Ngân hàng trung ương Nhật Bản giữ chính sách nới lỏng tiền tệ

07/10/2015 16:20
07-10-2015 16:20:36+07:00

Ngân hàng trung ương Nhật Bản giữ chính sách nới lỏng tiền tệ

Ngày 7/10, sau hai ngày nhóm họp, Ngân hàng Nhật Bản (BOJ - ngân hàng trung ương) đã quyết định giữ nguyên chính sách nới lỏng tiền tệ hiện tại của nước này, với chương trình kích thích kinh tế trị giá 80.000 tỷ yen (665 tỷ USD).

Động thái trên của BOJ phản ánh nhận định của ngân hàng này rằng xu hướng lạm phát của kinh tế Nhật Bản vẫn tiếp tục bất chấp sức ép tăng trưởng chậm, giá tiêu dùng chững lại và nguy cơ thiểu phát tái diễn, vì vậy hiện tại không cần thiết nới lỏng chính sách hơn nữa.

BOJ giữ nguyên đánh giá đã đưa ra trước đó, rằng nền kinh tế Nhật Bản "tiếp tục phục hồi ở mức độ vừa phải, dù xuất khẩu và sản xuất bị ảnh hưởng bởi tình trạng tăng trưởng chậm lại ở các nền kinh tế đang nổi". BOJ đánh giá lạm phát hiện nay có thể ở mức khoảng 0% do ảnh hưởng giá năng lượng giảm, tuy nhiên ngân hàng này hy vọng đạt mục tiêu lạm phát 2% vào nửa đầu tài khóa 2016.

BOJ đưa ra quyết định trên chỉ một ngày sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng của Nhật Bản trong năm nay và năm tới. Trong bản đánh giá Triển vọng Kinh tế Thế giới công bố nửa năm một lần, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản năm 2015 đạt 0,6% và năm 2016 đạt 1,0%. Hai con số này đều thấp hơn các mức dự báo của IMF hồi đầu năm, lần lượt là 0,8% và 1,2%.

Tháng 4/2013, Thủ tướng Shinzo Abe đã công bố kế hoạch mang tên Abenomics nhằm kích thích kinh tế và chấm dứt tình trạng thiểu phát bằng một chương trình chi tiêu công và mua tài sản. Chính sách kinh tế Abenomics cho thấy nhiều hứa hẹn, với việc thị trường chứng khoán tăng điểm và tăng trưởng GDP được thúc đẩy, nhưng các chỉ số xấu gần đây đang gây hoài nghi về hiệu quả của chính sách này.

Vietnam+



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nikkei: Báo động đỏ về biên lãi ròng của các ngân hàng Trung Quốc

Theo kết quả khảo sát 58 ngân hàng thương mại được niêm yết tại Trung Quốc đại lục và Khu hành chính đặc biệt Hong Kong của tờ Nikkei, biên lãi ròng của 39 ngân...

Microsoft cam kết đầu tư 1,7 tỷ USD phát triển hạ tầng AI cho Indonesia

Giám đốc Điều hành Microsoft cho biết hãng sẽ sớm xây dựng các trung tâm dữ liệu ở Indonesia, cũng như giúp quốc gia này đào tạo hàng trăm nghìn lao động trong lĩnh...

Hơn 100 cửa hàng KFC tại Malaysia phải đóng cửa

QSR đã thay đổi chiến lược xây dựng thương hiệu theo hướng mang tính Hồi giáo hơn trên trang web của mình, nhưng nhiều người Malaysia vẫn tiếp tục quay lưng với...

Bất động sản Trung Quốc vẫn gặp khó dù tăng cho vay, nới lỏng hạn chế

Các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đã phải cắt giảm mạnh mẽ lực lượng lao động khi họ phải gánh chịu các nghĩa vụ nợ ngày càng tăng và doanh số bán hàng sụt...

Nhật Bản: Đồng yen tiếp tục trượt dốc, giảm xuống mức thấp kỷ lục mới

Đồng yen tiếp tục trượt dốc xuống mức thấp kỷ lục khi Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) ngày 26/4 duy trì lãi suất hiện nay sau cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài hai ngày.

Thêm một ngân hàng Mỹ phá sản

Trong ngày 26/04, Quỹ Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đã thông báo về việc đóng cửa ngân hàng Republic First Bank, đánh dấu vụ sụp đổ ngân hàng đầu tiên tại...

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.

Nhiều nước bày tỏ lo ngại trước việc đồng USD tăng giá mạnh

Đồng USD ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 so với các đồng tiền mạnh khác và trên đà tăng tháng thứ tư liên tiếp khiến các nhà hoạch định chính sách từ Nhật Bản...

IEA dự báo 50% xe điện bán ra trong năm 2024 sẽ đến từ Trung Quốc

Trong báo cáo vừa công bố, Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo doanh số xe điện sẽ tăng mạnh trong năm 2024 và ngày càng gây áp lực lên nhu cầu dầu. Họ cho rằng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98