Việt Nam còn 2 năm để chuẩn bị cho FTA Việt Nam – EU

07/12/2015 15:52
07-12-2015 15:52:34+07:00

Việt Nam còn 2 năm để chuẩn bị cho FTA Việt Nam – EU

Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam cho biết, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (FTA) dự kiến sẽ chính thức có hiệu lực vào năm 2018. Theo đó, Việt Nam sẽ còn 2 năm để chuẩn bị mọi mặt trước khi 99% các khoản thuế trở về 0%.

Buổi gặp gỡ báo chí được Phái đoàn EU tại Việt Nam tổ chức sáng ngày 07/12.

Đại sứ - Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam – ông Bruno Angelet đã có những chia sẻ về tiến độ và việc thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU trong buổi gặp gỡ báo chí được tổ chức sáng ngày 07/12.

Ông Bruno Angelet chia sẻ, trong vòng 10 năm trở lại đây, EU đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Trung Quốc, chiếm 20% tỷ trọng tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó các sản phẩm điện tử, công nghệ chiếm tỷ trọng lớn tới 30%. Mối quan hệ đầu tư của Việt Nam – EU đã được cải thiện nhiều hơn, các nhà đầu tư đến từ các nước thuộc khu vực EU là nhà đầu tư nước ngoài (FDI) đứng thứ 6 của VN trong năm 2014 và tăng lên vị trí thứ 3 trong 6 tháng đầu năm 2015.

Về hỗ trợ phát triển, EU cũng là một trong số nhà tài trợ đứng đầu cho Việt Nam. Trong đó, EU và các nước thành viên đã cung cấp các khoản viện trợ không hoàn lại bên cạnh các khoản vay ưu đãi. Nhắm đến mục tiêu hướng tới sự phát triển lâu dài cho Việt Nam, tạo ra sự phát triển bền vững, lợi ích lớn nhất cho người dân Việt Nam.

Có thể thấy rằng, trong mối quan hệ song phương giữa Việt Nam – EU, mối quan hệ được thiết lập từ năm 1990 ban đầu là các viện trợ nhân đạo cho đến nay, mối quan hệ này đã phát triển theo hướng ngày càng sâu, rộng trên các lĩnh vực từ thương mại, như hiệp định thương mại FTA cho đến phát triển con người”.

Với việc FTA Việt Nam – EU vừa được hoàn tất việc đàm phán, ông Bruno Angelet chỉ ra ba chương quan trọng đáng chú ý nhất là vấn đề về kinh tế thương mại, cải thiện về thể chế, pháp quyền và an ninh khu vực.

Trong đó, với vấn đề thương mại, người đứng đầu của Phái đoàn đại diện EU tại Việt Nam cho biết nội dung quan trọng nhất là việc Cao Ủy thương mại - bà Cecilia Malmstrom và Bộ trưởng Bộ Công Thương - ông Vũ Huy Hoàng đã ký kết và tuyên bố kết thúc đàm phán về Hiệp định thương mại tự do FTA, đồng thời trao đổi để thực thi Hiệp định khi chính thức có hiệu lực.

Về thời gian áp dụng chính thức Hiệp định, FTA này sẽ có quá trình thông qua trước khi có hiệu lực chính thức, dự kiến sẽ được áp dụng vào năm 2018. Thời gian 2 năm nhằm để các bên chuẩn bị một cách cẩn thận về các khoản điều khoản và điều kiện để thực thi hiệp định có hiệu quả.

Để đảm bảo việc thực hiện Hiệp định một cách hiệu quả, Nghị viện EU cũng sẽ có cuộc gặp với Quốc hội Việt Nam vào nửa sau 2016 để rà soát lại các vấn đề và tình hình liên quan đến thực hiện Hiệp định này. Ông Bruno Angelet cho biết trước khi Hiệp định có hiệu lực, các nhà đầu tư EU quan tâm Chính phủ và Việt Nam sẽ chuẩn bị điều gì để thu hút đầu tư trong hai năm tới.

Hiện nay, làn sóng đầu tư của EU vào Việt Nam đang có nhiều tín hiệu tích cực, song vẫn còn nhiều vấn đề cần được khắc phục. Trong đó, nhà đầu tư đến từ các nước thuộc khu vực EU quan tâm đến môi trường đầu tư, trách nhiệm xã hội, điều kiện làm việc cho công nhân, mang lại giá trị gia tăng, thị trường, không chỉ cung cấp công nghệ mà còn là sản xuất.

Việc có tới 99% dòng thuế được cắt giảm về mức 0%, thời gian 2 năm cũng là thuận lợi để hàng xuất khẩu Việt Nam có sự chuẩn bị và thâm nhập sâu hơn vào EU”, ông Bruno Angelet nhận định. Do đó, ông tin chắc rằng với việc thực thi hiệp định này Việt Nam sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh rất nhiều.

Đối với lĩnh vực được hưởng lợi nhất khi FTA được áp dụng, ông cho rằng các ngành trong lĩnh vực nông sản sẽ có nhiều ưu thế./.







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động

Sau khi miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ, Quốc hội phân công Phó Chủ tịch Thường trực Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động.

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Chiều ngày 2/5, kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét nội dung công tác nhân sự.

PMI tháng 4/2024: Số lượng đơn đặt hàng mới ngành sản suất tăng mạnh trở lại

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Manufacturing Purchasing Managers' Index (PMI) - ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global tăng trở lại lên trên ngưỡng 50 điểm trong...

Quốc hội họp bất thường vào chiều 2/5 xem xét nội dung nhân sự

Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 02/05/2024, để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.

Cung ứng điện đảm bảo dù phụ tải liên tục tăng cao

Dù phải đối mặt với tình trạng phụ tải hệ thống tăng cao nhưng với sự chuẩn bị từ trước đó và vận hành linh hoạt nên tình hình cung ứng điện tuần qua vẫn tiếp tục...

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế...

TP.HCM: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tăng

Trong tháng 4, chỉ số giá tiêu dùng nhóm giao thông tăng cao nhất chủ yếu do giá xăng tăng.

CPI tháng 4 tăng 0.07% so với tháng trước

Báo cáo của Tổng Cục Thống kê cho thấy, giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0.07%...

Trung ương đồng ý ông Vương Đình Huệ thôi chức Chủ tịch Quốc hội

Trung ương họp bất thường đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi giữ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch Quốc hội khóa 15, theo nguyện vọng...

Thủ tướng: Mở chiến dịch đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Theo Thủ tướng, nhân lực cũng một trong những yếu tố được các đối tác trông chờ ở Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt nguồn nhân lực thì Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng của...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98