Làm ăn với Mỹ, lợi ngay tỉ đô

01/08/2015 08:11
01-08-2015 08:11:02+07:00

Làm ăn với Mỹ, lợi ngay tỉ đô

Doanh nghiệp Việt Nam cần làm ăn sòng phẳng, uy tín vì người Mỹ thích làm trực tiếp, trung thực.

“Mỹ hiện là thị trường lớn nhất không chỉ của Việt Nam mà cả thế giới với giá trị khoảng 20.000 tỉ USD. Nếu tới đây Việt Nam ký Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), với mức thuế nhập khẩu giảm, doanh nghiệp (DN) Việt Nam sẽ được lợi 1 tỉ USD ngay trong năm đầu tiên”. Ông Lương Văn Tự, nguyên đồng Chủ tịch Ủy ban Hợp tác Kinh tế Thương Mại Việt-Mỹ, cho biết tại buổi hội thảo “20 năm quan hệ Việt Nam - Mỹ: Nhìn từ góc độ kinh tế”do Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị và Hội Hữu nghị Việt-Mỹ TP.HCM tổ chức ngày 31-7.

Nhiều lợi thế

Ông Lê Quốc Ân, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho biết năm 2014, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may vào Mỹ đã đạt 10 tỉ USD. Với thuế suất nhập khẩu vào nước này hiện ở mức 17%, mỗi năm các DN dệt may Việt Nam phải đóng 1,7 tỉ USD tiền thuế. Nếu Việt Nam tham gia TPP, mức thuế này giảm về 0%, DN tiết kiệm được một khoản tiền lớn 1,7 tỉ USD, DN có thể tận dụng lợi thế này để đầu tư công nghệ, mở rộng sản xuất và giảm giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh so với các đối thủ xuất khẩu khác. Nếu lộ trình giảm thuế xuống một nửa thì cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành dệt may, Việt Nam hoàn toàn có thể nâng thị phần dệt may của mình tại Mỹ lên gấp đôi, đạt mức 20% thị phần.

TS Huỳnh Thế Du, giảng viên Chương trình Kinh tế Fulbright, đánh giá Mỹ không chỉ là đối tác thương mại số một của kinh tế Việt Nam mà là một nhân tố quan trọng trong câu chuyện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Điều đó thể hiện qua sự thay đổi đáng kinh ngạc trong từng hoạt động kinh doanh của DN hai nước. Như Pepsico năm 1995 khi mới đầu tư vào Việt Nam, doanh thu chỉ đạt 5 triệu USD nhưng 20 năm sau, công ty này đã đặt chỉ tiêu cho hai năm sắp tới sẽ đạt mức doanh thu 1 tỉ USD. Hay như dệt may Việt Nam, năm 2000 kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ chỉ đạt 45 triệu nhưng hiện nay đã đạt 10 tỉ USD. Sắp tới khi Việt Nam hội nhập TPP, giá trị trên còn tăng hơn thế nữa.

Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam vào Mỹ đã đạt 10 tỉ USD. Ảnh: CTV

Cái lợi lớn nữa đối với DN Việt là được giao thương trực tiếp với DN Mỹ mà không phải qua các tầng lớp trung gian như hiện nay.

Nói về chuyện phải làm ăn qua trung gian với Mỹ, ông Lương Văn Tự kể trước đây người dân Mỹ khoái ăn cá kèo nhưng muốn xuất cá kèo đông lạnh sang Mỹ phải xuất qua Singapore. DN Singapore đưa về đóng gói, dán thương hiệu bán sang Mỹ với giá trị gấp nhiều lần so với DN Việt Nam thu được.

Ông Tự cho hay hiện nay vẫn còn những DN Việt muốn xuất hàng sang Mỹ phải qua 3-4 đối tác trung gian, phần lớn phải qua một trung gian. Chỉ có một số ít DN làm ăn trực tiếp được với nhà bán lẻ Mỹ.

Làm ăn với Mỹ phải chất lượng, trung thực

Lợi thế đã có nhưng cần có những điều kiện về hạ tầng, logistics (hậu cần vận chuyển), chính sách hỗ trợ và chính bản thân DN phải tận dụng được lợi thế, nếu không lợi thế đó bị các DN nước ngoài tận dụng.

Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen, chia sẻ: “Hiện nay, giá thép bán sang các nước trong khu vực chỉ ở mức 700-800 USD/tấn, trong khi xuất sang Mỹ giá thép bán được giá cao hơn lên tới 1.000 USD/tấn. Nếu tính cước phí vận chuyển thẳng từ Việt Nam đi Mỹ chỉ 55-65 USD/tấn tính ra DN vẫn bán được giá cao hơn các thị trường khác 150-250 USD/tấn. Tuy nhiên, Việt Nam không có tàu đi thẳng sang Mỹ, DN phải đi ké các tàu nước khác xuất sang Mỹ. DN không chủ động được thời gian giao hàng, không xuất được đơn hàng lớn, lại tốn thêm chi phí. Nhiều hãng tàu nước ngoài biết được lợi thế của DN Việt Nam, họ đã tận dụng biến thành lợi thế kinh doanh của họ”.

