Tư vấn CTCK “thơm lây” từ cuộc đua phát hành nửa đầu năm

03/08/2015 09:30
03-08-2015 09:30:16+07:00

Tư vấn CTCK “thơm lây” từ cuộc đua phát hành nửa đầu năm

Nhờ cuộc đua các doanh nghiệp cổ phần hóa, phát hành, niêm yết và M&A thời gian gần đây, các công ty chứng khoán (CTCK) cũng được “thơm lây” khi bội thu doanh số từ hoạt động tư vấn, tăng vọt so với cùng kỳ năm trước.

Trong nửa đầu năm 2015, doanh thu từ hoạt động tư vấn của một số CTCK bất ngờ trở thành điểm nhấn trong hoạt động kinh doanh và có thể xem là tăng trưởng thần kỳ so với cùng kỳ năm trước, thậm chí còn vượt mặt các hoạt động môi giới, đầu tư và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng doanh thu mang về. Và đa phần trong số này đều là CTCK con của các ngân hàng mẹ.

Top 10 CTCK về doanh thu tư vấn/phát hành trong 6 tháng đầu năm 2015
ĐVT: tỷ đồng
(SSI: công ty mẹ)

Lướt một vòng qua danh sách các CTCK, đứng đầu về  doanh thu tư vấn, phát hành trong nửa đầu năm nay là CTCK Vietcombank (VCBS) với hơn 73 tỷ đồng, tăng vọt so với mức 6 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2014 và là tác nhân chính đẩy tăng doanh thu trong khi hoạt động môi giới, đầu tư đều suy giảm. Theo sát đó là CTCK Kỹ Thương (TCBS) với 72 tỷ đồng (tuy nhiên giảm mạnh gần 70% so với cùng kỳ). Khoản thu chủ yếu trong mảng này của VCBS và TCBS là từ bảo lãnh, đại lý phát hành (đều ở mức 70 tỷ đồng).

Thậm chí doanh thu từ tư vấn, phát hành còn vượt qua các mảng khác như tại CTCK Navibank (NVS) tăng vọt từ 28 triệu lên 19 tỷ đồng, CTCK SHB (SHBS) từ 200 triệu lên 16 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất lần lượt 79% và 45% tổng doanh thu 6 tháng đầu năm của các công ty này.

Giải trình về kết quả hoạt động kinh doanh của một số các CTCK này đa phần đều là nhờ đột biến từ mảng tư vấn, phát hành của công ty. Tại CTCK Ngân hàng Công Thương Việt Nam (CTS), công ty cho biết thêm nhờ thực hiện thành công các dịch vụ tư vấn phát hành và đại lý phát hành trái phiếu cho các doanh nghiệp và tập đoàn lớn nên doanh thu mảng này tăng đột biến so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, doanh thu tư vấn, phát hành của CTS lên đến 39 tỷ so với khoản thu 5 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Theo thông tin từ website CTS, công ty cho biết đã thành công trong việc tư vấn cho một số khách hàng lớn như Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng Công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng (Viglacera), CTCP Cao su Đà Nẵng (DRC), CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC),... CTS còn cho biết thêm nhờ sự hỗ trợ từ Ngân hàng Vietinbank (CTG) giúp công ty cung cấp nhiều dịch vụ bảo lãnh, phát hành trái phiếu và cổ phiếu doanh nghiệp với các khách hàng lớn như Tập đoàn Bitexco, Novaland, Vincom,...

Tất nhiên, để đạt được kết quả này không thể không tính đến yếu tố “thiên thời địa lợi” cho các CTCK đó là cuộc chạy đua cổ phần hóa, phát hành, niêm yết và M&A của các doanh nghiệp trong thời gian gần đây.

