Góc khuất việc đưa lãi suất đô la Mỹ về 0%

08/10/2015 10:48
08-10-2015 10:48:51+07:00

Góc khuất việc đưa lãi suất đô la Mỹ về 0%

Quyết định đưa lãi suất đô la Mỹ về gần 0% của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được nhiều chuyên gia cho là vội vàng, ít tác dụng và phi kinh tế. Tuy nhiên, không ít bình luận lại cho rằng đây là quyết định hợp lý nhằm ngăn chặn việc găm giữ ngoại tệ, đô la hóa, và lấy vấn đề lãi suất đồng đô la tại Mỹ để củng cố cho lý lẽ này. Có thể nói thêm điều gì về câu chuyện này?

Đô la Mỹ là một cấu phần trong danh mục tài sản nắm giữ của người có tiền dư của để. Đây là nguồn nội lực ví như mạch nước ngầm, sẵn sàng bổ sung nguồn dự trữ của NHNN. Ảnh: Uyên Viễn

Trước hết, có thể nói đồng đô la Mỹ ở ta khác đồng đô la Mỹ tại Mỹ. Tại Việt Nam, đồng tiền “cứng” này là một phương tiện trú ẩn phòng tránh rủi ro, đồng thời đang có giá trên dưới 5%. Do vậy, việc NHNN kéo giá đô la Mỹ (lãi suất) xuống gần 0% để khuyến dụ người có đô la từ bỏ loại tài sản này là không thuyết phục. Đây lại là một quyết định được lồng ghép trong bối cảnh tiền tệ còn nặng các can thiệp hành chính, nên việc ta kỳ vọng người có tiền sẽ hành xử theo hướng thị trường là điều không chắc chắn. Do đã được cơ cấu trong rổ tài sản cất giữ, người có đô la sẽ không dễ chuyển sang gửi tiết kiệm tiền đồng, đầu tư chứng khoán hay đi mua nhà. Điều này nếu có thì khả năng sẽ diễn ra bên ngoài Việt Nam nhiều hơn!

Thứ đến, việc ta đem lãi suất tiệm cận 0% ở Mỹ ra so với chuyện ở mình e sẽ khập khiễng. Bởi lãi suất ấy ở Mỹ là công cụ định hướng do Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), đúng hơn là do Ủy ban Thị trường mở (FOMC), cầm cân nảy mực trong việc điều tiết thị trường tiền tệ của họ cho lạm phát mục tiêu (inflation targeting). Điều này còn lâu ta mới làm được, do thiếu vắng định chế “ngân hàng trung ương”. Nếu mức trần lãi suất định hướng của Fed (Fed funds target rate) hiện nay ở Mỹ là 0,25%, thì đừng quên nó đã leo lên gần 12% vào trước thời điểm 1985. Cũng cần lưu ý, dù lãi suất này đang rất thấp, các loại lãi suất thị trường tại Mỹ hiện cao hơn nhiều. Ví dụ, lãi suất chứng chỉ tiền gửi (certificate of deposit, được FDIC bảo hiểm) vào ngày 1-10-2015 là từ 1,3-2,5% tùy mệnh giá và kỳ hạn; lãi suất cơ bản (prime rate) cùng ngày là 3,25%...

Nếu cho rằng Việt Nam đưa lãi suất đô la Mỹ về 0% là nhằm ngăn chặn việc găm giữ đô la và giảm đô la hóa thì chắc sẽ khó đạt. Do, như đã nói, đô la là một cấu phần trong danh mục tài sản nắm giữ của người có tiền dư của để. Gọi “găm giữ” nghe có vẻ phê phán, thật ra việc sở hữu đô la trong dân không có gì là xấu. Đây là nguồn nội lực ví như mạch nước ngầm, sẵn sàng bổ sung nguồn dự trữ của NHNN. Nếu ta ngăn chặn (hay có ý ngăn chặn) việc nắm giữ nguồn lực trong dân này bằng biện pháp hành chính (hay phi kinh tế) thì liệu mạch nước ngầm ấy có co cụm hay thất thoát? Quy định lãi suất về 0% cũng không phải là cách để giảm đô la hóa trong nền kinh tế. Giảm đô la hóa sẽ cần đến các biện pháp hành chính, như các quy định trong giao dịch và thanh toán.