Ông Vũ tiết lộ hiện nay DN nhận được rất nhiều đơn hàng mua thép từ Mỹ dù giá của DN cao hơn Trung Quốc, Đài Loan cả 100 USD/tấn. Chất lượng, trung thực về giá cả, hiểu tâm lý khách hàng, sản phẩm tiêu chuẩn thế giới thì sản phẩm vẫn được thị trường Mỹ chấp nhận.

Đồng quan điểm, ông Lương Văn Tự cho rằng DN Việt Nam phải có cái nhìn rộng ra thế giới khi hội nhập. “DN Việt học ngay DN Malaysia chứ không đâu xa. Một DN sản xuất đệm ô tô, họ đầu tư nhiều nhà máy sản xuất nhiều sản phẩm đệm khác chứ không chỉ sản xuất đệm cho mỗi thị trường trong nước của họ. Chính vì vậy khi Malaysia tham gia ký kết các hiệp định thương mại, lập tức sản phẩm đệm của DN có nhiều đơn hàng xuất khẩu nhờ đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu” - ông Tự nói.

Việt Nam xuất siêu hơn 22 tỉ USD sang Mỹ

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong năm 2014,kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Mỹ đạt 28,6 tỉ USD,chiếm hơn 19% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước. Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này đạt 6,3 tỉ USD, chỉ chiếm hơn 4% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu của cả nước năm 2014.

Như vậy, tính chung cả năm 2014, Việt Nam xuất siêu sang thị trường Mỹ 22,4 tỉ USD - con số cao kỷ lục và đóng góp tỉ trọng lớn vào thặng dư thương mại của cả nước năm 2014.

Số liệu thống kê chi tiết cho thấy trong năm qua, Việt Nam có đến tám nhóm hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường Mỹ đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD, bao gồm hàng dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm từ gỗ, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, hàng thủy sản, điện thoại…


Quang Huy

pháp luật tphcm





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ Công thương dự báo giá tiêu dùng có thể tăng sau ngày 1-7

Theo Bộ Công thương, trong tháng 4 giá nhóm hàng lương thực, thực phẩm tương đối ổn định và giá một số nguyên vật liệu tăng, giảm đan xen do ảnh hưởng của giá thế...

Đang điều tra Công ty Cây xanh Công Minh: Trúng thầu 'vô địch' 172/209 gói thầu

Công ty TNHH Cây xanh Công Minh đã tham gia 228 gói thầu tại khắp các tỉnh thành với tỷ lệ trúng thầu cao. Loại trừ các gói thầu chưa có kết quả, bị hủy, tỉ lệ...

Dự án đường dây 500kV mạch 3 đang gặp khó về thiết bị vật tư

Liên quan đến công tác thiết bị vật tư nhập khẩu cho dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên), Bộ Công Thương đã có công...

Thiếu máy bay nghiêm trọng: Chỉ còn 170 chiếc, giá thuê quá 'chát'

Lượng tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam hiện đạt tổng cộng 199 chiếc, giảm 32 tàu bay so với năm ngoái. Tuy nhiên, số máy bay đang khai thác thực tế chỉ ở...

Nguyên nhân nào khiến giá vé máy bay tăng vọt?

Theo Cục Hàng không Việt Nam, từ đầu năm 2024 đến nay, giá vé trung bình hạng phổ thông của các hãng hàng không Việt Nam đều tăng so với cùng kỳ năm 2023, mức tăng...

Tập đoàn Thuận An khiến loạt quan chức bị bắt: 2 năm trúng thầu 18.000 tỷ đồng

Nhiều quan chức đã bị khởi tố, bắt giam vì liên quan đến vụ án tại CTCP Tập đoàn Thuận An. Vậy doanh nghiệp này làm ăn ra sao mà khiến loạt quan chức 'ngã ngựa'?

Không thương mại hóa điện mặt trời áp mái

PGS Nguyễn Việt Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường cơ khí (Đại học Bách Khoa) cho biết về mặt kỹ thuật ông hoàn toàn ủng hộ không có việc mua bán và thương mại trong việc...

Bắt đối tượng chiếm đoạt hàng tỷ đồng theo hình thức góp vốn ở Quảng Ninh

Phạm Thị Thanh Huệ lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn 5 tỷ đồng thông qua việc huy động góp vốn để nhập bình nóng lạnh, téc nước, ống nhựa.

Thủ tướng: Tây Ninh có tiềm năng lớn phát triển kinh tế cửa khẩu

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Tây Ninh có nhiều tiềm năng, lợi thế; hội đủ 3 yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" để tăng tốc phát triển nhanh, bền vững.

Bộ Công Thương thông tin về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 04/05, phát biểu tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã có những chia sẻ về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98