Ngành than Việt Nam trước ngưỡng cửa TPP

26/10/2015 08:04
26-10-2015 08:04:16+07:00

Ngành than Việt Nam trước ngưỡng cửa TPP

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ vừa tạo thuận lợi, vừa gây khó khăn cho ngành than Việt Nam.

Khó khăn lớn nhất của ngành than là phải vượt qua chính bản thân mình cả về tư duy phát triển cũng như năng lực quản lý. Ảnh: T.L

Thuận lợi cơ bản

Than “kíp lê Hongai” - mặt hàng quen thuộc trên thị trường thế giới đã được “xuất ngoại” xuyên Thái Bình Dương và xuyên cả Đại Tây Dương từ trước năm 1954. Thời bao cấp, than đã từng là mặt hàng đứng thứ nhất, thứ hai trong cán cân ngoại thương của Việt Nam. Giá trị (hiểu theo đúng nghĩa kinh tế) của than kíp lê Hongai khi đó chỉ để thanh toán các khoản viện trợ (có hoàn lại tượng trưng) của các nước xã hội chủ nghĩa anh em với giá rất cao (FOB Hòn Gai 100-120 đô la Mỹ/tấn, có loại lên tới 150-200 đô la Mỹ/tấn).

Sau năm 1975, ngành công nghiệp than Việt Nam cũng được Chính phủ ưu tiên trong hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và các nước thông qua các hiệp định thương mại, các nghị định thư cấp chính phủ bằng các con đường nhập “thiết bị toàn bộ”, “thiết bị lẻ”, “hỗ trợ kỹ thuật”, “đào tạo chuyên gia”... Hơn 80% năng lực sản xuất của ngành than đã được hình thành và phát triển nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô (cũ). Các công trình quan trọng của Việt Nam hiện nay đều được Liên Xô hỗ trợ kỹ thuật (thiết kế, cử chuyên gia giám sát thi công, chạy thử, nghiệm thu) và cung cấp thiết bị đồng bộ.

Đội ngũ cán bộ kỹ thuật chủ chốt của ngành than cũng được các nước (Liên Xô, Ba Lan, Trung Quốc, Đức, Romania, Tiệp Khắc, Triều Tiên) giúp đỡ đào tạo rất cơ bản.

Tóm lại, từ trước năm 1986, ngành công nghiệp than Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp có “độ mở” tương đối cao. Tỷ lệ tổng giá trị nhập khẩu, xuất khẩu của Việt Nam đã được “giáp mặt” với thị trường quốc tế từ lâu.

Nhưng khó khăn không thể vượt qua

Hy vọng, với sự khởi đầu tương đối nhanh nhạy của các doanh nghiệp tư nhân như hiện nay, sau khi TPP có hiệu lực, ngành than Việt chuyển dần từ khu vực nhà nước - bao cấp sang khu vực thị trường đúng nghĩa.

Khó khăn lớn nhất của ngành than là phải vượt qua chính bản thân mình cả về tư duy phát triển cũng như năng lực quản lý. Tuy đã được các chuyên gia dự báo từ rất sớm về yêu cầu bắt buộc phải nhập khẩu than, đã được Chính phủ và Bộ Công Thương giao nhiệm vụ rất rõ ràng và rất cụ thể về “đảm bảo cung cấp đủ than cho nền kinh tế”, nhưng các nhà quản lý, những người có trách nhiệm trong ngành than đến nay vẫn “bình chân như vại”, cho rằng than ở Việt Nam không thiếu, xuất khẩu được cứ xuất, sau này cần bao nhiêu cũng có, miễn giá bán than trong nước được Chính phủ chấp nhận bằng giá nhập khẩu than.

Thế nhưng, đến nay, nếu so sánh theo chất lượng, giá thành và giá bán, than trong nước đang cao hơn giá than nhập khẩu (theo điều kiện CFR) về đến cảng Hòn Nét (Quảng Ninh), Sơn Dương Vũng Áng (Hà Tĩnh), hay Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu). Ngành khai thác than của Việt Nam hiện đang có giá thành được hạch toán cao nhất thế giới.

Khó khăn thứ hai là lợi ích nhóm đã được hình thành và đang được vận hành tối đa trong ngành than. Từ cuối năm 1994, tại buổi làm việc với Tỉnh ủy Quảng Ninh trên vịnh Hạ Long (trước khi tập đoàn Than và Khoáng sản - TKV - được thành lập), Tổng bí thư Đỗ Mười đã gạch đỏ các câu trong một bài viết được đăng trên tuần báo của Bộ Thương mại số ra ngày 14 đến 20-7-1994: “Có người đã nói đến việc Việt Nam phải nhập khẩu than. Khả năng đó không thể loại trừ”, “Nguy cơ ngập mỏ Mông Dương hiện nay sẽ không còn là điều khó xảy ra”, và “Chủ trương tổ chức lại ngành than theo hướng bỏ bộ chủ quản là cần thiết và đúng lúc”.