Đầu tiên phải nói đến là công cuộc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) vốn đã “ra rả” theo lộ trình giai đoạn 2011-2015 đã được phê duyệt, đặc biệt năm 2015 là năm cuối của giai đoạn này. Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo phải hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa 432 DNNN trong đợt 2011-2015 cũng như thoái vốn đầu tư ngoài ngành. Điển hình là các đợt IPO thành công của những tập đoàn lớn như Vietnam Airlines, Vinatex, Vocarimex, Đạm Cà Mau (DCM)…

Riêng kế hoạch cho năm 2015 cả nước cần phải hoàn thành cổ phần hóa 289 DNNN. Tuy nhiên chặng đường này vẫn còn rất dài bởi chỉ mới có thêm 43 doanh nghiệp cổ phần hóa trong sau 5 tháng đầu năm 2015, như vậy sẽ còn 246 doanh nghiệp phải ”chạy đua” trong phần còn lại của năm.

Bên cạnh đó, hoạt động đấu giá cổ phần để thoái vốn của doanh nghiệp trong nửa đầu năm cũng khá sôi động. Theo thống kê mới nhất trên HNX, từ đầu năm đến nay đã có 50 đợt đấu giá với số lượng chào bán gần 522 triệu cổ phần, mang về giá trị hơn 2,800 tỷ đồng trong khi cả năm 2014 thực hiện được 54 đợt đấu giá với khối lượng 594 triệu cổ phần.

Thống kê đấu giá qua các năm trên HNX

Còn theo công bố từ UBCKNN, trong 5 tháng đầu năm, đã tổ chức đấu giá cho 54 doanh nghiệp, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2014.

Một khi thị trường chứng khoán bớt u ám hơn những năm trước, nhiều doanh nghiệp cũng theo nhau lên sàn. Nửa đầu năm 2015 đã có 14 doanh nghiệp “đăng đàn” trên HNX và 12 đơn vị lên “bảng” HOSE, trong đó có những gương mặt “tai to mặt lớn” như HAGL Agrico (HNG), CTCP Thế Giới Số (DGW), Bamboo Capital (BCG), Hóa chất Cơ bản Miền Nam (CSV), Đạm Cà Mau (DCM), Khoáng sản Á Cường (ACM), Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2), Vận tải & Xếp dỡ Hải An (HAH)… Điển hình là môt số thương vụ CTCK Sài Gòn (SSI) làm đơn vị tư vấn cho HAGL Agrico, NT2, HAH hay DGW, CTCK SHS tư vấn cho ACM, KVC, BCG…

Ngoài ra, làn sóng M&A sôi động trên thị trường thời gian qua cũng góp phần không nhỏ tạo “công ăn việc làm” cho các CTCK với vai trò là các đơn vị tư vấn, định giá phát hành cổ phiếu. Đáng chú ý từ đầu năm đến nay nổi lên các thương vụ M&A lớn trong giới ngân hàng như BIDV (BID) và MHB, MaritimeBank (MSB) và MDB, VietinBank (CTG) và PGBank, Sacombank (STB) và SouthernBank (PNB)… Trong đó BSI là đơn vị tư vấn cho thương vụ của BIDV cũng như đợt IPO của Vietnam Airlines, Vinatex hay Giày Thượng Đình, đấu giá cổ phần Thương mại Hàng không Cam Ranh...

Đó là chưa kể đến hàng loạt các doanh nghiệp tham gia phát hành cổ phiếu huy động vốn trên sàn hay tiếp cận vốn bằng phát hành trái phiếu. Theo thông tin từ UBCKNN, tổng mức huy động trên thị trường chứng khoán trong nửa đầu năm 2015 thông qua phát hành cổ phiếu (cả phát hành riêng lẻ), đấu giá cổ phần hóa và đấu thầu trái phiếu chính phủ đạt gần 98 ngàn tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo ông Tống Minh Tuấn - Giám đốc khối IB VCBS, trong các hình thức trên thì doanh thu mang về cho các CTCK trong mảng tư vấn chủ yếu từ phát hành trái phiếu và cổ phiếu huy động vốn cho doanh nghiệp. Các hoạt động đấu giá thoái vốn, thủ tục niêm yết có doanh thu tương đối, còn từ hoạt động M&A thì không nhiều bởi số lượng các thương vụ ít và không dễ dàng chốt phương án cuối cùng. Ông Tuấn cũng nhấn mạnh các CTCK thuộc ngân hàng có lợi thế hơn trong mảng tư vấn phát hành, bảo lãnh, đặc biệt là phát hành trái phiếu. Ở VCBS, hoạt động đại lý, bảo lãnh phát hành trái phiếu chiếm từ 80-90% doanh thu mảng tư vấn, công ty có lượng khách hàng lớn phát hành trái phiếu như Masan Consumer, Sun Group, Vingroup…

