Phá sản, vũ khí bí mật của kinh tế Mỹ

09/09/2015 11:51
09-09-2015 11:51:29+07:00

Phá sản, vũ khí bí mật của kinh tế Mỹ

Chương 11 luật phá sản Mỹ là con đường cho phép một doanh nghiệp trì hoãn việc trả nợ trong khi thiết kế và thực thi kế hoạch tái cơ cấu.

 

Theo nhận định của Planet Money, quy định về phá sản là một điều rất đúng đắn mà nước Mỹ có được - Ảnh: Reuters/BI.

Khi nghe từ “phá sản”, cảm nhận đầu tiên đối với hầu như tất cả mọi người là điều gì đó tiêu cực. Tuy vậy, ở Mỹ, đối với nhiều chủ doanh nghiệp, phá sản là cơ hội quý báu để họ thoát khỏi thế bế tắc và làm lại từ đầu.

Trang Planet Money mới đây đã có một bài viết chứng minh tính hiệu quả của việc tuyên bố phá sản đối với một doanh nghiệp gặp khó ở Mỹ.

Queen City Appliances là một công ty thiết bị gia dụng ở Charlotte, bang North Carolina. Sau khi bong bóng bất động sản ở Mỹ vỡ tung vào năm 2009, thị trường đồ gia dụng lao dốc theo, buộc Queen City phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 của luật phá sản Mỹ sau 60 năm hoạt động.

Chương 11 luật phá sản Mỹ là con đường cho phép một doanh nghiệp trì hoãn việc trả nợ trong khi thiết kế và thực thi kế hoạch tái cơ cấu.

Theo nhận định của Planet Money, quy định về phá sản là một điều rất đúng đắn mà nước Mỹ có được.

“Ở đất nước này, chúng ta thực sự ‘giỏi’ về phá sản, và đây có lẽ đúng là một trong những vũ khí bí mật của nền kinh tế chúng ta”, trang này viết.

Trên thực tế, Planet Money chỉ ra rằng, Chương 11 hiệu quả về mặt kinh tế đến nỗi các nước châu Âu đã áp dụng quy định tương tự trong những năm gần đây.

Nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 đồng nghĩa với việc một doanh nghiệp lẽ ra bị mắc kẹt vì nợ nần có thể trả cho chủ nợ số tiền ít hơn khoản nợ ban đầu, trong một khoảng thời gian dài hơn. Về phần mình, các chủ nợ có cơ hội tốt hơn đòi được nợ, hoặc có thể sẽ nhận được số tiền lớn hơn trong trường hợp công ty bị thanh lý. Nói cách khác, Chương 11 giúp đôi bên cùng có lợi.

Tuy nhiên, quy trình phá sản không hề là một con đường bằng phẳng và dễ dàng. Đây chỉ là một cơ hội để công ty phá sản có thêm vài năm để hoạt động trong khi khối nợ vẫn treo đó. Kế hoạch tái cơ cấu của doanh nghiệp đó phải được tòa án phá sản và các chủ nợ phê chuẩn. Trên thực tế, doanh nghiệp phải kết hợp với một ủy ban gồm các chủ nợ lớn nhất của mình để lập ra kế hoạch tái cơ cấu này.

Một khi kế hoạch được phê chuẩn, nhiều giao dịch kinh doanh hàng ngày trước kia cũng đòi hỏi phải có sự phê chuẩn của tòa án. Chẳng hạn, trong quá trình tái cơ cấu, Queen City phải xin phép tòa án đối với cả việc đổ xăng cho xe tải giao hàng. Ngoài ra, công ty này phải sa thải hàng trăm nhân viên và đóng cửa 13 trong tổng số 17 cửa hàng.

Mặc dù vậy, sau một năm rưỡi tái cơ cấu đầy chông gai, Queen City cuối cùng cũng đã thoát phá sản.

Dĩ nhiên, Chương 11 không phải là một “cây đũa thần” và nộp đơn xin phá sản theo Chương 11 không thể đủ để giữ tất cả các doanh nghiệp gặp khó có thể tiếp tục tồn tại. Vào năm 2011, ngân hàng đầu tư Lehman Brothers với khoản nợ 613 tỷ USD đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11, và vĩnh viễn không bao giờ còn tồn tại nữa.

Dĩ nhiên, hàng năm có rất nhiều công ty Mỹ với số nợ nhỏ hơn nhiều so với nợ của Lehman đổ vỡ mỗi năm.

Theo số liệu của Viện Phá sản Mỹ, năm 2014 có 34.455 doanh nghiệp nước này nộp đơn bảo hộ phá sản, giảm 22% so với 44.083 doanh nghiệp vào năm 2013. Trong đó, có 5.172 doanh nghiệp xin phá sản theo Chương 11.

Ngoài ra, phá sản có thể bị nhìn nhận như một cách để né tránh việc trả nợ thay vì là con đường cuối cùng để tồn tại. Chẳng hạn, khi ca sỹ nhạc rap 50 Cent nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11, một chủ nợ của ca sỹ này cho rằng 50 Cent chỉ muốn tìm cách quỵt nợ.

Diệp Vũ

vneconomy



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.

Nhiều nước bày tỏ lo ngại trước việc đồng USD tăng giá mạnh

Đồng USD ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 so với các đồng tiền mạnh khác và trên đà tăng tháng thứ tư liên tiếp khiến các nhà hoạch định chính sách từ Nhật Bản...

IEA dự báo 50% xe điện bán ra trong năm 2024 sẽ đến từ Trung Quốc

Trong báo cáo vừa công bố, Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo doanh số xe điện sẽ tăng mạnh trong năm 2024 và ngày càng gây áp lực lên nhu cầu dầu. Họ cho rằng...

Apple thất thế trước Huawei ở Trung Quốc

Doanh số iPhone rớt mạnh ở Trung Quốc trong quý đầu năm khi công ty đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các dòng điện thoại của Huawei.

Các công ty quản lý tài sản khổng lồ đang chi phối hệ thống tài chính Mỹ

Các công ty quản lý tài sản hàng đầu của Mỹ như Blackstone, Franklin Templeton, BlackRock và KKR, đang lấn lướt các ngân hàng ở Phố Wall để chi phối hệ thống tài...

Vì sao đồng USD tăng mạnh trở lại?

Thị trường tài chính thế giới đang đối mặt với một lực lượng mà họ không ngờ tới: Đồng đô la mạnh trở lại và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Các đồng tiền ổn định sau những biến động trên thị trường

Đồng yen tương đối ổn định và đồng USD duy trì gần mức cao sau những diễn biến địa chính trị và các hành động chính sách trong tuần trước.

Đồng won giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Trong phát biểu ngày 19/4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong cho biết tỷ giá hối đoái đồng won có thể giữ ổn định nếu căng thẳng ở Trung...

Giới đầu tư ồ ạt rút vốn khỏi thị trường

Giá cổ phiếu tăng cao khiến nhà đầu tư lo lắng, kích thích tâm lý lo lắng và gây ra làn sóng rút hàng tỷ đô la khỏi cổ phiếu và trái phiếu rác trong tuần qua.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98