Cả ba dự báo quan trọng cách đây hơn 21 năm đã và đang xảy ra với ngành than. Trong đó, việc phải nhập khẩu than đang thực sự biến thành vấn đề mất an ninh về năng lượng của đất nước và việc ngập mỏ Mông Dương đã cho thấy sự bế tắc trong phát triển của ngành than ngày càng rõ.

Đó là hậu quả của việc lợi ích nhóm đã được đặt lên cao hơn lợi ích của cả nền kinh tế. Hiện nay, từ giám đốc đến công nhân mỏ đều hiểu rằng, TPP đối với TKV còn nặng nề hơn đợt mưa bão gây ngập lụt vừa qua đối với Quảng Ninh.

Cơ hội lớn, nhưng thách thức không nhỏ

Trước hết, điều đáng mừng là thị trường nhập khẩu than của các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam đã và đang hình thành.

Ngay từ khi TKV vừa được thành lập, xuất khẩu than được coi là “cứu cánh”. Do có sự quản lý tập trung (bao cấp) về giá, thị trường than của Việt Nam đã bị chi phối bởi “than thổ phỉ”. Than chất lượng cao của các mỏ bị biến thành than của “thổ phỉ” để xuất khẩu. Than chất lượng thấp của thổ phỉ được biến thành than của các mỏ để “hạ chi phí sản xuất”. Mọi nguồn than đều hướng đến xuất khẩu.

Tuy nhiên, nay thì gió đã đổi chiều. Trong năm 2014, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 3,1 triệu tấn than (than năng lượng khoảng 2,6 triệu tấn, than mỡ khoảng 0,5 triệu tấn). Tổng giá trị than nhập khẩu gần 364 triệu đô la Mỹ. Giá nhập khẩu CIF bình quân 118 đô la Mỹ/tấn, trong đó than năng lượng từ 42-133 đô la Mỹ/tấn. Như vậy, than năng lượng (cho nhiệt điện, xi măng, thép, phân bón) có giá CIF tương đương và thấp hơn giá than trong nước.

Tín hiệu đáng mừng là mặc dù chưa có sự can thiệp, hay định hướng của các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp tư nhân đã nhanh nhạy trong việc đa dạng hóa nguồn nhập khẩu than.

Đọc tiếp tại đây...

TS. Nguyễn Thành Sơn - Nguyên Trưởng ban Chiến lược Vinacomin

tbktsg





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nguyên nhân nào khiến giá vé máy bay tăng vọt?

Theo Cục Hàng không Việt Nam, từ đầu năm 2024 đến nay, giá vé trung bình hạng phổ thông của các hãng hàng không Việt Nam đều tăng so với cùng kỳ năm 2023, mức tăng...

Tập đoàn Thuận An khiến loạt quan chức bị bắt: 2 năm trúng thầu 18.000 tỷ đồng

Nhiều quan chức đã bị khởi tố, bắt giam vì liên quan đến vụ án tại CTCP Tập đoàn Thuận An. Vậy doanh nghiệp này làm ăn ra sao mà khiến loạt quan chức 'ngã ngựa'?

Không thương mại hóa điện mặt trời áp mái

PGS Nguyễn Việt Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường cơ khí (Đại học Bách Khoa) cho biết về mặt kỹ thuật ông hoàn toàn ủng hộ không có việc mua bán và thương mại trong việc...

Bắt đối tượng chiếm đoạt hàng tỷ đồng theo hình thức góp vốn ở Quảng Ninh

Phạm Thị Thanh Huệ lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn 5 tỷ đồng thông qua việc huy động góp vốn để nhập bình nóng lạnh, téc nước, ống nhựa.

Thủ tướng: Tây Ninh có tiềm năng lớn phát triển kinh tế cửa khẩu

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Tây Ninh có nhiều tiềm năng, lợi thế; hội đủ 3 yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" để tăng tốc phát triển nhanh, bền vững.

Bộ Công Thương thông tin về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 04/05, phát biểu tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã có những chia sẻ về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký quyết định...

Việt Nam đang thu hút ngày càng nhiều tập đoàn công nghệ lớn

Trong ngành bán dẫn, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung cho rằng ngày càng nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và đặc biệt là các tập đoàn của Hoa Kỳ đầu tư...

Lý do loạt địa phương giải ngân đầu tư công thấp dưới mức bình quân

Tỉnh Bình Thuận, tỉnh Gia Lai, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước, tỉnh Tây Ninh... nằm trong số các địa phương có mức giải ngân đầu tư công năm 2024...

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị khởi tố

Ông Mai Tiến Dũng, cựu bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, bị khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam với cáo buộc có sai phạm liên quan một dự án tại Lâm Đồng.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98