lớn, khối này cho thấy sự cân bằng giữa mua và bán. Khối lượng giao dịch sụt giảm mạnh phiên hôm nay (04/08) đến từ cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên tốc độ giảm của nhà đầu tư trong nước nhanh hơn.

Mặc dù các chỉ số vẫn tiếp tục giảm điểm, nhưng mức giảm đã ít hơn. Tốc độ giao dịch chậm lại chủ yếu từ bên mua. Khi chỉ số có phiên mất điểm mạnh nhất kể từ tháng 5, tâm lý thận trọng đang quay trở lại. Trong phiên tiếp theo, chỉ số có thể khôi phục phần nào, nhưng giai đoạn khó khăn vẫn chưa thực sự chấm dứt.

Kì vọng vào lực hồi trong một vài phiên tới

CTCK VNDirect (VND): Quan sát cung và cầu trong phiên giao dịch VND nhận thấy lực cầu gia tăng mỗi khi chỉ số bị nhấn xuống vùng 600 điểm. Tuy điểm số giảm mạnh nhưng chủ yếu đến từ nhóm vốn hóa lớn như VCB, BID, MSN, VNM, BVH

Sau phiên rơi điểm sắc nét ngày hôm nay VND kỳ vọng vào lực hồi trong một vài phiên tới, hiện tại VND nghiêng về kịch bản thị trường phân hóa trong các phân lớp cổ phiếu. Hành động hiện tại VND giữ nguyên danh mục với tỷ trọng hiện tại.

Khả năng sẽ xuất hiện nhịp hồi ngắn hạn

CTCK MB (MBS): Cả hai chỉ số vẫn tiếp tục quá trình giảm điểm tiến về các ngưỡng hỗ trợ tiếp theo đối với VN-Index là 580-600 điểm và HNX-Index là 80-81 điểm. Các cổ phiếu lớn vẫn tiếp tục suy yếu khiến cho thị trường chưa thể cân bằng trở lại, nguyên nhân chính là do việc thiếu vắng cầu hỗ trợ từ khối ngoại. MBS nhận thấy các chỉ số đã có mức giảm lớn trong 6 phiên giao dịch trở lại đây và nhiều khả năng sẽ xuất hiện nhịp hồi ngắn hạn khi lực cầu bắt đáy trở lại tại các vùng hỗ trợ trên.

Do đó MBS khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế bán tháo, cân nhắc mua lại khi thị trường có tín hiệu tạo đáy ngắn hạn (cải thiện về thanh khoản lẫn điểm số) nhằm tận dụng nhịp hồi T+.

Giao dịch trading ngắn hạn sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro

CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS): Trạng thái thị trường vẫn khá xấu do nhà đầu tư tiếp tục có dấu hiệu phản ứng quá đà với thông tin về việc đàm phán TPP không thể kết thúc ngay sau cuộc họp diễn ra từ ngày 28 – 31/7. Các câu chuyện tích cực liên quan tới việc Việt Nam chính thức kết thúc đàm phán FTA với EU – một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam hay thông tin về việc đàm phán TPP cấp bộ trưởng nhiều khả năng sẽ được nối lại cuối tháng này nhằm mục tiêu ký kết hiệp định TPP vào cuối năm nay cũng không được thị trường quan tâm nhiều. Trạng thái dòng tiền cũng suy yếu mạnh khiến lượng giao dịch sụt giảm trên cả hai sàn. Nhóm các mã dẫn dắt, trong đó nhiều mã không được hưởng lợi gì từ TPP cũng tiếp tục thể hiện sự đuối sức sau giai đoạn tăng khá vừa qua.

Như vậy có thể thấy TPP thất bại chỉ là yếu tố khiến thị trường thay đổi trạng thái nhanh hơn trong bối cảnh dòng tiền liên tục suy giảm, các chỉ số liên tục retest đỉnh không thành công và hiện thời trend tăng điểm đã bị phá vỡ. Tham gia mua vào tại thời điểm này, đặc biệt đối với các giao dịch trading ngắn hạn sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trạng thái cân bằng của thị trường được cần được xác lập sau giai đoạn điều chỉnh mạnh này.