Về mặt ý tưởng, việc đưa lãi suất đô la Mỹ về 0% có thể đạt mục đích trước mắt và trong ngắn hạn. Điều được nhắc nhiều là tỷ giá có thể ổn định theo cam kết. Nhưng áp lực bất ổn tỷ giá vẫn còn đó. Về lâu dài điều này khó tránh các hệ quả không mong đợi: (1) Quy mô chu chuyển nguồn đô la nội tại sẽ giảm và có thể thất thoát; (2) Lượng kiều hối có thể ảnh hưởng mạnh; (3) Dòng tiền sẽ chảy ra nhanh chứ không “nán lại” như trước; (4) Các ngân hàng nhỏ sẽ khó thu hút khách gửi ngoại tệ; (5) Tâm lý lo ngại “nguy cơ phá sản” sẽ tạo lợi thế cho các ngân hàng uy tín gốc nước ngoài; và (6) Nếu sự o ép này bị phản ứng tiêu cực, tình trạng mất cân đối kỹ thuật có thể xảy ra, sẽ tạo áp lực lên tỷ giá...

Thiết nghĩ, việc sở hữu đô la đã là một quyền không thể phủ nhận. Bên cạnh đó, không kể doanh nghiệp, chỉ riêng nhu cầu ngoại tệ của Chính phủ thôi cũng đã rất cao. Chính phủ lại không có hay không đủ ngoại tệ để chi cho nhiều việc lớn nên phải đi vay nước ngoài. Vậy, nếu không có rào cản nào về việc Chính phủ đi vay ngoại tệ của dân (cả về mặt luật lẫn lệ và đạo đức), đồng thời giả sử vay trong dân sẽ rẻ hơn vay nước ngoài, thì một công cụ tài chính chuyên dùng - có thể là một hình thức “repo” đặc biệt - được lập ra để huy động nguồn lực này trong dân liệu có tốt hơn, có khả thi hơn các quyết định phi kinh tế, lại được ủng hộ và bảo toàn được “mạch nước ngầm”?

Đây có thể là một hướng đi tham khảo mà nếu làm tốt thì có thể hóa giải được vấn đề ngay trong điều kiện tiền đồng chưa đủ cứng, còn neo vào đô la Mỹ, và tình trạng dự trữ ngoại tệ còn ăn đong.

Huy Nam

tbktsg





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của VPBank và FE CREDIT, nâng triển vọng của FE CREDIT lên “Ổn định”

Ngày 24/04/2025, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s Ratings vừa công bố kết quả đánh giá mới nhất đối với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HOSE:...

Tỷ giá ngày 24/4: Giá USD tại ngân hàng thương mại tiếp tục tăng

Ghi nhận vào lúc 8 giờ 50 sáng 24/4, tỷ giá USD tại Vietcombank niêm yết ở mức 25.814-26.174 VND/USD (mua vào-bán ra), tăng 33 đồng ở cả hai chiều giao dịch so với...

Đồng đô la Mỹ thấp nhất ba năm tác động ra sao đến kinh tế Việt Nam?

Đồng đô la Mỹ yếu hơn được nhận định tạo dư địa linh hoạt cho Ngân hàng Nhà nước trong điều hành chính sách tiền tệ, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy tăng...

Sau ngày 31/7, ngân hàng Big5 sẽ chặn đứng tài khoản lừa đảo

Thông qua AI, các ngân hàng trước khi chuyển tiền phải kiểm tra tài khoản nhận có dấu hiệu lừa đảo hay không. Nếu phát hiện có dấu hiệu, hệ thống sẽ chặn giao dịch...

Tỷ giá ngày 22/4: Giá USD tại ngân hàng thương mại quay đầu tăng

Ghi nhận vào lúc 8 giờ 30 sáng 23/4, tỷ giá USD tại Vietcombank niêm yết ở mức 25.781-26.141 VND/USD (mua vào-bán ra), tăng 71 đồng ở cả hai chiều giao dịch so với...

PYN Elite Fund không còn là cổ đông sở hữu 1% vốn tại TPBank

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HOSE: TPB) vừa cập nhật danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên. Theo đó, PNY Elite Fund không còn trong danh sách này...

ĐHĐCĐ SHB: Bứt phá vươn tầm trong kỷ nguyên mới, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%, cổ đông tin tưởng đồng hành

Ngày 22/4, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 tại Khách sạn Melia, Hà Nội với sự tham gia của hàng...

Ông Nguyễn Đức Lệnh: Chính sách tiền tệ tín dụng và lãi suất hiện tại là cơ hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) định hướng mở rộng tín dụng và điều hành linh hoạt hạn mức tín dụng, tạo điều kiện và khả năng tốt nhất cho các tổ chức tín dụng mở rộng...

NHNN bơm ròng nhẹ qua kênh OMO

Tuần qua (14-21/04/2025), thanh khoản hệ thống tương đối cân bằng và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục bơm ròng qua kênh thị trường mở (OMO). Qua đó, mặt bằng lãi...

SHB được Fitch xếp hạng tín nhiệm “BB-” với triển vọng ổn định

Fitch Ratings lần đầu công bố kết quả xếp hạng tín nhiệm quốc tế với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB). Theo đó, SHB được Fitch xếp hạng phát hành nợ dài hạn...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98