DNNY ngành khai khoáng: Kẻ khóc người cười với lãi 9 tháng

03/11/2015 10:30
03-11-2015 10:30:41+07:00

DNNY ngành khai khoáng: Kẻ khóc người cười với lãi 9 tháng

Với nhân tố hỗ trợ từ “ông lớn” trong ngành là Than Cao Sơn - Vinacomin (HNX: TCS) mà trong quý 3/2015 cũng như 9 tháng đầu năm 2015, tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết (DNNY) ngành khai khoáng được cải thiện rõ nét.

Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp (DN) cải thiện doanh thu và lợi nhuận là nhờ vào chuyển hướng kinh doanh sang thương mại, khai thác đa dạng mặt hàng khác ngoài khoáng sản. Kinh doanh bết bát đến chủ yếu từ DN than (thuộc họ Vinacomin) với nhiều nguyên nhân khác nhau như thiên tai mưa lũ bất thường, không còn thành phẩm để bán, cạnh tranh với hàng nhập khẩu... cùng với đó là các khoản nợ hàng trăm tỷ đồng.

Cụ thể, theo thống kê của người viết từ kết quả kinh doanh của 25/36 DNNY ngành khai khoáng đã công bố báo cáo tài chính thì 13/25 doanh nghiệp có sự tăng trưởng lãi ròng trong quý 3/2015, 5 DN giảm lãi so với cùng kỳ năm trước, 1 DN từ lỗ sang lãi, 3 DN từ lãi sang lỗ và 3 DN tiếp tục lỗ.

Doanh thu và lợi nhuận quý 3/2015 của DNNY ngành khoáng sản

 

Nguồn: VietstockFinance

TCS hết “đè” ngành khai khoáng

Tuy tổng doanh thu quý 3/2015 đạt 5,593 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước nhưng việc TCS giảm lỗ từ 155 tỷ (quý 3/2014) còn chưa đầy 1 tỷ đã đưa lợi nhuận của ngành từ âm gần 68 tỷ chuyển biến thành lãi hơn 3 tỷ đồng trong quý 3/2015.

Theo giải trình từ DN này thì nhờ giá nhiên liệu được Tập đoàn giao là 17,470 đồng/lít trong khi giá xăng là 1,860 đồng/lít. Bên cạnh đó, chi phí thực tế dầu ga doan vào khoảng 106 tỷ đồng, cộng hưởng với việc TCS được miễn phí sử dụng thương hiệu Vinacomin 6 tỷ đồng, đất bóc vượt hệ số 69 tỷ đồng. Qua đó, TCS tăng được 30% doanh thu, đạt 971 tỷ đồng và giảm lỗ từ hơn 155 tỷ còn 981 triệu đồng.

Trong top tăng trưởng của quý 3/2015, Khoáng sản Quang Anh (HNX: KSQ) đứng đầu với doanh thu hơn 60 tỷ, gấp 15 lần cùng kỳ và đạt lãi hơn 3 tỷ đồng, cùng kỳ chỉ có 13 triệu đồng. Thành quả này là nhờ Công ty chuyển đổi hoạt động từ khai thác khoáng sản sang kinh doanh mặt hàng liên quan đến dụng cụ y tế, đồ dùng văn phòng và thâm nhập vào kinh doanh thương mại đa mặt hàng.

Thương mại & Khai thác Khoáng sản Dương Hiếu (HOSE: DHM) mặc dù giảm về doanh thu nhưng lãi ròng tăng lên 4 tỷ đồng, cùng kỳ được hơn 600 triệu đồng. Đá núi Nhỏ (HOSE: NNC), Khoáng sản & Xây dựng Bình Dương (HOSE: KSB), Đầu tư Xây dựng 3-2 (HOSE: C32) mặc dù mức tăng trưởng lãi không cao nhưng có được sự ổn định và con số lãi nằm trong top của ngành với lần lượt là 38 tỷ, 32 tỷ và 21 tỷ đồng.

Ngược lại thì Đầu tư & Phát triển KSH (HOSE: KSH) là một trong những cổ phiếu khoáng sản chứng kiến sự tuột dốc khá lớn. Việc không có nhiều thành phẩm để bán như cùng kỳ khiến doanh thu giảm trên 85%, cùng với đó lãi ròng giảm đến 90%, chỉ đạt 775 triệu đồng.

Than Mông Dương - Vinacomin (HNX: MDC) đối mặt với mưa lũ kéo dài khiến quý 3 lỗ gần 118 tỷ đồng, cùng kỳ còn lại được hơn 2 tỷ đồng. Qua đó đưa lỗ lũy kế tính đến hết tháng 9/2015 lên 135 tỷ, gần bằng với vốn điều lệ thực góp (150 tỷ đồng).

Than Hà Tu - Vinacomin (HNX: THT) bị cạnh tranh với than nhập khẩu, mưa lũ thất thường làm sản lượng lẫn tiêu thụ than giảm, quý 3 đối mặt với khoản lỗ gần 25 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, thứ hạng lại có sự thay đổi đáng kể. Xét tổng, doanh thu các DN đạt 16,299 tỷ đồng, giảm 11% cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, lãi ròng đạt 275 tỷ đồng, gấp đến 2.2 lần cùng kỳ. Sự thay đổi này là do TCS trong 9 tháng có lãi hơn 21 tỷ trong khi cùng kỳ lỗ đến 202 tỷ đồng. Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn (HNX: SQC) cũng giảm lỗ từ 111 tỷ còn lỗ 48 tỷ đồng.

