Hàn Quốc: Tăng trưởng kinh tế không đạt mục tiêu

17/12/2015 08:02
17-12-2015 08:02:34+07:00

Hàn Quốc: Tăng trưởng kinh tế không đạt mục tiêu

Đại diện chính phủ Hàn Quốc hôm nay (16/12) công bố tăng trưởng kinh tế năm 2015 chỉ đạt mức 2,7%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra là 3,8%.

Trước đó, các ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế đã dự báo tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc năm nay sẽ chỉ dừng ở mức dưới 3%. Tuy nhiên, chính phủ Hàn Quốc đến tận tháng 10 vừa qua vẫn bày tỏ sự lạc quan về triển vọng tăng trưởng vượt mức 3%. Nhưng đến thời điểm cuối năm này thì chính quyền đã phải nhìn nhận về sức khỏe thật sự của nền kinh tế.

Kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng thấp, Mỹ và các nước Liên minh châu Âu đã cắt giảm giao dịch quốc tế, kéo theo tình trạng sụt giảm trong xuất khẩu nói chung. Với Hàn Quốc - nước phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, đây là một cú sốc lớn ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế.

Ngoài ra, Trung Quốc, nơi tập trung nhà máy và công xưởng của nhiều tập đoàn, công ty toàn cầu, có nền kinh tế đi xuống, đồng thời giá dầu quốc tế duy trì xu hướng giảm. Bên cạnh đó là các vấn đề trong nước như tỷ lệ sinh thấp và tốc độ già hóa dân số nhanh làm giảm số người tham gia hoạt động kinh tế. Gánh nặng nợ hộ gia đình ngày càng tăng, còn một số ngành công nghiệp chế tạo mất đi sức cạnh tranh. Tất cả những điều này đang cản trở bước phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc.

Dù Chính phủ dự đoán năm 2016 tình hình sẽ khả quan hơn và tăng trưởng kinh tế sẽ ở mức 3%, nhưng nhiều tổ chức lại đưa ra dự báo không mấy khả quan. Viện nghiên cứu kinh tế LG dự đoán 2,7% còn Viện nghiên cứu kinh tế Hyundai đưa ra con số 2,8%. Nhiều tổ chức nước ngoài và các ngân hàng đầu tư quốc tế thậm chí còn nêu mức triển vọng thấp hơn như Công ty chứng khoán Nomura của Nhật Bản nhận định rằng kinh tế Hàn Quốc sẽ chỉ tăng trưởng ở mức 2,5%./.

Hân Hân

kt&đt



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thêm một ngân hàng Mỹ phá sản

Trong ngày 26/04, Quỹ Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đã thông báo về việc đóng cửa ngân hàng Republic First Bank, đánh dấu vụ sụp đổ ngân hàng đầu tiên tại...

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.

Nhiều nước bày tỏ lo ngại trước việc đồng USD tăng giá mạnh

Đồng USD ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 so với các đồng tiền mạnh khác và trên đà tăng tháng thứ tư liên tiếp khiến các nhà hoạch định chính sách từ Nhật Bản...

IEA dự báo 50% xe điện bán ra trong năm 2024 sẽ đến từ Trung Quốc

Trong báo cáo vừa công bố, Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo doanh số xe điện sẽ tăng mạnh trong năm 2024 và ngày càng gây áp lực lên nhu cầu dầu. Họ cho rằng...

Apple thất thế trước Huawei ở Trung Quốc

Doanh số iPhone rớt mạnh ở Trung Quốc trong quý đầu năm khi công ty đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các dòng điện thoại của Huawei.

Các công ty quản lý tài sản khổng lồ đang chi phối hệ thống tài chính Mỹ

Các công ty quản lý tài sản hàng đầu của Mỹ như Blackstone, Franklin Templeton, BlackRock và KKR, đang lấn lướt các ngân hàng ở Phố Wall để chi phối hệ thống tài...

Vì sao đồng USD tăng mạnh trở lại?

Thị trường tài chính thế giới đang đối mặt với một lực lượng mà họ không ngờ tới: Đồng đô la mạnh trở lại và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Các đồng tiền ổn định sau những biến động trên thị trường

Đồng yen tương đối ổn định và đồng USD duy trì gần mức cao sau những diễn biến địa chính trị và các hành động chính sách trong tuần trước.

Đồng won giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Trong phát biểu ngày 19/4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong cho biết tỷ giá hối đoái đồng won có thể giữ ổn định nếu căng thẳng ở Trung...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98