Làm sao “xây móng nhà” cho tỷ giá?

01/09/2015 19:34
01-09-2015 19:34:00+07:00

Làm sao “xây móng nhà” cho tỷ giá?

Ngày 31/8, giá bán ra mỗi USD cách trần tới 47 đồng và là phiên thứ ba liên tiếp duy trì khoảng cách mua vào, bán ra tới 60 đồng. Nhà quản lý thở phào, còn giới phân tích thì cho rằng cần phải tính dần tới thả nổi tỷ giá trong một tầm nhìn chiến lược dài hạn.

Giới phân tích thị trường nhìn nhận rằng, lý do để tỷ giá cắt được cơn sốt vừa rồi chính là Ngân hàng Nhà nước đã thể hiện được vai trò điều hành, dù hơi muộn một vài ngày.

Trong các phiên giao dịch 3 ngày gần nhất, tỷ giá bán ra tại Vietcombank đang từ chạm trần, áp trần thì đến 27 và 28/8, chỉ còn 22.510 VND/USD, đến 31/8, mức giá này là 22.500 VND/USD.

Buộc phải ăn đong

Đặc biệt, khoảng cách giữa mua vào bán ra duy trì ở mức 60 VND/USD, trở về thời kỳ ổn định ở phần lớn thời gian từ 2011 đến trước 2 đợt điều chỉnh tỷ giá vừa qua.

Giới phân tích thị trường nhìn nhận rằng, lý do để tỷ giá cắt được cơn sốt vừa rồi chính là Ngân hàng Nhà nước đã thể hiện được vai trò điều hành, dù hơi muộn một vài ngày.

Cụ thể, khi đợt sốt bùng lên, Ngân hàng Nhà nước đã bán ra vài trăm triệu USD mỗi ngày để giảm áp lực cầu và song song với đó là kiểm soát chặt chẽ tình trạng dư thừa vốn khả dụng.

Đặc biệt, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã triệu tập lãnh đạo các ngân hàng thương mại họp và chấn chỉnh tình trạng găm giữ, yêu cầu các định chế này phải thể hiện trách nhiệm với thị trường, kịp thời bán ra cho các nhu cầu hợp lý và không làm giá.

Một yếu tố khác cũng được giới phân tích đề cập là thông điệp của Ngân hàng Nhà nước rất rõ ràng thông qua việc khẳng định không gian cho tỷ giá đã được tính tới đến đầu 2016 và dứt khoát không điều chỉnh thêm. Khi cơn sốt tỷ giá tạm lắng, cũng là lúc khá nhiều ý kiến trên một số diễn đàn cho rằng, phải “thả nổi tỷ giá”.

Tại buổi tọa đàm tác động của tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam hiện nay do Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức ngày 25/8, khá nhiều ý kiến cho rằng, Ngân hàng Nhà nước nên thực hiện cơ chế tỷ giá thả nổi có kiểm soát, không nên neo cố định.

Ông Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM, nói: “Trong bối cảnh nền kinh tế nhập siêu triền miên như vậy, điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước không còn lựa chọn nào khác ngoài neo tương đối với USD. VND chưa bao giờ tự do chuyển đổi thì làm sao thả nổi? Cách đặt vấn đề như vậy ở thời điểm này là chưa phù hợp”.

Theo ông, câu chuyện tỷ giá hiện nay buộc phải gắn với nhiều cân đối khác, đó là khuyến khích hoặc không khuyến khích xuất khẩu; nợ quốc gia, nợ nước ngoài của doanh nghiệp; giảm chi phí đầu vào của các ngành sản xuất gia công.

Tỷ giá là yếu tố tác động rất mạnh đến tất cả những vấn đề trên, nó có thể là hỗ trợ thị trường nhưng đồng thời cũng gây ra rủi ro rất lớn đối với thị trường và các chính sách điều tiết vĩ mô.

Hơn nữa, Việt Nam chưa phải là nền kinh tế thị trường hoàn toàn thì không thể “cầm đèn chạy trước ô tô”.

“Thay vào đó, nhà điều hành chỉ có thể túc trực, “canh” thị trường, rồi thêm chỗ này, bớt chỗ kia một chút, tạo sự cân bằng hợp lý, nhằm xác lập niềm tin cho thị trường thì mới tạm thời ổn định được tỷ giá. Đành ăn đong vậy thôi!”. Tuy nhiên, ông Lịch cũng cho rằng, trong điều hành tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước không nên cứng nhắc, việc để biên độ 1% - 2% suốt từ 2011 đến trước đợt sốt vừa rồi là không phù hợp.

Làm sao “xây móng nhà” cho tỷ giá?

Theo ông Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Phát triển kinh doanh (BDI), có hai lý do dẫn đến việc giải bài toán tỷ giá trở nên khó khăn mà đầu tiên là thống kê.

