Nửa đầu năm các ngân hàng đã dùng bao nhiêu dự phòng để xử lý nợ xấu?

25/08/2015 09:45
25-08-2015 09:45:00+07:00

Nửa đầu năm các ngân hàng đã dùng bao nhiêu dự phòng để xử lý nợ xấu?

Với lộ trình vạch ra đến cuối tháng 9/2015 các tổ chức tín dụng phải đưa tỷ lệ nợ xấu về mức dưới 3% tổng tài sản có được phân loại, các ngân hàng cũng đang ráo riết xử lý nợ xấu bằng mọi hình thức từ bán nợ cho VAMC, sử dụng dự phòng rủi ro, thu hồi nợ… Và việc xử lý nợ xấu này đã thực hiện đến đâu, bao nhiêu nợ xấu có nguy cơ phải xóa nợ?

Nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh

Nhiều con đường xử lý nợ xấu đã được vẽ ra cho các ngân hàng, bằng mọi giá phải đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3%. Tại đây các nhà băng cũng đang cấp tập xử lý khoản này nhưng nhìn chung tỷ lệ nợ xấu vẫn tăng khá mạnh so với đầu năm 2015.

Trong đó, BIDV (BID) tăng mạnh nhất với tỷ lệ nợ xấu từ 2.03% lên 2.74%. Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và Vietcombank (VCB) cũng tăng từ mức trên 2% lên gần 2.5% tại thời điểm giữa năm 2015. Còn tại Ngân hàng An Bình (ABBank), tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng đang cao ngất ngưỡng ở mức 4.57%.

Đồng thời, BIDV cũng là ngân hàng có lượng nợ xấu cao nhất trong số các ngân hàng đã công bố, tăng vọt 57% lên hơn 14,200 tỷ đồng. Nợ xấu tại VietinBank (CTG) và SHB cũng tăng không thua kém với hơn 40% lên lần lượt 6,980 tỷ và 2,945 tỷ đồng, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) tăng hơn 30% nợ xấu lên hơn 2,660 tỷ đồng.

Đặc biệt đáng báo động nhất là việc tăng mạnh nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) tại các ngân hàng. VPBank đang tăng khoản này mạnh nhất, cao gấp đôi đầu năm với gần 1,080 tỷ đồng. VietinBank cũng tăng nợ có khả năng mất vốn đến 88% lên hơn 3,900 tỷ và BIDV tăng 80% lên hơn 5,880 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng tính đến giữa năm 2015
ĐVT: %
Tổng nợ xấu tại các ngân hàng
ĐVT: tỷ đồng
Nợ có khả năng mất vốn tại các ngân hàng
ĐVT: tỷ đồng

Bao nhiêu dự phòng dùng cho xử lý nợ xấu?

Xử lý nợ xấu có nhiều cách nhưng các ngân hàng phần lớn dựa vào con đường bán nợ và sử dụng dự phòng rủi ro - theo như chia sẻ từ đại diện Ngân hàng Nhà nước tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2015 của Eximbank.

Trong 6 tháng đầu năm không có nhiều ngân hàng công bố cụ thể con số bán nợ cho VAMC. Nhóm nhà băng thể hiện trong báo cáo tài chính quý 2/2015 với số dư trái phiếu đặc biệt được phát hành như VPBank với 4,842 tỷ, Ngân hàng Quốc tế VN (VIB) 3,242 tỷ, Ngân hàng Kỹ Thương VN (Techcombank) gần 2,885 tỷ hay Vietcombank có 2,539 tỷ đồng. Còn theo công bố gần nhất từ VAMC thì tính đến tháng 7/2015, các TCTD đã gửi nhiều hồ sơ bán nợ xấu với tổng trị giá khoảng 64,000 tỷ đồng. VAMC đã phê duyệt mua 59,000 tỷ đồng nợ gốc với giá mua là 54,000 tỷ đồng và phát hành khoảng 51,300 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt.

Đối với việc sử dụng dự phòng để xử lý nợ xấu, trong 6 tháng đầu năm 2015, bên cạnh việc trích lập thêm dự phòng rủi ro cho các khoản nợ rơi vào nợ xấu thì các ngân hàng cũng đã dùng không ít khoản này để giải quyết bớt nợ xấu tồn đọng.

Như tại Vietcombank, ngân hàng này đã sử dụng gần 1,880 tỷ đồng dự phòng để xử lý các khoản nợ khó thu hồi. Nhiều ngân hàng khác đã dùng trên 1,000 tỷ đồng dự phòng để xử lý nợ xấu như MBB, CTG, VPBank hay BIDV.