Doanh thu và lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2015 của DNNY ngành khoáng sản

 

Nguồn: VietstockFinance

Bảng xếp hạng 9 tháng cho thấy Khoáng sản Bắc Kạn (HNX: BKC) có sự chuyển biến tích cực nhất khi lãi 13.6 tỷ đồng, cùng kỳ chỉ hơn 200 triệu đồng. Kết quả là nhờ Công ty tăng cường khai thác và chế biến quặng chì, kẽm.

Nợ phải trả - Dấu ấn họ nhà Vinacomin

Trong khi khoản mục tồn kho cũng như tiền và tương đường tiền so với đầu năm của các DNNY ngành khoáng sản tăng nhẹ vào thời điểm 30/09/2015 thì nợ phải trả lại là khoản mục gia tăng mạnh với 15%.

Tổng tài sản của các DN tăng 7%, từ 17,301 tỷ lên 18,487 tỷ đồng. Tuy nhiên nợ phải trả lại có mức tăng 15% từ 10,413 tỷ lên 22,937 tỷ đồng. Trong đó, nợ vay chiếm trên 50% nợ phải trả và tăng 8% so với đầu năm khi lên hơn 6,055 tỷ đồng.

Nhìn chung, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của ngành khá cao với khảng 67%. Trong đó Than Hà Lầm - Vinacomin (HNX: HLC) chiếm tỷ lệ cao nhất với 91%. Đáng chú ý là 2,033 tỷ đồng nợ vay và thuê tài chính dài hạn, tăng 15% so với đầu năm. Chung cảnh ngộ, tỷ lệ nợ của MDC cũng chiếm đến 90% tổng tài sản.

“Anh em nhà Vinacomin” khác như TCS, Than Vàng Danh - Vinacomin (HNX: TVD), Than Núi Béo - Vinacomin (HNX: NBC), HLC, Than Cọc Sáu - Vinacomin (HNX: TC6) cũng là những DN có tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản trên 70%.

Xét về mức độ gia tăng nợ thì so với đầu năm, nợ phải trả của Khoáng sản Vinas A lưới (HNX: ALV) tăng lên 23.3 tỷ, gấp 2.6 lần. Khoáng sản Bình Định (HOSE: BMC) cũng tăng đến gần 90%, lên trên 63 tỷ đồng. Ngược lại thì KSH đã giảm được đến 96% nợ phải trả, còn 424 triệu đồng.

Tổng tài sản và nợ phải trả của các DNNY khoáng sản tính đến 30/09/2015

 

Nguồn: VietstockFinance

Ngoài ra, thống kê nợ cũng cho thấy có được 4 DN xóa được nợ vay gồm Than Hà Tu - Vinacomin (HNX: THT), Cơ khí & Khoáng sản Hà Giang (HNX: HGM), Vinam (HNX: CVN) và ALV. Tuy nhiên với sự góp mặt của HLC, NBC và TVD, các khoản nợ vay từ hàng trăm tỷ đến hơn ngàn tỷ, tăng hơn 10% so với đầu năm đã khiến cho nợ vay ngành tăng 9%.

Thu Minh







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (18)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chưa hết khó khăn, Xi măng Bỉm Sơn nối dài chuỗi thua lỗ

CTCP Xi măng Bỉm Sơn (HNX: BCC) cho biết nhu cầu sử dụng xi măng bao đang dần thấp hơn xi măng rời, tiếp tục làm giảm lợi thế và thương hiệu xi măng của Công ty...

Bầu Đức bán Bệnh viện cho ai?

Cuối năm 2023, bầu Đức cho biết chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại CTCP Bệnh viện Đại học Y Dược - Hoàng Anh Gia Lai để trả nợ gốc trái phiếu, chính thức loại bỏ...

ACV sẽ vay 1.8 tỷ đô để đầu tư dự án sân bay Long Thành

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (UPCoM: ACV) dự kiến vay 1.8 tỷ USD từ ba ngân hàng quốc doanh là Vietcombank, VietinBank và BIDV để tài trợ cho dự án sân bay...

Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, Danh Khôi Holdings bị xử phạt

Ngày 04/05/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Đầu tư Danh Khôi Holdings về hành vi...

Các hãng hàng không Việt chi bao nhiêu để thuê máy bay mỗi năm?

Trong những năm gần đây, ngành hàng không đã chứng kiến một xu hướng đáng chú ý: Chi phí thuê máy bay ngày càng tăng, trong khi lượng cung máy bay không tăng nhiều...

Thị trường thuận lợi, công ty chứng khoán lại có một quý “hốt bạc”

Quý 1/2024, lợi nhuận của các công ty chứng khoán (CTCK) đạt mức cao thứ 3 trong lịch sử.

Đạm Hà Bắc tiếp tục có lãi nhờ tái cơ cấu khoản nợ khổng lồ

Kết thúc quý 1, CTCP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (UPCoM: DHB) tiếp tục báo lãi dù cùng kỳ lỗ gần 130 tỷ đồng. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của Công ty thực chất...

Sau lần 1 bất thành, Gilimex còn gì để "khoe" với ĐHĐCĐ thường niên 2024 lần 2?

ĐHĐCĐ thường niên 2024 lần 1 của Gilimex không thể diễn ra vào ngày 05/05 do không đủ tỷ lệ cổ đông tham dự. Với việc lãi trở lại trong quý 1/2024, nhờ động lực...

Không còn tiền đền bù va chạm, Cảng Hải Phòng kinh doanh ra sao trong quý 1?

CTCP Cảng Hải Phòng (UPCoM: PHP) khép lại quý 1/2024 với lãi thuần từ hoạt động kinh doanh hơn 219 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ. Nhưng do cùng kỳ phát sinh tiền...

BV Land cùng hai doanh nghiệp bị phạt do vi phạm liên quan đến công bố thông tin

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định xử phạt 3 công ty do vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin. Trong đó, phạt nặng nhất CTCP BV Land (UPCoM: BVL) số...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98