Ông Tuấn cho biết thêm các hoạt động cổ phần hóa, đấu giá cổ phần, phát hành, niêm yết sẽ vẫn còn sôi động và kỳ vọng gia tăng nguồn thu đáng kể cho các CTCK trong nửa còn lại của năm 2015. Đặc biệt là hoạt động phát hành trái phiếu đang được các doanh nghiệp hướng đến thay vì tiếp cận vốn vay ngân hàng (giải ngân tùy tiến độ, mục đích sử dụng) trong khi tiền thu về từ phát hành trái phiếu được nhận ngay một lần với mục đích sử dụng đa dạng hơn. Về phía ngân hàng cũng quan tâm đến hình thức đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp. Riêng VCBS kỳ vọng sẽ thu về khoảng 80-100 tỷ đồng doanh thu tư vấn, phát hành trong cả năm 2015.

Minh Hằng







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (20)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cơ cấu sở hữu tại TTE sắp có biến động lớn?

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của TTE thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó có việc cho phép VPG nhận chuyển nhượng dẫn đến sở hữu trên 25% tổng số cổ phiếu có...

Suy giảm doanh thu mảng năng lượng, HDG ghi nhận lợi nhuận quý 1 đi lùi 27%

Với việc doanh thu mảng năng lượng suy giảm, CTCP Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) ghi nhận lợi nhuận quý 1/2024 đi lùi so với cùng kỳ.

VPBankS lãi sau thuế quý 1 gần 146 tỷ, 40% tài sản ở dạng trái phiếu

Quý 1/2024, CTCP Chứng khoán VPBank (VPBankS) lãi sau thuế gần 146 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ.

Vì sao RDP có lãi quý 1/2024 gấp hơn 4 lần cùng kỳ?

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, CTCP Rạng Đông Holding (HOSE: RDP) có lãi ròng gấp hơn 4 lần cùng kỳ, dù lãi gộp giảm 65%.

Hụt đáng kể tiền bồi thường, lãi ròng quý 1 GVR giảm 14% 

GVR công bố BCTC quý 1/2024 với lãi ròng gần 476 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ, chủ yếu do giảm mạnh khoản thu nhập từ bồi thường thu hồi đất, trả đất về địa...

"Cháy vé" tàu về quê dịp Tết, ngành đường sắt thắng lớn quý đầu năm

Nhu cầu đi lại tăng cao, tiết giảm chi phí tốt, giá vé hợp lý... là một trong những nguyên nhân chính giúp Đường sắt Hà Nội và Sài Gòn lãi đậm trong quý 1/2024...

Doanh thu cao nhất 15 năm, Ninh Vân Bay có lãi trở lại sau 2 quý lỗ ròng liên tiếp

Quý 1/2024, Ninh Vân Bay lãi ròng 3.6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 5.6 tỷ đồng. Kết quả này có thể xem là khả quan đối với doanh nghiệp bất động sản nghỉ dưỡng sau...

Ghi nhận doanh thu từ bàn giao dự án, Hải Phát chuyển lỗ thành lãi trong quý 1

Với việc doanh thu thuần tăng đột biến, CTCP Đầu tư Hải Phát (HOSE: HPX) đã chuyển lỗ thành lãi trong quý 1/2024.

Vinalines lãi ròng hơn 342 tỷ trong quý 1, tiền và tương đương tiền cao kỷ lục

Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - CTCP (Vinalines, UPCoM: MVN) vừa công bố BCTC quý 1/2024 với lãi ròng hơn 342 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ. Tiền và tương đương...

Lãi ròng GEG tăng 40% nhờ điện gió Tân Phú Đông 1

Với đặc trưng gió thuận lợi ở thời điểm đầu năm, CTCP Điện Gia Lai (HOSE: GEG) trải qua quý 1 tích cực với lợi nhuận ròng tăng 40% so với cùng kỳ.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98