Việt Nam có nguy cơ trở thành thị trường tiêu thụ thép nhập khẩu

13/01/2016 22:13
13-01-2016 22:13:00+07:00

Việt Nam có nguy cơ trở thành thị trường tiêu thụ thép nhập khẩu

Báo cáo tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2015 của Hiệp hội Thép Việt Nam ngày 13/1, ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội cho rằng, thị trường thép trong nước đã có bước khởi sắc so với các năm trước đây.

Tuy nhiên, với tình hình bị ảnh hưởng của lượng thép nhập khẩu tăng cao như các sản phẩm tôn mạ kim loại và thép thanh, thép cuộn… thì Việt Nam có nguy cơ sẽ trở thành thị trường tiêu thụ các sản phẩm thép nhập khẩu trong thời gian tới.

Số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam cho thấy, tính chung trong năm 2015, nhập khẩu các sản phẩm thép thành phẩm khoảng 13,7 triệu tấn, tăng 22,56% so với năm 2014. Đáng chú ý, hơn 1,78 triệu tấn phôi thép đã vào Việt Nam, tăng 198% so với năm 2014. Hơn 1,62 triệu tấn thép cuộn và dây thép nhập khẩu trong khi sản xuất thép cuộn trong nước chỉ đạt 1,13 triệu tấn. Gần 1,43 triệu tấn tôn mạ kim loại và sơn phủ màu được nhập khẩu, tăng 87,5% so với năm 2014.

Theo ông Sưa, lượng thép Trung Quốc vào Việt Nam năm 2015 khoảng hơn 8,4 triệu tấn, giá trị hơn 3,7 tỷ USD và chiếm tỷ trọng khoảng hơn 60%. Lượng thép Trung Quốc này đã tăng hơn 57% về lượng và 13,6% về trị giá so với năm 2014. Còn lại là đến từ các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)… với tổng khoảng 35% lượng hàng nhập khẩu…

Trong khi đó, Việt Nam chỉ xuất khẩu tổng cộng hơn 2,8 triệu tấn thép các loại, tăng nhẹ gần 3%; thị trường truyền thống chủ yếu vẫn là các nước trong khối ASEAN mà chưa tìm được hướng xuất khẩu sang các thị trường mới. Tuy nhiên, ngay tại thị trường truyền thống này cũng đang bị giảm về lượng khoảng 4% và giá trị xuất khẩu khoảng 16,7%.

Ông Sưa cho rằng, việc nhập khẩu thép tăng mạnh khiến tốc độ tăng trưởng sản xuất của doanh nghiệp trong nước vẫn thấp hơn nhu cầu các sản phẩm thép. Tuy nhiên, với việc mở cửa thị trường, tham gia nhiều hiệp định thương mại, năm 2016, ngành công nghiệp thép Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng, dự kiến khoảng 15% so với năm 2015.

Để hỗ trợ doanh nghiệp trong năm 2016, Hiệp hội Thép sẽ đổi mới, cải tiến chất lượng góp ý, phản biện đề xuất các chính sách với Nhà nước; hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin hội nhập, triển khai các biện pháp phòng vệ thương mại, quản lý chất lượng hàng nhập khẩu, đặc biệt là thép từ Trung Quốc…

Tuy nhiên, Hiệp hội cũng rất mong có được sự phối hợp, thông tin và ủng hộ từ phía doanh nghiệp trong ngành trong vấn đề phòng vệ thương mại, ông Sưa nói.

Chia sẻ tại hội nghị, ông Nguyễn Phương Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho rằng, năm 2016 sẽ là một năm khó khăn bởi nếu đẩy mạnh xuất khẩu thì các nước thị trường sẽ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, khiến ngành hàng thép của Việt Nam có nguy cơ bị mất thị trường, giảm xuất khẩu.

Đặc biệt với ngành thép, nếu không thực hiện tốt các biện pháp phòng vệ thương mại thì năm 2016, lượng thép từ các nước, đặc biệt từ Trung Quốc tràn vào sẽ khiến thị trường trong nước gặp khó hơn. Vì vậy, quan trọng hơn cả vẫn là ý thức từ phía cộng đồng doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp bị áp dụng phòng vệ thì các doanh nghiệp phải hợp tác với nhau chặt chẽ, chứ đừng tránh né.

Ông Nam cho biết thêm, cần xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp về phòng vệ thương mại để sẵn sàng đương đầu với các cơ quan điều tra, và có kế hoạch đưa ra sớm; Chuẩn hóa và chuẩn bị tốt các số liệu, không chỉ cho các cơ quan điều tra nước ngoài, mà chính trong việc đề nghị Cục Quản lý cạnh tranh bảo hộ, phòng vệ ngành mình.../.

Đức Dũng

Vietnam+



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thị trường hàng hóa rơi vào xu hướng giằng co sau khi đạt đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa ngày 24/4, lực mua chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới, hỗ trợ chỉ số...

Xuất khẩu thép của Trung Quốc trong quý 1 tăng gần 30% so với cùng kỳ năm 2023

Trung Quốc đã xuất khẩu gần 26 triệu tấn thép trong quý 1/2024 - tăng 28% so với cùng kỳ năm trước đó - do cuộc khủng hoảng bất động sản làm giảm nhu cầu trong nước.

Yêu cầu rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.

Trung Quốc yêu cầu Mỹ dừng tăng thuế với các sản phẩm thép và nhôm của nước này

Sau khi Tổng thống Joe Biden kêu gọi tăng thuế mạnh đối với các sản phẩm kim loại của Trung Quốc, Bộ Thương mại Trung Quốc đã lên tiếng phản đối, kêu gọi Mỹ ngay...

Tổng thống Mỹ Biden kêu gọi tăng gấp 3 lần thuế đối với thép và nhôm Trung Quốc

Nhà Trắng khẳng định việc tăng thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm Trung Quốc là điều cần thiết cho an ninh quốc gia bởi lĩnh vực sản xuất thép là "xương sống" của...

Trung Quốc: Xuất khẩu thép quý 1 đạt gần 26 triệu tấn, tăng hơn 30% so với cùng kỳ

Trong bối cảnh khủng hoảng bất động sản vẫn còn tiếp diễn và nhu cầu nội địa không hồi phục mạnh như dự báo, xuất khẩu các sản phẩm thép của Trung Quốc đạt mức cao...

Nhu cầu thép toàn cầu dự kiến tăng trở lại và ổn định trong năm 2024

Hiệp hội Thép Thế giới cho biết nhu cầu thép toàn cầu dự kiến sẽ tăng khoảng 1,7% lên 1,793 tỷ tấn trong năm 2024, và tăng 1,2% lên 1,815 tỷ tấn trong năm 2025.

Yêu cầu bổ sung thông tin hồ sơ chống bán phá giá với sản phẩm thép cán nóng

Sau khi doanh nghiệp bổ sung thông tin theo yêu cầu, Cục Phòng vệ Thương mại xem xét hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá sản phẩm thép cán...

Giá thép xây dựng giảm lần thứ 3 từ đầu năm

Các doanh nghiệp thép xây dựng lại tiếp “bài ca” giảm giá, với đợt điều chỉnh khoảng 100,000 đồng/tấn.

Cạnh tranh với Trung Quốc, Hòa Phát hạ giá bán thép HRC xuống 550 USD/tấn

Mới đây, hãng thép Hòa Phát (HOSE: HPG) đã hạ mạnh giá bán thép cuộn cán nóng (HRC) trong bối cảnh nhu cầu yếu và áp lực phải cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98