Sử dụng dự phòng để xử lý nợ xấu tại các ngân hàng tính đến 30/06/2015
ĐVT: tỷ đồng

Mặc dù sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu không hẳn là xóa nợ hoàn toàn nhưng khoản nợ xấu này cũng đang tạm thời “bê” ra ngoại bảng và nếu sau tối thiểu 5 năm vẫn chưa thu hồi được thì có thể xóa nợ. Như vậy, khả năng phải xóa nợ đối với các khoản nợ đã được dùng dự phòng để xử lý không phải là không có.

Nợ xấu đang được tích cực xử lý nhưng để đưa về dưới 3% theo thời hạn quy định thì còn cả một chặng đường gian nan. Tính đến cuối tháng 3/2015, tỷ lệ nợ xấu do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố là 3.81%, tăng so với mức 3.59% tháng trước đó (thực chất là thấp hơn mức 4.75% từ tháng 2/2015 theo kết quả phân loại nợ lại từ thông tin của CIC). Theo thông tin từ báo chí mới nhất về tình hình nợ xấu thì tỷ lệ đến giữa năm 2015 là 3.72%, tương đương với hơn 159,300 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu theo công bố của NHNN đến cuối tháng 3/2015
ĐVT: %
Từ tháng 3/2015, số liệu nợ xấu phản ánh chính xác hơn về chất lượng tín dụng của các TCTD do hầu hết các TCTD đã thực hiện tham chiếu nợ theo CIC, nhưng về bản chất, nợ xấu đang có xu hướng giảm đi khi so sánh với tỷ lệ nợ xấu theo giám sát của NHNN (theo kết quả phân loại nợ lại từ thông tin của CIC) với tỷ lệ nợ xấu lần lượt là 4.83% vào tháng 12/2014; 4.55% vào tháng 1/2015; 4.75% vào tháng 2/2015 và 3.81% vào tháng 3/2015.

Theo Thông tư 02/2014/TT-NHNN (được sửa đổi bổ sung theo Thông tư 09/2014/TT-NHNN), sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là việc TCTD hạch toán chuyển khoản nợ được xử lý rủi ro ra hạch toán ngoại bảng và tiếp tục theo dõi, có biện pháp để thu hồi nợ đầy đủ theo hợp đồng đã ký, cam kết thỏa thuận với khách hàng.

TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro trong các trường hợp: (i) khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản, cá nhân bị chết, mất tích; (ii) các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5.

Sau thời gian tối thiểu 5 năm kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và thực hiện các biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu hồi được, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quyết định xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng.

Minh Hằng







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (5)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với NHNN xử lý tình trạng sở hữu chéo tại các tổ chức tín dụng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các...

Thủ tướng chỉ thị các ngân hàng tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024. Chỉ thị của Thủ...

NHNN vẫn đấu thầu 16,800 lượng vàng miếng

Sau phiên đấu thầu bất thành (25/4), NHNN tiếp tục thông báo đấu thầu vàng miếng vào sáng 03/5.

Tại sao chuyển tiền từ 10 triệu đồng trở lên phải xác thực sinh trắc học?

Kể từ ngày 1/7/2024, mọi giao dịch chuyển tiền có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên đều phải thông qua bước xác thực bằng sinh trắc học đối với người chuyển tiền.

Chính phủ sẽ không vì áp lực lạm phát mà tăng lãi suất

Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển khi nói về áp lực tăng lãi suất nhằm kìm hãm lạm phát cũng như tỷ giá trong thời gian qua.

Tài sản thế chấp của Tân Hoàng Minh ế ẩm, ngân hàng tiếp tục đại hạ giá

Sau nhiều lần rao bán không thành công các khoản nợ xấu của Tập đoàn Tân Hoàng Minh và loạt công ty thành viên, Ngân hàng Agribank mới đây lại tiếp tục đại hạ giá...

Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng, ngân hàng vẫn tiếp tục gặp khó trong năm 2024?

Dù dự báo tình hình kinh tế năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều ngân hàng lên kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận thận trọng.

Bán ngoại tệ can thiệp – kế tiếp là gì?

Với lượng dự trữ ngoại hối hiện nay không phải là nhiều, chỉ xấp xỉ ba tháng nhập khẩu, khi trước đó – năm 2022 đã giảm hơn 22,7 tỉ đô la Mỹ cũng vì phải bán ra để...

Đà tăng giá USD chững lại

Tuần qua (22-26/04/2024), giá USD trên thị trường quốc tế giảm nhẹ sau khi dữ liệu cho thấy kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, làm gia tăng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên...

Ứng dụng ngân hàng số cho doanh nghiệp - SeAMobile Biz của SeABank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê

Vừa qua, tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, SeAMobile Biz - ứng dụng...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98