World Bank nâng dự báo tăng trưởng GDP 2015-2016 của Việt Nam

05/10/2015 10:14
05-10-2015 10:14:52+07:00

World Bank nâng dự báo tăng trưởng GDP 2015-2016 của Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa nâng dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2015 của Việt Nam lên 6.2%, cao hơn 0.2% so với mức dự báo 6% đưa ra hồi tháng 4.

World Bank cũng nâng dự báo tăng trưởng GDP 2016 của Việt Nam lên 6.3%, tăng 0.1% so với mức dự báo trong tháng 4 là 6.2%.

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Đông Á - Thái Bình Dương công số sáng 05/10, World Bank cho biết các quốc gia nhập khẩu hàng hóa như Việt Nam sẽ duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định, thậm chí là mạnh mẽ.

Trong báo cáo, ngân hàng này đã hạ dự báo tăng trưởng GDP 2015-2016 của các quốc gia Đông Á - Thái Bình Dương (EAP) đồng thời cho rằng đà giảm tốc mạnh tại Trung Quốc và tác động tiềm tàng từ khả năng nâng lãi suất của Mỹ đã khiến triển vọng khu vực này trở nên mờ mịt.

World Bank kỳ vọng các quốc gia EAP, bao gồm Trung Quốc, sẽ tăng trưởng 6.5% trong năm 2015 và 6.4% trong năm 2016, thấp hơn so mức ước tính 6.7% cho cả 2 năm 2015 và 2016 được đưa ra hồi tháng 4. Bên cạnh đó, dự báo tăng trưởng năm nay và năm tới cũng thấp hơn so với đà tăng trưởng thực tế 6.8% trong năm 2014.

Theo báo cáo của World Bank, Đông Á vẫn là một trong những động lực tăng trưởng chính của kinh tế thế giới, chiếm gần 40% tăng trưởng kinh tế toàn cầu. World Bank cho biết việc hạ dự báo tăng trưởng khu vực chủ yếu phản ánh sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc. Theo World Bank, tăng trưởng GDP của nước này có thể đạt 6.9% trong năm nay và 6.7% trong năm tới, thấp hơn so mức 7.3% trong năm 2014 và thấp hơn lần lượt so với dự báo trước đó là 7.1% và 7%.

World Bank cho biết, nếu không bao gồm Trung Quốc, đà tăng trưởng của Đông Á có thể duy trì ở mức 4.6% trong năm 2015 trước khi tăng tốc lên 4.9% vào năm 2016, lần lượt thấp hơn so với dự báo trước đó là 5.1% và 5.4%.

World Bank cho rằng triển vọng thu nhập hộ gia đình và lợi nhuận doanh nghiệp tại Indonesia và Malaysia khá ảm đạm trước sự yếu kém của các thị trường hàng hóa toàn cầu. Ngân hàng này cho biết tỷ giá thực thấp hơn là một yếu tố quan trọng có thể giúp các quốc gia xuất khẩu hàng hóa thích nghi với các điều khoản thương mại yếu hơn.

“Đà giảm giá của đồng rupiah Indonesia và đồng ringgit Malaysia so với đồng USD đã hạn chế sự sụt giảm doanh thu của các nhà xuất khẩu, lợi nhuận doanh nghiệp và thu nhập hộ gia đình tính bằng đồng nội tệ - một yếu tố giảm sốc hiệu quả”, World Bank cho biết.

Ngân hàng này cho biết thêm: “Nhìn chung, các nhà điều hành nên hạn chế can thiệp vào thị trường tiền tệ để làm giảm biến động do tầm quan trọng của việc duy trì nguồn vốn đệm một cách hợp lý”.

Theo World Bank, đà sụt giảm hơn nữa của các đồng tiền châu Á so với đồng USD có thể khiến bảng cân đối kế toán của các quốc gia có mức nợ đồng USD cao trở nên căng thẳng hơn.

Phước Phạm (Theo Bloomberg, Reuters)





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nền kinh tế phục hồi, tăng trưởng tích cực

Phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, ngày 4/5, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, kinh tế vĩ mô 4 tháng cơ bản ổn định, nền kinh tế...

Chính phủ yêu cầu đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 trong mọi tình huống

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa thế giới và trong nước, chủ động thực hiện theo...

Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động

Sau khi miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ, Quốc hội phân công Phó Chủ tịch Thường trực Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động.

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Chiều ngày 2/5, kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét nội dung công tác nhân sự.

PMI tháng 4/2024: Số lượng đơn đặt hàng mới ngành sản suất tăng mạnh trở lại

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Manufacturing Purchasing Managers' Index (PMI) - ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global tăng trở lại lên trên ngưỡng 50 điểm trong...

Quốc hội họp bất thường vào chiều 2/5 xem xét nội dung nhân sự

Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 02/05/2024, để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.

Cung ứng điện đảm bảo dù phụ tải liên tục tăng cao

Dù phải đối mặt với tình trạng phụ tải hệ thống tăng cao nhưng với sự chuẩn bị từ trước đó và vận hành linh hoạt nên tình hình cung ứng điện tuần qua vẫn tiếp tục...

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế...

TP.HCM: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tăng

Trong tháng 4, chỉ số giá tiêu dùng nhóm giao thông tăng cao nhất chủ yếu do giá xăng tăng.

CPI tháng 4 tăng 0.07% so với tháng trước

Báo cáo của Tổng Cục Thống kê cho thấy, giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0.07%...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98