“Mới ngày nào, nhập siêu từ Trung Quốc chỉ 10 tỷ USD, bỗng nhiên vọt lên 15, 20 tỷ USD, rồi 30 tỷ và bây giờ là 44 tỷ USD. Tại một diễn đàn kinh tế khu vực, Trung Quốc công bố Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc 44 tỷ nhưng thống kê của Việt Nam thì chỉ 27 tỷ USD. Việt Nam luôn cân bằng thương mại với các nước nhưng với Trung Quốc lại thâm hụt tệ hại. Thế là thế nào?”, ông Nghĩa băn khoăn.

Theo ông, khi thống kê thiếu chính xác, các nhà hoạch định chính sách không thể ban hành các chính sách phù hợp cũng như lường đón trước rủi ro.

Thứ hai, việc quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc của khu vực doanh nghiệp nội địa là vấn đề đáng báo động. Lý giải điều này, ông Nghĩa cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam luôn có xu hướng nhập khẩu nguyên liệu rẻ tiền và xuất khẩu vào thị trường dễ tính.

“Cá ngừ, cá thu có ươn một chút vẫn xuất khẩu ào ào sang Trung Quốc nhưng với Nhật thì còn lâu!”, ông Nghĩa nói.

Và vì vậy, muốn giải bài toán này thì phải đi vào yếu tố công nghệ và chừng nào chưa làm được như vậy thì cũng giống như sự phân công lao động của bầy nhạn: con đầu đàn bay trước, tiếp đến là phần còn lại, tạo nên hình rẻ quạt trên bầu trời.

Mọi sự chỉ có thể thay đổi khi có sự đột phá của một và/hoặc một nhóm doanh nghiệp nào đó tiên phong dẫn đầu. Trên thế giới, từng có những quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Israel, Phần Lan làm được như vậy, còn nếu để sắp xếp theo lẽ tự nhiên thì cứ như Việt Nam hiện nay.

Lời ông Nghĩa nói không phải không có căn cứ, khi mới đây, Tổng cục Thống kê cho biết, trong 8 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tới 32,7 tỷ USD, chiếm 29,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 20,4% so với cùng kỳ; đồng thời, nhập siêu từ khu vực kinh tế trong nước chiếm tới 13 tỷ USD; trong khi khu vực FDI xuất siêu 9,4 tỷ USD.

Rõ ràng, nền móng cho tỷ giá phải đi từ khu vực sản xuất, năng lực cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp nội địa. Chỉ có thể cân bằng nhập siêu, tiến tới thặng dư thương mại, mới có thể tính tiếp tới bài toán thả nổi tỷ giá hay neo cố định.

Nguyễn Hoài

vneconomy





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

174 nghìn tỷ đã giải ngân theo chương trình kết nối ngân hàng doanh nghiệp tại TPHCM

Sau 4 tháng triển khai kể từ đầu năm 2024 đến nay, chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp theo cụm, khu vực trên địa bàn TPHCM đã phát huy hiệu quả và có...

Shinhan Bank: Cắt giảm lãi suất có thể gây ra áp lực tăng giá cả và biến động tỷ giá hối đoái

Bước sang giai đoạn tiếp theo của năm 2024, nền kinh tế và tài chính toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng để sẵn sàng thích ứng với...

LPBank muốn đổi tên tiếng Anh thành "Fortune Vietnam Bank"

Ngân hàng muốn đổi tên đầy đủ tiếng Anh thành "Fortune Vietnam Joint Stock Commercial Bank". Tên viết tắt tiếng Anh vẫn giữ nguyên là LPBank.

Giảm vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ lũy kế tương ứng

Tại dự thảo thông tư thay thế Thông tư 11 năm 2019, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định ghi giảm toàn bộ vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt...

Mức định giá khác nhau trong các nhóm ngân hàng

Mức độ rủi ro khác nhau dẫn đến sự chênh lệch trong mức định giá cổ phiếu của các ngân hàng. Mỗi nhóm ngân hàng với chiến lược kinh doanh khác nhau dẫn đến sự phân...

Giá USD suy yếu

Tuần qua (02-03/05/2024), giá USD trên thị trường quốc tế giảm đáng kể sau quyết định giữ nguyên lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Đề xuất mức trích lập dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Nghị định quy định về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động...

Lãi suất cho vay mới nhất của các ngân hàng thương mại

Nhiều ngân hàng công bố lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất giữa huy động và cho vay tháng 4. Tuy nhiên, một số nhà băng chỉ công bố lãi suất cho vay cơ...

NHNN đề xuất cấm tổ chức tín dụng khuyến mại trái quy định khi nhận tiền gửi

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đề xuất nghiêm cấm tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất và các hình...

SHB cấp hạn mức thấu chi lên tới 300 triệu đồng hỗ trợ khách hàng mở rộng kinh doanh

Với hạn mức thấu chi hấp dẫn cùng nhiều ưu đãi thanh toán, gói giải pháp tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sẽ góp phần giúp các hộ kinh doanh tháo...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98