Đà giảm dự đoán sẽ thu hẹp lại

CTCK Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BSI): Cổ phiếu ngân hàng, tiêu biểu là hai trụ cột VCB và BID giảm mạnh trong phiên 04/08 khiến thị trường rớt mạnh. Dù vậy, độ rộng thị trường có tín hiệu tích cực hơn 03/08 với số mã tăng điểm vượt số mã giảm. Khối ngoại quay trở lại bán ròng trên TTCK Việt Nam.

Xu hướng thị trường trong ngắn hạn tiếp tục tiêu cực. Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục giảm. Dù vậy, đà giảm dự đoán sẽ thu hẹp lại khi thị trường xuống vùng giá thấp hơn. Nhà đầu tư nhìn chung nên tiếp tục quan sát thị trường. Nhà đầu tư mạo hiểm có thể mở mua, tuy nhiên cần lưu ý đảm bảo tỷ trọng an toàn cho danh mục

Gia Nguyên tổng hợp





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (15)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

UOB: Tỷ giá USD/VND có thể lên 25,600 đồng trong quý 2/2024 và suy yếu

Theo Báo cáo dự báo tỷ giá và ngoại hối toàn cầu mới nhất của Bộ phận Nghiên cứu Thị trường & Kinh tế Toàn cầu của UOB cập nhật ngày 03/05/2024, UOB kỳ vọng VNĐ sẽ...

Góc nhìn 03/05: Rủi ro đảo chiều tại ngưỡng 1,220 điểm?

Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng VN-Index cần thêm thời gian tích lũy trước khi tiến lên vùng điểm mới, còn ở thời điểm hiện tại, chỉ số có rủi ro đảo chiều...

Cổ phiếu ngành bán lẻ kỳ vọng bứt tốc?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị khả quan DGW khi tìm ra được thêm động lực tăng trưởng mới đến từ lĩnh vực cung cấp thiết bị bảo hộ lao động; mua FRT với...

Góc nhìn tuần 02-03/05: Tạo thêm một đáy tiếp theo?

Trong kịch bản cơ sở, SSV cho rằng thị trường có thể sẽ tạo thêm một đáy tiếp theo trước khi quay lại xu hướng tăng. 

VinaCapital: Lãi suất tiền gửi có thể tăng 100 điểm cơ bản vào cuối 2024, nhưng không tác động lớn TTCK

Ông Michael Kokalari, CFA - Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường VinaCapital, gần đây có bài phân tích với nhan đề "Vàng, đô la Mỹ và lãi...

Góc nhìn 26/04: Cần thêm thời gian tạo đáy?

Theo DAS, nhà đầu tư giảm nhịp độ giao dịch khi thị trường sẽ có kỳ nghỉ dài và không có tin tức nổi bật. VN-Index cần thêm thời gian tạo đáy và tích lũy trước khi...

Góc nhìn 25/04: Nên giao dịch cẩn trọng

VDS khuyến nghị nhà đầu tư cần tránh mua đuổi và giữ tỷ trọng danh mục ở mức hợp lý, đồng thời quan sát diễn biến cung cầu tại vùng cản để đánh giá lại trạng thái...

Góc nhìn 24/04: Duy trì ngưỡng 1,150-1,180?

TPS nhận định phiên giảm điểm ngày 23/04 không ảnh hưởng nhiều đến xu thế của VN-Index trong ngắn hạn. Thị trường được kỳ vọng có thể tạo vùng nền tích lũy quanh...

Góc nhìn 23/04: VN-Index có nhiều khả năng điều chỉnh ngắn hạn

Một số công ty chứng khoán (CTCK) đánh giá xu hướng ngắn hạn sắp tới của VN-Index theo chiều hướng tiêu cực, các nhà đầu tư nên cẩn trọng, chốt lời hoặc cơ cấu danh...

Có nên đầu tư PNJ, BWE và IDI?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị khả quan PNJ trên cơ sở chiếm lĩnh thị phần, cải thiện biên lợi nhuận gộp; tăng tỷ trọng BWE nhờ thúc đẩy tăng trưởng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98